Từ "ghét" nảy sinh từ những câu nói thiếu trách nhiệm của cha mẹ

Một phần của tài liệu Chiến lược của mẹ thay đổi cuộc đời con (Trang 86)

Ở các trường mẫu giáo của châu Âu, toilet nào cũng có lắp đặt chỗ rửa mông bằng nước nóng. Đây là sự tế nhị quan tâm để sao cho các em nhỏ nhỡ may bị tè dầm, ỉa đùn có thể rửa được, không bị xấu hổ vì sợ bạn bè phát hiện. Nói "xấu hổ" có lẽ chúng ta nghe như "xấu hổ" bình thường theo cách cảm nhận của người lớn. Nhưng đối với trẻ con đang tuổi khẳng định bản thân mình, không gì khiến trẻ nhạy cảm hơn khi bị xấu hổ. Con của một người bạn của tôi, trước mặt người khác tuyệt đối không đi toilet. Nguyên nhân là vì, lúc 3 tuổi có lần em tè dầm và cha mẹ đã phê bình trước mặt người khác. Có thể cha mẹ nói mà không có ý gì sâu xa, nhưng những lời nói đó đã thành ám ảnh đối với đứa trẻ cho đến tận khi bé vào tiểu học, và phải vô cùng vất vả mới chữa được căn bệnh ghét nhà vệ sinh đó của bé. Những ví dụ như thế này tôi có thể đưa ra rất nhiều. Để thấy được từ "ghét" của trẻ em hình thành do những lời nói vô ý của người lớn trong thời kỳ nhũ nhi tuyệt nhiên không phải là việc hiếm hoi gì.

Tôi cũng được nghe những ví dụ thế này rất nhiều từ anh Doi. Đây là câu chuyện khi người con trai thứ của anh Doi học vẽ tranh. Từ khi thầy giáo dạy vẽ nhìn tranh của em và hỏi: "Đây là tranh kiểu gì?" bé trở nên rất ghét vẽ tranh, và từ đó cho đến khi học cấp 1, cấp 2, cấp 3, cho đến đại học không bao giờ em chịu cầm lại bút vẽ nữa. Lại có trường hợp một em bé có giọng ca rất cao, nhưng tuyệt nhiên không bao giờ chịu hát. Thấy kỳ lạ anh Doi tìm hiểu. Thì biết nguyên nhân là vì năm bé 2 tuổi, khi bé hát cho mọi người trong gia đình nghe xong, người cha do có chút hơi men đã nói đùa "Thằng này bị mù âm nhạc!". Theo sự làm chứng của người mẹ thì từ lúc ấy trở đi đứa trẻ không bao giờ thèm đả động đến chuyện ca hát nữa. Chắc chắn không quá khi nói chính lời nói vô tình của người cha thuở nhỏ đã khiến bé thành đứa trẻ "căm ghét ca hát" như bây giờ. Như vậy, những lời nói vô tình của người lớn chúng ta, của cha mẹ, người xung quanh đôi khi đã làm mất đi hứng thú vừa nhú mầm đối với thể thao, âm nhạc, hội họa của trẻ; cướp mất của trẻ niềm hạnh phúc đối với những thứ ấy. Dù cha mẹ dốc lòng nuôi dưỡng hứng thú có lợi cho con, nhưng lại vô tình nói ra những câu thiếu trách nhiệm thì dần dần sẽ dẫn đến kết quả ngược mong muốn mà thôi.

61. "Mệnh lệnh" là thứ tối kỵ khi dạy trẻ

Tôi lúc nào cũng bày tỏ lòng kính trọng đối với Hoàng hậu Michiko và coi bà như là hình mẫu của những người mẹ. Bởi vì, Người luôn mong mỏi sẽ nuôi con thành một người tốt, và luôn nỗ lực cố gắng để làm điều đó. Tôi rất mong các bà mẹ trong nhân gian hãy noi gương Hoàng hậu trong cách giáo dục con, khi cần nghiêm khắc thì nghiêm khắc, khi cần tôn trọng ý

Hôm trước, tôi được nghe mẩu chuyện đúng như suy nghĩ của tôi về Hoàng hậu, từ ông Ogata Yasuo - người có vai- trò dạy dỗ cho Thái tử điện hạ. Một buổi chiều tối, khi Ogata vào cùng thì Hoàng hậu bảo "Anh Ogata ơi, Naru chuẩn bị đi tắm nên anh lại đây một lát". Naru là tên gọi thân mật của Thái tử điện hạ lúc còn bé, lúc ấy Thái tử khoảng 2 tuổi. Lúc đó, Hoàng hậu nói với Thái tử điện hạ đang định bước vào bồn tắm: "Bỏ áo sơ mi vào đâu con nhỉ?", "Tiếp theo đó là quần đấy", "Để tất lên trên cùng con nhé!". Hoàng hậu nói vậy và để cho Thái tử tự mình làm tất cả. Khi nghe câu chuyện này, tôi hiểu lý do vì sao Thái tử lại chân thành răm rắp nghe theo lời của mẹ nói. Là bởi vì Hoàng hậu đã có sự tế nhị tinh tế là tôn trọng tính tự chủ của con mình, không dùng cách nói mệnh lệnh mà dùng cách nói nhờ vả để nói với con.

Dù mệnh lệnh trực tiếp hay nhờ vả gián tiếp thì đằng nào cũng là bảo con làm việc này việc kia. Nhưng từ lập trường người tiếp nhận là trẻ, thì nó khác nhau một trời một vực. Tâm lý của con người là dù việc sẽ phản kháng lại nếu bị ra lệnh vẫn sẽ dỏng tai nghe lời nếu là được nhờ vả. Do đó cách tốt nhất để nuôi dưỡng lòng nhiệt tình của trẻ là dùng cách nói nhờ vả để trẻ tự mình làm.

Các ông bố bà mẹ thường hay nói: "Bỏ áo vào trong giỏ đi", mà không biết nói như vậy sẽ cướp đi tính tự chủ của trẻ, khiến tính dựa dẫm của trẻ bị mạnh lên. Kết quả thì dù dùng cách nói nào chiếc áo cũng sẽ được bỏ vào giỏ, nhưng nếu nghĩ về hiệu quả giáo dục sau đó

nữa thì chúng khác nhau một trời một vực. Sở dĩ Hoàng hậu được mọi người khen ngợi là một nhà tâm lý học trẻ thơ đại tài có lẽ cũng vì bà có sự nghiên cứu kỹ càng về sự khác nhau chi ly trong những phạm trù này, và thực hiện nó một cách tài tình.

Dường như các bậc cha mẹ trong nhân gian đều tự cho mình cái đặc quyền ra lệnh cho trẻ, nhưng thực chất làm theo mệnh lệnh sẽ cướp đi hứng thú đối với hành động của đứa trẻ. Kết cục là, một đứa trẻ luôn bị ra lệnh sẽ trở thành một người không có mệnh lệnh thì tự mình không thể làm được gì cả.

Một phần của tài liệu Chiến lược của mẹ thay đổi cuộc đời con (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w