Những hải nghiệm "hình như nghe ở đâu rồi" sẽ có tác dụng nâng cao khả năng ngoại ngữ sau này của trẻ

Một phần của tài liệu Chiến lược của mẹ thay đổi cuộc đời con (Trang 63)

ngoại ngữ sau này của trẻ

Tôi đã có dịp nghe về "trải nghiệm" rất thú vị của nhạc trưởng tài ba nổi tiếng thế giới Omachi Youichiro. Đây là câu chuyện khi ông chỉ huy tác phẩm Rigoletto(*) tại nhà hát Opera Dortmund của Đức. Trong Opera, có nốt nhạc trang trí mà các ca sĩ tenor, alto(**) thường hát cao lên ở đoạn cuối, để tạo cái kết thúc độc đáo. Thế nhưng, ca sĩ tenor mà ông chỉ huy lại hát với nhịp khác so với nhịp mà Omachi nhớ, khiến ông rất băn khoăn và đã chỉ huy để ca sĩ đó hát với tốc độ nhanh hơn. Đây là câu chuyện khi lần đầu Omachi chỉ huy vở nhạc kịch Rigoletto, thật kỳ lạ là chỉ có âm điệu cuối cùng không hiểu sao lúc ấy đọng lại trong ký ức của ông rất tươi mới.

Tổng giám sát giàn nhạc cũng thấy chỉ thị ông đưa ra lúc đấy là hợp lý và đồng ý với cách làm của ông. Đây là lần đầu tiên ông chỉ huy tác phẩm Rigoletto này, do đó, các thành viên dàn nhạc đều thấy kỳ lạ không hiểu vì sao ông lại nhớ về tiết tấu nhạc đó. Ngay bản thân Omachi cũng không lý giải được vì sao.

Nhưng một ngày nọ khi tình cờ lấy băng cũ từ trong đống băng đĩa ra, ông mới hiểu ra vì sao ngày đó ông lại nhớ ra tiết tấu nhạc khi chỉ huy. Omachi là con một, ngày bé ông được cho cái máy nghe nhạc, do đó, ông lớn lên cùng với những bản nhạc nghe mỗi ngày. Trong số đó có Aria của vở Rigoletto. Đây là "Bài hát của trái tim cô gái" do Enrico Caruso(*) biểu diễn, nằm ở chương 3 nổi tiếng "Giống như đôi cánh, trong gió'' Omachi đã ghi nhớ nguyên xi bài hát đó của Caruso và tiết tấu đó đã hiện về trong đầu khi ông lần đầu tiên chỉ huy dàn nhạc. Đó là nguyên cớ khiến ông nhận ra tiết tấu mà ca sĩ hát bị chậm. Nhưng khi nghe bài hát đó ông mới 1 tuổi. Chính tôi cũng ngạc nhiên khi ông có thể nhớ được như vậy.

Sở dĩ tôi giới thiệu dài như vậy về trải nghiệm của Omachi là vì ông đã chứng thực cho "khuôn mẫu hóa" mà tôi vẫn hay đề cập đến. Không hiếm trường hợp khi ấu thơ chỉ ghi nhớ một cách sinh lý nhưng ký ức đó vẫn được lưu giữ đến khi thành người lớn, và một ngày nào đó phát huy tác dụng. Có nhiều người Nhật nói tiếng Pháp còn chuẩn hơn người Pháp, nhiều người Nhật nói tiếng Trung giỏi hơn người Trung. Bởi vì họ đã từng sống ở Trung Quốc hay Pháp khi còn nhỏ. Dù mười mấy năm sau đi nữa, nhưng khi có cơ hội thì những ký ức ấy về ngôn ngữ vẫn sống lại, giúp họ có thể nói được thứ tiếng Trung và tiếng Pháp mà người bản xứ cũng phải kinh ngạc.

(*)(*)Rigoletto là vở Opera ba màn của Giureppe Verdi. Câu chuyện bi thảm xoay quanh

công tước trụy lạc xứ Mantua, người hề gù lưng của ông mang tên Rigoletto và con gái xinh đẹp của Rigoletto là Gilda.

(**)(**)Tenor: giọng nam cao; alto: giọng nữ trầm.

(*)(*)Enrico Caruso (1873-1921) là một giọng ca Ý dược xếp vào một trong những tenor vĩ đại nhất thế giới.

Khi nghe những ví dụ này, hầu hết chúng ta đều thấy ngạc nhiên, nhưng đây tuyệt nhiên không phải là hiện tượng thần kỳ gì. Các kích thích lặp đi lặp lại trong thời kỳ thơ ấu được khuôn mẫu hóa, và khắc ghi vào đâu đó trong các tế bào não, đến lúc cần thì hoạt động trở lại. Đây là điều rất tự nhiên mà thôi.

Đây cũng là một trong những lý do mà tôi chủ trương trong thời kỳ thơ ấu, khoan tính đến việc trẻ hiểu hay không hiểu, hãy cố gắng làm sao mang lại cho trẻ nhiều kích thích có lợi nhất. Đặc biệt với những thứ mà "cảm giác" được ưu tiên hơn là logic như ngoại ngữ, âm nhạc nếu không được tiếp xúc sớm trong thời kỳ này để não bộ ghi nhận thành khuôn mẫu thì sau này việc tiếp thu sẽ bị hạn chế và khó để trau dồi cho bản thân được gu cảm nhận tốt nhất.

Ví dụ, người Nhật thường bị chê là không phát âm rõ L và R. Nhưng vẫn có những người có thể phát âm được L và R rõ ràng mà người các nước nói tiếng Anh phải thua. Đó có lẽ nhờ trải nghiệm "đã từng nghe qua lúc nào đó" giúp họ có thể phát âm được khi cần. Nói ra thì xấu hổ nhưng chính tôi cũng không phát âm được rõ R và L. Đặc biệt tiếng Nhật lại hay có kiểu phát âm biến những chữ tiếng Anh như New Orleans thành Nyu-o-ru-ri-n-zu, cho nên tôi đành đầu hàng trong việc phân biệt giữa R và L. Đây thực ra cũng là một loại khuyết tật, và tôi thường hay nói: "Nếu muốn biến con thành một người khuyết tật thì hãy trì hoãn việc học ngoại ngữ của con càng muộn càng tốt".

Tất nhiên, những trải nghiệm này cần thiết không chỉ với ngôn ngữ và âm nhạc. Nói quá lên một chút, những trải nghiệm có được trong thời kỳ này có thể nắm giữ một mức độ nào đó phương hướng con người trong tương lai sau này. Gần đây việc sống một cuộc đời thứ hai sau khi nghỉ hưu như thế nào, liệu có nên có một công việc gọi là sứ mệnh, là lẽ sống của cả đời hay không trở thành vấn đề lớn với mọi người. Nhưng thực ra một công việc mang tính sứ mệnh là đã được tạo ra ngay từ khi bắt đầu chào đời rồi. Nói nền tảng giáo dục thuở ấu thơ đóng vai trò quan trọng để có thể chào đón một cuộc đời thứ hai tốt đẹp thì nghe không tự nhiên. Nhưng nói theo cách khác, phân nửa đời người được định hình trong thời thơ ấu này, ta sẽ thấy không thể nói thời kỳ thơ ấu và giai đoạn về già là hoàn toàn không liên quan với nhau được. Có người nói rằng cuộc đời lúc xế chiều của một người đã được quyết định từ lúc mở đầu. Điều ấy cho thấy giáo dục trong giai đoạn ấu thơ có ảnh hưởng to lớn đến cả cuộc đời của một con người. Tôi mong các bạn sẽ cho con được nền giáo dục được tích lũy càng nhiều càng tốt những trải nghiệm gọi là "đã từng nghe thấy đâu đấy", trước khi quá muộn.

43. Xây dựng "ý thức hàng đầu" trong thời kỳ ấu thơ sẽ dạy trẻ thành "nhân vật hàng đầu" hàng đầu"

Các bà mẹ thời nay thường lấy việc con sau này đậu vào trường đại học hàng đầu, trúng tuyển vào công ty hàng đầu là lý tưởng nhất. Thực ra, hiện thực hoá điều đó rất đơn giản. Đó là hãy xây dựng ngay cho con "ý thức hàng đầu" từ khi vừa mới sinh ra, để con nhớ nó như là một khuôn mẫu. Tất nhiên, mỗi bà mẹ lại có một kiểu định nghĩa khác nhau thế nào là "hàng

đầu", nhưng quan trọng người mẹ truyền tải được đến con "cái hàng đầu" theo quan điểm của mình là được. Cái gì được gọi là "hàng đầu" không phải là nội dung chính tôi muốn nói đến, do đó, tôi không đề cập ở đây. Các bạn chỉ cần hiểu, đứa trẻ sau này lớn lên trở thành một nhân vật như thế nào đều là kết quả "ý thức" của người mẹ trong thời kỳ ấu thơ của con.

Tuy nhiên, ngày nay có thực trạng là chính những ông bố bà mẹ mong muốn con vào trường tốt, công ty lớn thì thường là những người lười trau dồi cho con những yếu tố cần thiết để làm điều đó nhất. Mầm tự mãn mọc lên trong trẻ, đến khi trẻ đã tự mình bước đi rồi cha mẹ mới bắt đầu nghĩ đến mục tiêu "hàng đầu" thì đã quá muộn rồi.

Giáo dục quá coi trọng thi cử trong thời đại ngày nay cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó. Muốn vào trường đại học hàng đầu phải vào được trường cấp 3 hàng đầu, để vào được trường cấp 3 hàng đầu lại phải vào được trường cấp 2 hàng đầu, cứ thế sự lựa chọn trường các lúc càng xuống dần, đến nỗi bây giờ còn mọc ra trường dự bị để chuẩn bị cho trẻ thi vào các trường mẫu giáo hàng đầu nữa Tôi không biết ở những nơi đó người ta dạy cái gì cho trẻ nhưng chắc chắn một điều rằng, để vào được trường mẫu giáo hàng đầu thì trường dự bị tốt nhất đấy chính là gia đình. Khi hỏi chuyện những người hiện nay đã thành đạt, thực tế là tất cả đều tốt nghiệp "trường dự bị" tuyệt vời đó ra. Không có ai là ngoại lệ cả.

Không cứ phải nói ra thành lời, đứa trẻ tự nhiên sẽ cảm nhận được từ không khí trong gia đình, trong hành động của cha mẹ, nhờ đó ý thức hàng đầu được trau dồi, những năng lực cần thiết được nuôi dưỡng.

Honda Soichiro - vua xe máy thế giới, hồi còn bé hàng ngày đều được người ông bế đi dạo ở cửa hàng lọc gạo gần nhà. Honda cho biết: "Việc hàng ngày đều ngửi thấy mùi dầu của động cơ phát dầu ở đó là duyên cớ hình thành trong tôi niềm yêu thích đối với xe máy những năm sau này". Đối với Honda, chính "lớp học dự bị" để trở thành vua xe máy trên lưng người ông còn có giá trị hơn bất kỳ lớp học được trang bị đầy đủ thiết bị nào. Tất nhiên, không phải cứ được ngửi mùi xăng dầu lúc còn bé là đứa trẻ nào cũng có thể trở thành vua xe máy. Nhưng chắc chắn rằng việc mỗi ngày ngồi trên lưng ông để ngắm nhìn là một trong những yếu tố biến điều đó thành hiện thực.

Tôi nghĩ, sở dĩ phong trào giáo dục đang càng ngày càng leo thang gần đầy chẳng qua chỉ là mượn danh nghĩa giáo dục, nảy sinh từ việc cha mẹ lười nỗ lực để tự xây dựng cho con mình một "trường dự bị" cần thiết mà thôi.

44. Chính trong thời kỳ ấu thơ mới càng cần cho trẻ xem những thứ "hạng nhất", tốt đẹp nhất đẹp nhất

Ngày xưa, mọi người thường sống trong đại gia đình nhiều thế hệ, nên dễ gặp hình ảnh ông/bà dẫn cháu cùng khi tới các lớp dạy về nghệ thuật thư pháp hay trà đạo. Nhờ thế, những đứa trẻ nhận được nhiều ảnh hưởng tốt, góp phần giúp không ít trẻ trở thành các nhân vật xuất sắc trong sự nghiệp sau này.

Vì sao tôi lại nói đến điều này, vì tôi thấy trẻ con ngày nay không còn may mắn có cơ hội để tiếp nhận, tiếp xúc với những thứ tốt đẹp, những ảnh hưởng tốt như trước nữa. Ông, bà thường có khả năng nhìn ra cái gì là tốt cho cháu mình, hơn nữa lại rảnh rỗi, do đó, thường thích dẫn cháu yêu đi đến những chỗ như trên. Khi dẫn cháu đi cùng như vậy, bản thân ông bà không hề nghĩ rằng cháu có hiểu hay không mà đơn giản chỉ là đi chơi cùng cháu như vậy là một niềm vui. Kết quả là những đứa trẻ tự nhiên được tiếp xúc với những điều tốt đẹp, và tiếp thu chúng trong quá trình lớn lên. Lý do tôi gọi đó là những ảnh hưởng tốt chính là vì như vậy.

Còn quan điểm ấu trĩ của cha mẹ như "trẻ con có cho đồ ăn ngon cũng không biết", "cho xem những thứ hay ho cũng không hiểu" thực chất lại chính là vì không hề nghĩ gì cho con nên mới nói thế. Một số ông bố bà mẹ không dám dẫn con tới các nhà hàng sang trọng vì cho rằng con sẽ nghịch phá làm phiền đến người khác. Tuy nhiên, tôi xin nói rằng, trẻ con tự chúng hiểu đến những nhà hàng cao cấp phải có cách cư xử như thế nào, đến những nhà hàng bình dân thì cư xử như thế nào. Muốn nấu được món ăn ngon thì trước tiên phải được ăn những đồ ăn ngon đã. Thế nhưng giáo dục ngày nay thường làm ngược lại, cho ăn toàn những món dở tệ nhưng lại bảo hãy trở thành đầu bếp xuất sắc. Bạn chỉ cho con đi toàn nhà hàng bình dân nhưng khi ở nhà hàng cao cấp lại yêu cầu con phải cư xử cho đúng với kiểu nhà hàng cao cấp thì đương nhiên trẻ khó mà làm được rồi. Quan điểm của tôi là, chính trong thời kỳ thơ ấu, càng cần cho trẻ xem những thứ "hàng đầu", cho trẻ những thứ chất lượng tốt. Bởi vì, những khuôn mẫu tốt được khắc ghi vào trong bộ não còn mềm dẻo của trẻ, tự nhiên sẽ thấm nhuần vào bản thân thành một phần của trẻ.

Có một thực trạng là khi bàn chuyện kết hôn, xin việc nhiều người thường đem vấn đề "nền tảng giáo dục" ra soi xét đầu tiên. Nếu thực sự nhìn đúng bản chất, coi những "khuôn mẫu tốt" trong thời ấu thơ chính là "nền tảng giáo dục" cần xem xét ở đây, có lẽ thực trạng này đã không bị lên án mạnh mẽ như vậy. Bởi vì, "nền tảng giáo dục" thực sự không phải là vấn đề như dòng dõi gia đình thế nào, gia sản ra sao, mà chính là việc có được nuôi dưỡng trong môi trường tốt, được cho tiếp thu những điều tốt đẹp, được cho xem những thứ hàng đầu khi còn bé hay không.

Xung quanh ta có vô số người dù gia đình không có thần thế, gia sản đi nữa vẫn được lớn lên trong môi trường giáo dục tốt. Những gia đình có ông, bà có tri thức sống cùng, con cái được lớn lên cùng thì cũng như đã có môi trường tốt để nuôi dạy con rồi. "Hàng đầu" ở đây không phải là thứ không có tiền thì không thể mang lại cho con được. Điều quan trọng hơn cả tiền bạc trong giáo dục con cái đó chính là ý thức luôn mong muốn mang đến cho con những điều tốt đẹp của cha mẹ.

Một phần của tài liệu Chiến lược của mẹ thay đổi cuộc đời con (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w