Dạy con đầu tốt chính là tạo môi trường tốt cho đứa con sau

Một phần của tài liệu Chiến lược của mẹ thay đổi cuộc đời con (Trang 43)

Trước đây, tôi đã chọn ra 15 trong số 1.000 bà mẹ đang mang thai tháng thứ tám trong Hiệp hội Phát triển Trẻ ấu thơ để làm "thành viên thử nghiệm". Những người mẹ này sẽ áp dụng quan điểm giáo dục của tôi nếu như họ thấy đúng, theo một cách làm và công phu riêng của họ, trong việc dạy dỗ con hàng ngày. Sau một thời gian, tôi đã nhận được liên tiếp nhiều tin vui từ họ, chứng minh cho các quan điểm tôi nêu ra trong cuốn sách này. Trong số đó có nhiều báo cáo khiến tôi rất quan tâm và cũng giúp một người đã trải qua khá lâu thời kỳ nuôi con nhỏ như tôi có thêm nhiều sáng kiến mới.

Ví dụ như hôm trước, khi nói chuyện với một bà mẹ là thành viên trong nhóm thử nghiệm, một quan điểm mới đã được khai sáng trước mắt tôi. Đó chính là tầm quan trọng của anh chị em trong thời kỳ ấu thơ, đặc biệt cách cha mẹ nuôi dạy đứa con đầu tiên, dù tốt hay xấu cũng sẽ có một ảnh hưởng lớn hơn cả của cha mẹ lên những đứa con sau.

Một người mẹ nọ khi sinh con gái đầu lòng đã dốc sức để dạy dỗ con thật cẩn thận. Sau này có thêm con bà thấy việc dạy đứa con tiếp theo dễ dàng hơn rất nhiều. Lý do là vì chị em lúc nào cũng chơi cùng nhau, đi đâu ở ngoài về chị đều tự giác chăm lo cho em, bảo ban em: "Nào, rửa tay, chị em mình cùng rửa nhé. Theo thứ tự nhé". Nhắc nhở nhau ngồi xuống ngay ngắn khi ăn. Cô chị còn biết rủ rê, dẫn dắt em như: "Chúng ta sẽ lại cùng ra ngoài chơi nhé". Do đó, người mẹ không cần phải chỉ cho đứa con sau chi li như làm cái này, làm cái kia nữa, bởi vì em luôn theo chị và bắt chước chị mà làm. Vì thế, so với khi dạy dỗ người chị, mẹ vừa không mất nhiều thời gian công sức, mà đứa con sau vẫn tiếp thu với tốc độ nhanh còn hơn cả chị.

Tất cả những bà mẹ trong nhóm thử nghiệm đều chung một kết luận là anh chị em có ảnh hưởng rất lớn với nhau. Nếu bạn dạy dỗ đứa con đầu cẩn thận thì những đứa con sau không cần mất nhiều công sức bé vẫn được nhận sự giáo dục tương tự như thế một cách tự nhiên.

Còn phương pháp giáo dục từ trước đến nay quan niệm như thế nào về điểm này?

Giống như câu nói "sự lơ đễnh của đứa con đầu lòng", đối với con đầu cháu sớm thì từ ông bà, cha mẹ cho đến tất cả mọi người đều có xu hướng chiều chuộng, muốn gì được nấy. Phần

lớn một thời gian dài sau đó mọi người mới nhận ra là mình nuông chiều con quá, nên đến đứa con thứ thì lại dạy rất nghiêm khắc. Hầu như ai cũng nghĩ nếu nghiêm khắc như thế may ra còn dạy được đứa con thứ nên người. Tuy nhiên, trái với suy nghĩ của mọi người, việc dạy dỗ nghiêm khắc đứa con sau này đôi khi lại không được suôn sẻ như ý muốn. Bởi vì đứa em nhìn thấy đứa anh/chị được chiều chuộng mà mình thì lại bị ép buộc, sẽ đâm ra bất mãn, phản kháng lại, không làm theo những gì cha mẹ dạy. Các bạn nên nhớ phận làm em thì khó kiểm tra ngược được anh hư hay không, chứ anh hướng dẫn, răn đe em là điều vô cùng tự nhiên, và cũng là điều kiện để người anh cố gắng giữ mình hơn.

Nghe chuyện này của các bà mẹ, tôi nhớ ra đoạn văn mình đã từng biên tập và tóm lược trong cuốn "Học theo người mẹ này"(*) của ông Masatoshi Yokota, nguyên Chánh án Tòa án Tối cao. Ông Yokota trong đoạn văn này đã giới thiệu về cuốn sách "Cách dạy con của những người mẹ" do bà Wada Eỉko tác giả của "Nhật ký Tomi oka"(**). Trong đó, có đoạn thuộc chương 13 tên là: 'Tầm quan trọng của dạy dỗ con trưởng". Nội dung như sau: 'Trong nhân gian có rất nhiều người nói con trưởng hư nhưng có con thứ ngoan thì cũng được. Đây là sai lầm của ai? Tôi đành phải nói rằng là tội ác của cha mẹ. Dù yêu thương con trưởng đến mấy cũng hãy nghĩ đến tương laiphía trước, nếu dạy con trưởng đúng và cẩn thận thì những đứa con sau sẽ cứ thế bắt chước mà làm theo, cha mẹ sẽ bớt đi cực khổ vất vả. Chỉ cần dạy dỗ con trai đầu thật cẩn thận, thì những đứa con sau không cần phải tốn sức chăm lo". Lời răn dạy này giống hệt kinh nghiệm mà các bà mẹ "thành viên thử nghiệm" đã trải qua. Thời ấy còn tồn tại tư tưởng gia trưởng nên chủ yếu nhấn mạnh đến con trai trưởng, tuy nhiên, lời răn dạy vẫn đúng với cả trường hợp con đầu là con gái.

Không nhớ là lúc nào nhưng khi nghe radio trên đường đi làm, tôi đã được nghe thầy giáo Higuchi Kyoyuki - giảng viên Đại học Kokugakuin nói chuyện về phương pháp giáo dục của Tokugawa Ieyasu. Tướng quân Ieyasu đã biết trước việc con trai đầu thường sẽ quen được nuông chiều hơn nên ngay từ đầu ông đã quy định chọn con trai thứ để nối ngôi. Đây là một mẩu chuyện để thấy được việc giáo dục con đầu lòng khó khăn như thế nào. Tất nhiên, nếu chỉ nhấn mạnh mặt "cha mẹ không tốn công sức" dạy đứa con sau nhờ vào việc dạy con trai đầu, con gái đầu cẩn thận thì nghe quá là chủ nghĩa vị lợi. Thực ra mấu chốt tôi muốn nói là nếu cha mẹ không quá nuông chiều, nghiêm khắc một cách hợp lý khi dạy đứa con đầu, thì sau đó tự bản thân những đứa trẻ sẽ có những ảnh hưởng tốt đến nhau. Nhờ những ảnh hưởng này những cố gắng của cha mẹ sẽ được nhân nhiều lần và truyền tải đến cho con. Với ý nghĩa đó ta thấy, nhiều khi anh chị em chính là những người thầy còn vĩ đại hơn cả cha mẹ.

(*)(*) Học theo người mẹ này. Tên nguyên tác "Kono haha ni manabu”

(**)(**) Nhật ký Tomi oka: Ghi lại những hoạt động của nhà máy dệt vải bằng máy đầu tiên của Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Chiến lược của mẹ thay đổi cuộc đời con (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w