Trẻ con sẽ tự nhiên thích thú "những thứ từ lúc sinh ra đã có ở bên cạnh"

Một phần của tài liệu Chiến lược của mẹ thay đổi cuộc đời con (Trang 55)

Cho đến nay, tôi đã có nhiều dịp được nghe về thời thơ ấu của các nhân vật xuất sắc trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tôi đã từng băn khoăn, giai đoạn thơ ấu của những người này liệu có điểm gì chung mà có thể giúp họ phát huy được hết khả năng vốn có của bản thân như vậy. Bây giờ, liên quan đến điểm này, tôi có thể đưa ra kết luận là, ngay từ giai đoạn tâm hồn bắt đầu hình thành họ đã đặt chân làm quen với con đường đó, không, đúng hơn là trước khi tâm hồn hình thành, những yếu tố cần thiết chuẩn bị cho họ bước vào con đường đó đã được chuẩn bị sẵn rồi.

Trường hợp của kỳ thủ cờ vây nổi tiếng Takagawa Kaku là như vậy. Ông bắt đầu chơi cờ vây từ khi mới 3 tuổi. Nghe nói các cao thủ cờ vây khác xung quanh ông cũng đều làm quen với cờ vây từ khi họ còn rất nhỏ. Tất cả đều tự nhiên mà nhớ cách chơi. Trong giới cờ chuyên nghiệp, cũng có nhiều người 10 tuổi, 15 tuổi mới bắt đầu học chơi cờ, tuy nhiên, những người đó sau này dù trở thành chuyên gia nghiên cứu đi chăng nữa, vẫn gặp những trở ngại khiến họ khó đạt đến đỉnh vinh quang cao nhất.

Ngoài ra, ngạc nhiên là rất ít người do duyên cớ là được người khác dạy cho mà bước chân vào lĩnh vực gì đó. Hầu hết đều do nhìn nhiều, rồi thành ra biết cách làm, cách chơi tự lúc nào không hay. Bản thân ông Takagawa cũng thế. Tất nhiên, việc "cứ nhìn rồi tự dưng biết chơi lúc nào không hay" cũng nhờ có môi trường là lúc nào cũng được tiếp xúc với cờ vây. Cha của ông Takagawa là một người rất yêu cờ vây, hễ rảnh là ông lại lôi cờ ra đánh. Cha ông cũng là người khá khác biệt, năm 40 tuổi thì chuyển về nông thôn sống, rảnh rỗi thì đánh cờ, ngâm thơ.

Một ngày nọ, lúc đó Takagawa ở độ tuổi chuẩn bị đi học tiểu học, vì ông lúc nào cũng đứng bên cạnh xem đánh cờ, nên bố ông nghĩ: "Biết đâu thằng bé này biết đánh. Thử một ván xem nào", và bảo ông lấy cờ ra đánh thử. Không ngờ, dù mới đánh lần đầu, còn phải nhờ bố lắp hộ bàn cờ nhưng bố ông không thể thắng nổi. Từ đấy, ông bắt đầu thấy hứng thú với cờ vây. Khi lên tiểu học, tình cờ hiệu trưởng trường ông cũng là một người thích chơi cờ vây, vậy là lúc nào xung quanh ông cũng có đối thủ để chơi cùng. Chỉ đứng bên cạnh nhìn cha chơi mà tự lúc nào hiểu luôn hình thức của trận đánh, cách di chuyển, khái niệm "chết", quả thật ông có năng lực nhận thức nguyên mảng tuyệt vời. Nhưng trên hết, yếu tố giúp ông thành Honinbo(*) đứng trên đỉnh vinh quang cao nhất của giới cờ vây chính là được ở trong môi trường luôn nhìn thấy cờ vây cũng như luôn có đối thủ chơi xung quanh mình. Điều này, tất nhiên đúng với tất cả mọi lĩnh vực.

(*)(*)Honinbo: Danh hiệu cao quý nhất trao cho người chơi cờ vây giành chiến thắng trận chiến Honinbo.

Một phần của tài liệu Chiến lược của mẹ thay đổi cuộc đời con (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w