Những đứa trẻ ham tập bò thường có khả năng về ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Chiến lược của mẹ thay đổi cuộc đời con (Trang 56)

Một số bà mẹ khi thấy con chậm biết chập chững hoặc biết đi thường lo lắng, không biết con mình có bị khuyết tật gì không. Ngược lại, một số khác lại rất tự hào khi thấy con mình biết chững và đi sớm. Quả thật giống như câu nói của cha ông xưa "cha mẹ mong con biết bò rồi biết chững, biết chững rồi biết đi". Đối với cha mẹ đứa con từ chỗ chỉ biết bú rồi ngủ, mà dần dần biết hoạt động như ai, là niềm vui không gì bằng, không khỏi nóng lòng mong đợi. Chính vì thế, không phải là không hiểu được, khi người làm cha mẹ thấy lo lắng khi con lâu biết đi, hoặc ngược lại vui sướng muốn khoe khi con biết đi sớm.

Tuy nhiên, tôi phải nói rằng, nếu vì vậy mà bạn rút ngắn giai đoạn tập bò, tập cho con đứng và đi sớm thì quả là sai lầm. Đó không đơn thuần chỉ vì lý do không nên vội vàng, không nên quá ham muốn, mà nó liên quan đến sự phát triển của trí não trẻ. Nếu bạn rút ngắn giai đoạn tập bò, phần quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ sẽ bị thiếu, gây ảnh hưởng xấu cho trẻ sau này.

Thử bế đứa trẻ vừa sinh ra bạn sẽ thấy cô bé rất mềm, oặt ẹo ra sau ngay nếu ta không đỡ. Bởi vì lúc đó các cơ ở cổ chưa phát triển hoàn thiện. Khi bé khoảng 3 tháng tuổi các cơ cổ hoàn thiện, gọi là giai đoạn "cổ cứng", có thể bồng không đỡ sau đầu thì cô bé vẫn giữ thẳng được. Tầm 4 tháng tuổi bé có thể nâng cao cổ lên. Đây là một tiêu chuẩn để đánh giá sự phát triển của trẻ mà các bác sĩ nhi khoa sử dụng.

Ngoài ra, động tác giữ cổ ngẩng cao này còn có mối quan hệ mật thiết với việc tập bò sau này của bé. Như các bạn đã biết, khi em bé bò, bé phải cố gắng để giữ cổ ngẩng cao. Hơn thế nữa, khác với việc ngẩng cổ khi nằm ngửa ngủ, khi bò, bé phải nâng cổ sao cho phần sau của đầu hướng ngược lại ra sau. Do đó, bò có mối quan hệ cực kỳ mật thiết tới sự phát triển của phần đầu sau. Là quá trình trưởng thành không thể thiếu đối với sự phát triển của não và đầu.

Đặc biệt, trong y học ngày nay, có giả thuyết cho thấy, trong những trẻ mà không có giai đoạn tập bò, hoặc bò rất ít thường xuất hiện nhiều trẻ bị thiểu năng nặng về khả năng ngôn ngữ. Tiến sĩ Doman của Hiệp hội Phát triển khả năng con người của Mỹ cũng công bố nghiên cứu cho thấy sự chênh lệch về khả năng ngôn ngữ giữa những đứa trẻ không có giai đoạn tập bò, đột nhiên chuyển sang đi luôn với những đứa trẻ khác. Nghiên cứu này chú trọng vào tầm quan trọng của những ảnh hưởng mà hành động bò tác động lên bộ não và nhờ đó mà người ta thậm chí đã đem hành động bò vào áp dụng trong quá trình trị liệu nhiều bệnh như liệt thân dưới, tổn thương não, yếu thần kinh.

Theo tiến sĩ Doman, vốn dĩ sinh vật khi bắt đầu chuyển thành loài bò sát thì mới bắt đầu xuất hiện sự tiến hóa, phát triển chưa từng xuất hiện ở loài động vật bậc thấp. Đó là lý do người ta phát huy hiệu quả của bò nhiều trong trị liệu các chứng bệnh như người thực vật hay trong điều trị các trẻ bị dị tật về não.

Thông qua vận động nâng cổ lên của bò, phần đầu phía sau được thúc đẩy phát triển, do đó đáng ra nên khuyến khích trẻ bò nhiều hơn nữa, thì lại cho trẻ kết thúc sớm là việc không chấp nhận được.

Có một thời gian dài người ta tranh cãi xem có nên cho con tập lẫy sớm không. Ở Nhật do đã từng có sự cố để con nằm lật sấp dẫn đến tai nạn nên cách chăm con này bị nhiều người chỉ trích là không nên. Nhưng thực ra việc cho con tập nằm úp này cũng xuất phát từ mục đích giống với việc tập bò mà thôi. Tai nạn xảy ra chỉ là do người mẹ cho trẻ lật trên nệm mềm trong khi đứa trẻ chưa biết bò, bị úp sấp như vậy dẫn đến nguy cơ nghẹt thở. Từ lập trường của lĩnh vực thần kinh cũng có nhiều tài liệu cho thấy việc luyện tập cổ thông qua bò sẽ kèm theo việc phát triển bộ não.

Ngược với các bác sĩ nhi khoa là lấy việc em bé biết đi, biết nói làm mốc đánh giá sự phát triển của trẻ, ông Kuromaru Shotaro chuyên gia về ngành thần kinh, giảng viên Đại học Kobe lại cực kỳ coi trọng giai đoạn bé tự mang nổi đầu. Theo ông Kuromaru, con người cùng với sự trưởng thành, để có thể đứng thẳng lên và đi được, thì từ khi còn là một em bé cần phải có khả năng chống lại được trọng lực. Sự chống lại trọng lực đó biểu hiện đầu tiên ở cổ. Từ khi sinh ra cho đến 2 tháng tuổi, em bé sống trong thế giới chỉ có nằm, tức là thế giới nằm ngang. Giai đoạn này, bé không có tiêu điểm để nhìn xuống, nên cảm giác về khoảng cách vẫn chưa có. Chỉ khi cổ cứng, bé bắt đầu nâng được cổ, thì thế giới của bé mới thay đổi. Bé nhìn được xa dần, từ những cự ly gần như ngay dưới cổ cho tới khoảng cách xa hơn. Và từ việc bé phân biệt được vị trí mẹ ở gần hay ở xa, nếu ở xa thì em cố gắng để bò lại gần mẹ hơn, mà nhờ đó nuôi dưỡng những ý muốn, hứng thú đối với sự vật, sự việc của trẻ. Nói như vậy để thấy, hành động bò mà chúng ta chỉ đơn thuần nghĩ là một giai đoạn dự bị cho tập đi thực ra lại có những ý nghĩa khác quan trọng hơn nữa. Do đó, tôi mong các bạn hãy để cho con mình được tập bò

thật đầy đủ, kỹ càng.

Một phần của tài liệu Chiến lược của mẹ thay đổi cuộc đời con (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w