Khả năng giáo dục trẻ từ tuổi là vô tận

Một phần của tài liệu Chiến lược của mẹ thay đổi cuộc đời con (Trang 110)

Thay lời giải thích Ông Tago Akira - Giảng viên Đại học Chiba

Một trong những mẩu chuyện nổi tiếng về thời niên thiếu của Ibuka Masaru là hễ nhìn thấy đồng hồ báo thức hay các món đồ chơi phức tạp, và chỉ cần có nó trong tay là cậu bé Ibuka sẽ tháo rời ngay ra thành từng mảnh. Đến nỗi, họ hàng mà biết tin cậu bé tới chơi là vội bảo nhau: "Masaru đến chơi đấy, hãy cất đồng hồ đi". Tính cách hiếu kỳ và lòng ham tìm hiểu - việc gì đã hứng thú thì sẽ chăm chú vào đó, và phải tìm cho ra được nguyên lý, kết cấu của nó mới thôi mà mỗi lần tiếp xúc tôi đều cảm nhận mạnh mẽ ở Ibuka Masaru, có lẽ thực ra đã được thành hình từ thời thơ ấu. Nếu nhìn từ quan điểm của giáo dục trẻ tuổi ấu thơ cũng là một việc đáng được quan tâm sâu sắc. Có lẽ đây chính là khởi nguồn cho tính sáng tạo tuyệt vời ở một người Nhật Bản, Ibuka Masaru, và nuôi lớn khả năng kỹ thuật độc đáo của Sony - nơi đã đem lại cho thế giới nhiều thành tựu đi trước chẳng hạn như đài bán dẫn...

Chính vì một Ibuka như thế nên ngay cả những quan điểm về giáo dục của ông cũng rất độc đáo. Khi nói về cải cách giáo dục, hầu hết người bình thường sẽ nghĩ ngay đến giáo dục trong nhà trường, nhưng Ibuka đã vượt ra cái khung định sẵn đó. Ông đã nhìn ra được rằng: Giáo dục con người thực sự phải là nền giáo dục chú trọng vào thời kỳ để phát huy khả năng của một đứa trẻ đến mức cực đại, là thời kỳ trước cả khi đi học - thời kỳ trước khi trẻ 3 tuổi. Tuy nhiên, càng đi sâu nghiên cứu, chủ trương đó càng ngày càng "cực đoan" hơn nữa, vì không chỉ là 3 tuổi, giáo dục thực ra phải bắt đầu từ khi đứa trẻ đó vừa chào đời. Không, thậm chí là trước khi chào đời, khi đang còn trong bụng mẹ, công cuộc tạo ra một con người đã đang bắt đầu rồi. Tất nhiên, "sự tiến hóa" của "quan điểm Ibuka" này, là kết quả sau bao nhiêu tranh luận, của bao nhiêu chất vấn căng thẳng gay gắt với các nhà chuyên môn, với các nhà tâm lý học về đại não. Nhưng khác với các nhà chuyên môn luôn luôn chỉ dám bó hẹp trong cái khung sẵn có, Ibuka luôn luôn nhìn trước được tận mấy bước rồi. Cách nghĩ đối với giáo dục trẻ tuổi ấu thơ của Ibuka Masaru thoạt tiên tưởng như khác với những quan điểm mà ông đã viết trước đó trong "Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn", nhưng thực ra căn nguyên là không hề thay đổi. Đó chính là quan điểm "triết học", trẻ em có năng lực tuyệt vời mà người lớn chứng ta dù muốn cũng không thể nào làm được - khả năng ghi nhớ trọn vẹn theo khuôn mẫu nhờ vào việc được lặp đi lặp lại, và điều quan trọng là trong thời kỳ này cha mẹ hãy tận dụng khả năng đó, để nuôi dưỡng tính sáng tạo, nhân cách, nuôi dưỡng trẻ thành con người có tâm hồn đẹp, biết suy nghĩ cho người khác - là những điều mà chắc chắn giáo dục thông thường trong nhà trường, giáo dục nhồi nhét tri thức sẽ không thể nào làm được. Hơn thế nữa, ngay cả những khái niệm trừu tượng như nuôi dưỡng tính con người, tâm hồn; những thứ mà chỉ

có thể nói đại khái được thì trong giáo dục trẻ thơ của Ibuka nó vẫn được mô tả thành hình, thành dạng chi tiết, cụ thể. Hình dạng đó được viết lên trong "Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn" và giờ đây lại được viết tiếp trong cuốn này. Có lẽ đây là phương châm giáo dục đáng để tham khảo hơn bất cứ điều gì dành cho các bà mẹ thực sự đang có suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề nuôi dạy con. Trong cuốn sách này, Ibuka đặc biệt chú trọng đến vai trò của người mẹ trong giai đoạn con 0 tuổi. Giáo dục trẻ 0 tuổi, giáo dục trẻ tuổi ấu thơ đòi hỏi sự tham gia của người mẹ mà dù có bất cứ chuyên gia giáo dục, học giả cao siêu nào cũng không thể thay thế được. Sự nghiệp trọng đại mà chỉ có người mẹ mới làm được, cho nên sự kỳ vọng của Ibuka vào những người mẹ lại càng lớn hơn. Những chỉ trích thậm chí có phần gay gắt của ông, thực ra cũng xuất phát từ tâm huyết nóng bỏng là mong muốn bất kỳ đứa trẻ nào cũng sẽ được phát huy được khả năng, được nuôi dưỡng thành những cá nhân xuất sắc mà thôi. Do đó, đúng hơn, chắc có lẽ đọc sách ông, nhiều người mẹ có thêm được sự yên tâm, để có thể dốc sức vào việc nuôi dạy con trưởng thành. Hình ảnh người mẹ lý tưởng ông yêu cầu ở đây, thực ra rất đơn giản, không cần phải là người mẹ thông minh đọc nhiều sách vở, biết nhiều tri thức, mà đó là người mẹ tự ngày xưa, một người mẹ rất tự nhiên, yêu thương con không tiếc, nói cách khác có lẽ nó gần với hình ảnh "một người mẹ ấm áp". Trong xã hội ngày nay có vô số thông

tin về nuôi dạy con, và không ít bà mẹ bị lạc trong biển thông tin ấy, mất tự tin trong nuôi dạy con. Đọc cuốn sách này, mong các bạn sẽ nhận ra thông điệp mà Ibuka Masaru muốn gửi gắm đến những người mẹ, "hãy tự tin lên hướng về phía con mình", điều đó sẽ mở cửa cho những khả năng vô hạn mà trẻ 0 tuổi có.

Đây là cuốn sách đã làm thay đổi nhận thức của tôi trong việc nuôi dạy con. Đọc xong, tôi nhận thấy vai trò trách nhiệm của mình trong việc bồi dưỡng trí tuệ cho con giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi là vô cùng quan trọng. Quả thật nếu chờ đến mẫu giáo mới tiến hành dạy con mọi thứ, thì tất cả đã quá muộn!

Độc giả: Hashimoto

Tôi biết đến Ibuka Masaru qua cuốn"Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn", đọc xong tôi đã vô cùng hứng thủ tìm đọc cuốn tiếp theo này. Và “Chiến lược của mẹ thay đổi cuộc đời con“ đã thỏa mãn tôi. Tôi biết mình cần và phải làm gì để đem đến cho con tôi nhữg điều tốt nhất! Độc giả: Tanaka

Một phần của tài liệu Chiến lược của mẹ thay đổi cuộc đời con (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w