Đối với trẻ việc chơi đùa có ý nghĩa cần thiết để hình thành nên con người, thúc đẩy sự trưởng thành của tâm hồn. Tùy vào cách cha mẹ tham gia vào những trò chơi đó mà ý nghĩa của trò chơi bị mất đi hay là nơi đó trở thành môi trường giáo dục tuyệt vời, do đó, cha mẹ cần phải lưu ý sâu sắc khi tham gia vào chỗ chơi của trẻ. Dù nói thế nhưng không có nghĩa cha mẹ nên can thiệp vào trò chơi của trẻ. Điều tôi muốn nói đúng hơn là ngược lại, người mẹ nên suy nghĩ ý nghĩa trò chơi của trẻ, và không bó buộc sự tự do của trẻ trong cách chơi.
Đa số các bậc cha mẹ khi mua cho con một món đồ chơi gì, mà thấy con không chơi theo như cách của hướng dẫn sử dụng ghi thì thường không bằng lòng, nhưng thực ra vai trò của cha mẹ đã xong ở hành động mua cho trẻ đồ chơi rồi, còn sau đó trẻ muốn chơi theo cách nào thì nên để trẻ tự do theo ý trẻ. Chính nhờ việc phải suy nghĩ xem phải chơi món đồ chơi theo cách như thế nào mà thông qua trò chơi đó tính tự chủ của trẻ có thể triển khai được. Phu nhân Heartwood, người đã viết tác phẩm "Chỗ vui chơi của thành phố" cũng khuyên cha mẹ không nên can thiệp sâu vào quá trình vui chơi bởi vì "nếu cơ hội để giáo dục bản thân mà trẻ có thể có được thông qua các trò chơi mà bị mất đi thì đồng nghĩa sự tự tin, nhu cầu hành động dựa vào năng lực của bản thân cũng sẽ mất đi".
Giống như phần trước tôi đã nói, trẻ em thông qua việc tham gia vào các trò chơi bằng ý chí của mình, sẽ học được thế nào là "sự tự tin", thế nào là "nhu cầu dựa vào năng lực bản thân". Nếu cha mẹ quản lý đến cả quá trình và mục tiêu của trò chơi thì trẻ sẽ mất đi quyền được tự do lựa chọn, dẫn đến kết quả là "trẻ bị trò chơi chơi" chứ không phải là "trẻ chơi trò chơi" nữa. Do đó, điều mà tôi muốn các bậc cha mẹ quan tâm hơn nữa chính là dựa trên việc đã hiểu thấu đáo điểm đó, và dẫn dắt sao cho thông qua trò chơi tính tự chủ của trẻ được phát triển. Đôi khi việc phá hỏng đồ chơi cũng có thể là một mục đích của trò chơi của trẻ cũng nên. Nếu lúc đó, cha mẹ bảo với trẻ không được phá hỏng đồ chơi và bày cho trẻ phải chơi thế này thế kia thì với đứa trẻ món đồ chơi đấy sẽ không còn ý nghĩa gì nữa. Dạy cho trẻ trong thời kỳ khuôn mẫu phải biết quý trọng đồ vật là điều cần thiết, nhưng không cần phải mang điều đó vào sân chơi của trẻ bởi vẫn có vô vàn cơ hội ở chỗ khác để dạy trẻ điều đó. Việc bạn ngăn cấm một đứa trẻ đang say mê phá hỏng đồ chơi thì trẻ sẽ hiểu là bạn muốn cấm đoán hơn là vì muốn bày dạy con, do đó, ở chiều ngược lại làm mất đi cơ hội định hình con người trong trẻ.
Dọc tuyến đường chính Tokaido của quận Otaku, thành phố Tokyo có một công viên gọi là "công viên lốp xe". Ở đó, hầu như chỉ có cát và những bánh xe được đặt chỗ này chỗ kia. Ở đó cũng có xích đu, cầu trượt, kim tự tháp, robot, quái vật được tạo ra từ lốp xe cũ, nhưng hầu như những đứa trẻ đến đây chơi đều không mấy để mắt đến những món đó, mà đều say mê