Sự thay đổi từ ngôn ngữ trẻ thơ sang ngôn ngữ người lớn có ý nghĩa trong việc

Một phần của tài liệu Chiến lược của mẹ thay đổi cuộc đời con (Trang 74)

thúc đẩy tính tự lực ở trẻ

Tôi nghĩ rằng hai mục tiêu lớn trong giáo dục trẻ ấu thơ là khai phát trí tuệ và nuôi dưỡng tinh thần tự lập. Để đạt được hai mục tiêu đó, một mặt vừa đem đến cho trẻ những kích thích mang tính động vật, sinh lý, mặt khác tìm cách vừa gây hứng thú cho trẻ vừa cho trẻ tự mình lựa chọn để nhận các kích thích đó. Hai điều này tưởng như không hề liên quan, nhưng thực ra chúng hỗ trợ nhau để giúp nâng cao hiệu quả của nhau theo từng giai đoạn trưởng thành của trẻ.

Ví dụ, khi trẻ mới bắt đầu bập bẹ tập nói, trẻ dùng ngôn ngữ của trẻ sơ sinh. Chính vì thế, người lớn chúng ta nghĩ nếu không dùng ngôn ngữ trẻ sơ sinh để nói chuyện thì trẻ sẽ không hiểu được. Nhưng em bé càng lớn lên sẽ vứt bỏ thứ ngôn ngữ ấy, và bắt đầu đòi hỏi được nói chuyện bằng ngôn ngữ người lớn. Em bé có thể làm được điều đó một cách xuất sắc chính là nhờ ngày nào cũng được nghe người lớn nói chuyện. Nếu người lớn lúc nào cũng nói chuyện bằng ngôn ngữ trẻ sơ sinh thì trẻ cũng không thể thoát ra khỏi ngôn ngữ bập bẹ đó được. Vậy thì, tại sao hàng ngày người mẹ cứ phải nói chuyện với trẻ bằng ngôn ngữ trẻ sơ sinh nhỉ? Hãy nói bằng cách nói chuyện bình thường của người lớn có phải tốt hơn không. Thay vì chờ cho đến khi tự em nói được ngôn ngữ người lớn, thì ta ghi vào trong não bộ của em "ngôn ngữ người lớn" như là một khuôn mẫu, chắc chắn em sẽ sớm chuyển được sang nói "ngôn ngữ người lớn" hơn. Đây chính là kích thích sinh lý mà tôi đã nói.

Chắc chắn nếu tạo các đường rãnh "ngôn ngữ người lớn" trong não thì chức năng ngôn ngữ của em bé sẽ phát triển, đồng thời em bé cũng sẽ tích cực tự mình thoát ra khỏi ngôn ngữ ê a trẻ con để chuyển sang "ngôn ngữ người lớn". Nếu không có các đường rãnh này, thì khi

bố mẹ muốn chuyển cho con từ "ngôn ngữ em bé" sang "ngôn ngữ người lớn" sẽ phải mất

công sửa chữa rất vất vả. Tự em bé thoát ra khỏi "ngôn ngữ em bé" để chuyển sang "ngôn ngữ

người lớn", chứ không phải nhờ cha mẹ chỉnh sửa thì bản thân em bé cũng sẽ được trưởng thành. Do đó, tạo ra nền móng cơ bản sớm, chính là một cách nuôi dưỡng tính tự lập cho trẻ, và đó chắc chắn không phải lá sự nhồi nhét vô lý mà người lớn nghĩ.

Theo cách nghĩ đó, ta thấy, phát triển trí tuệ và nuôi dưỡng tính tự lập không phải là quan hệ đối lập mà như hai bánh xe của một cỗ xe, cùng hỗ trợ cho nhau để đạt được hai mục tiêu đề ra đó. Khi tôi dùng từ kích thích thì mọi người dễ suy diễn nó ra theo nghĩa đen với ý không tốt, nhưng thực chất "kích thích" chính là những yếu tố đóng vai trò xây nền móng cho sự trưởng thành tự lập của trẻ.

Một phần của tài liệu Chiến lược của mẹ thay đổi cuộc đời con (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w