Nên phân chia rõ vai trò của cha và mẹ trong việc dạy dỗ trẻ

Một phần của tài liệu Chiến lược của mẹ thay đổi cuộc đời con (Trang 34)

Khi một sinh linh mới ra đời, cha mẹ sẽ phải cùng góp sức lại để làm rất nhiều việc. Không cần phải nói thì ai cũng hiểu tầm quan trọng của người cha trong việc giáo dục con cái. Tuy nhiên, tôi thấy xu hướng hợp tác giữa cha và mẹ trong thời gian gần đây dường như có ít nhiều sai lầm.

Quả thật so với trước đây, bây giờ các bậc cha mẹ đã biết quan tâm nhiều hơn đến việc dạy con trong giai đoạn ấu thơ. Chuyện người cha coi dạy dỗ con cái là nghĩa vụ của người mẹ, lơ là với việc dạy con trong giai đoạn thơ ấu đã giảm đi khá nhiều. Đây là một điều rất đáng mừng. Tuy nhiên, trong việc dạy dỗ con nếu không chú ý sẽ dẫn đến tình trạng là người cha chỉ đơn thuần là người thay phiên hộ mẹ khi chăm sóc con.

Một số bà mẹ trẻ quan niệm một gia đình dân chủ là hai vợ chồng hợp tác với nhau để chăm sóc con; người mẹ mệt thì người cha thay phiên, cho bé uống sữa, thay tã để mẹ có thời gian nghỉ ngơi. Đúng là đối với các bà mẹ trẻ còn nhiều bỡ ngỡ, sẽ có nhiều lúc cần sự giúp đỡ của chồng như vậy. Tuy nhiên, việc người cha thay vai cho người mẹ để chăm con không phải là sự hợp tác nuôi con đúng. Sự hợp tác nuôi con của cha và mẹ là phải giống như sự kết hợp tuyệt vời để tạo thành một cặp đôi combi(*) vậy. Một combi hoàn hảo chỉ hình thành khi mỗi người trong cặp đều giữ một vai trò riêng của mình dù trong trường hợp nào đi nữa. Trong chăm con, có những việc chỉ mẹ mới làm được, dù có nhờ cha làm hộ cũng chỉ lãng phí thời gian. Ngược lại, người cha cũng có vai trò quan trọng cần phải thực hiện. Vậy mà vai trò đó lại bị xem nhẹ đi, và chỉ luẩn quẩn trong việc làm người dự bị thay thế cho người mẹ lúc cần thì thật sai lầm.

Đặc biệt giai đoạn trước 3 tuổi, khi các đường rãnh của não phát triển nhanh nhất, các bà mẹ phải luôn luôn nhắc nhở mình rằng, sự tiếp xúc của người mẹ với con là việc không ai có thể thay thế được. Còn người cha thì nên luôn cố gắng hết sức mang lại cho người mẹ sự hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần, để mẹ có thể hoàn thành tốt sứ mệnh quan trọng là nuôi dạy con của mình.

Trong suốt 10 năm, tôi đã có cơ hội trao đổi, nói chuyện với những nhân vật hàng đầu trong các giới về giáo dục trẻ tuổi ấu thơ. Và tôi tin tưởng một cách mạnh mẽ rằng trong thời thơ ấu của những người có nhân cách hay thành tích công việc tuyệt vời, quả thật sự phân chia rõ vai trò của cha mẹ có một ý nghĩa rất quan trọng. Trong cuốn sách "Quần thể tượng

(*)(*) Combi: Cặp biểu diễn gồm hai người, mỗi người chịu một trách nhiệm quan trọng như nhau, không thể thiếu một trong hai.

người cha"(*) tác giả Kusayanagi Daizo có nói thế này về vai trò của người cha trong việc nuôi dạy con: "Giúp đỡ thì được chứ can thiệp thì không". Tôi thấy những người nuôi con giỏi đều ít nhiều có cách làm giống vậy.

Đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ như in câu chuyện về hai bậc sinh thành của bà Suzuki Michiyo - cố vấn Công ty Cổ phần Mercian. Gia đình bà có tám anh em, cả tám người đều hiện đang hoạt động tích cực, giữ những vị trí quan trọng trong các công ty. Có người là giám đốc công ty, có người là giảng viên đại học. Cha của bà là Suzuki Chuji người đã phát minh ra thương hiệu Ajinomoto, đồng thời là nhà sáng lập - Giám đốc Công ty Showadenko.

Giống như những người tự mở công ty khác, hàng ngày cha của bà đều rất bận rộn với công việc, ai nhìn vào cũng nghĩ trong mắt ông chắc không có thời gian để ý chuyện con cái. Ngược lại, mẹ bà dường như sống chỉ vì con cái, tính tình dịu hiền, trên môi không bao giờ tắt nụ cười. Tuy nhiên, điều làm mọi người phải cảm động đó là một người cha bận rộn như thế nhưng lúc nào ông cũng có mặt ăn tối cùng vợ và các con mình, và không hiểu cha nói chuyện với mẹ khi nào nhưng ông luôn nhận được đầy đủ báo cáo của mẹ về tình hình của những người con. Lúc bình thường ông không bao giờ nói gì, nhưng khi các con lười biếng, vô kỷ luật ông sẽ ra mặt và nổ sấm sét xuống. Người mẹ không bao giờ để người cha phải nói nhiều những chuyện lặt vặt, chỉ khi cần thiết bà mới nói với chồng để ông ra mặt. Chắc không phải quá khi nói, chính nhờ được nuôi nấng bởi cặp cha mẹ hoàn hảo như thế nên tất cả những người con những năm sau này đều trở thành những con người rất mực ưu tú của xã hội. Tất nhiên, đây không phải là kiểu cha mẹ mới lạ nữa. Đúng hơn có thể nói đây là tri thức nuôi con theo bản năng, mà những người cha mẹ từ thời kỳ cổ đại ngày xưa dù chưa biết thế nào là tâm lý học hay giáo dục học, đã tìm ra từ trải nghiệm của bản thân.

Yoshida Shoin, người đào tạo nhiều nhân kiệt của phong trào Duy Tân, đã chỉ ra tính cần thiết của giáo dục sớm và tầm quan trọng của việc phân chia vai trò giữa cha và mẹ, sứ mệnh của người mẹ trong giáo dục con tuổi ấu thơ đã nói rằng: "Đối với bé trai và bé gái dưới 10 tuổi, sự dạy dỗ của người mẹ là quan trọng hơn tất cả. Vì thế, người cha hãy đóng vai nghiêm khắc, người mẹ hãy luôn dịu hiền". Cha mẹ hợp tác với nhau để nuôi dạy con là điều đương nhiên, nhưng tôi mong các bạn hãy kỳ công trong việc phân chia vai trò của cha và mẹ, sao cho không hiểu sai bản chất của việc hợp tác đó.

Một phần của tài liệu Chiến lược của mẹ thay đổi cuộc đời con (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w