"bị đói" trẻ mới tự mình học hỏi được

Một phần của tài liệu Chiến lược của mẹ thay đổi cuộc đời con (Trang 92)

Năm 1976, tôi được mời tham dự hội nghị về giải pháp xóa mù chữ tổ chức ở Teheran của Iran. Ở đó, tôi đã bày tỏquan điểm: Nếu sau khi sinh ra, người lớn không kích thích trẻ

thì không bao giờ xóa được nạn mù chữ. Trong cuộc họp, đại diện của các nước tham gia cũng bày tỏ sự quan tâm sâu sắc khi tôi cho mọi người xem thẻ Talking card mà tôi có giới thiệu ở chương trước. Những đứa trẻ nghĩ đây là một thứ đồ chơi, và trong quá trình chơi với thẻ, tự nhiên trẻ nhớ được cả mặt chữ và câu từ. Tuy nhiên, khi cho trẻ nhớ mặt chữ, nếu chỉ lặp đi lặp lại đơn thuần thì không giữ được hứng thú lâu ở trẻ, do đó, đòi hỏi phải có những kích thích lôi kéo để trẻ luôn cảm thấy hứng thú. Thẻ này là công phu làm ra cho mục đích lôi kéo đó, nên nhận được sự quan tâm đặc biệt từ đại biểu các nước. Kể chuyện này ra thì lại tưởng tôi đang quảng cáo về mình, nhưng thực ra điều tôi muốn nói ở đây là hình như các bà mẹ

Nhật Bản lại đang mắc phải sai lầm là "quá lôi kéo". Nói cách khác là, mang lại cho trẻ quá nhiều.

Ví dụ, về tấm thẻ Talking card này, trường hợp cho 20 em dùng một máy, và trường hợp mỗi em một máy, hứng thú của trẻ với cái máy ấy sẽ khác nhau. Trường hợp đầu tiên, do phải chờ đến lượt mình mới được chơi nên đứa trẻ nào cũng háo hức mong mau chóng được sờ vào máy. Do đó, khi đến lượt thì đều thật chăm chú sử dụng, và không muốn buông tay ra chút nào. Còn trường hợp sau, vì lúc nào cũng có thể được sử dụng máy nên sự hứng thú giảm đi, và dễ thấy là trẻ sẽ chán ngay. Đương nhiên, kết quả cũng cho thấy ở cách thứ nhất thì trẻ sẽ nhanh nhớ và nhớ được nhiều hơn.

"Lôi kéo quá" mà tôi nói ở đây thể hiện cả trong đồ chơi, dụng cụ học tập hay cả trong tiếp xúc giữa mẹ và con. Khuyết điểm của các bà mẹ Nhật là cái gì cũng luôn cho trẻ trước khi trẻ cảm thấy thích và đòi. Không giống như phương pháp chỉ dạy của thầy Suzuki là phải để trẻ thật thèm muốn, thèm muốn đến đỉnh điểm rồi mới cho. Tất nhiên, dù là cái gì đi nữa nếu cha mẹ không cho thì đứa trẻ cũng không thể có được. Nhưng trước khi cho cha mẹ cần phải suy nghĩ thật kỹ, liệu trong lòng trẻ đã thực sự ở "trạng thái đói", thực sự ham muốn điều đó hay chưa. Bởi vì nếu chưa, thì trẻ sẽ không thể tích cực tự mình học hỏi. Cụm từ "giáo dục" thường khiến mọi người liên tưởng mạnh mẽ về việc một người đóng vai trò người dạy mang đến cho một người đóng vai trò người học cái gì đó, nhưng trong giáo dục cũng có cách làm là "không mang cho". Sức kéo to lớn của giáo dục nằm ở những chỗ chưa đầy đủ, từ đó khả năng tập trung, nỗ lực mới hình thành. Chỉ khi còn chưa đầy đủ, con người mới nỗ lực để có được điều còn thiếu, và làm được những công việc to lớn. Và do đó, ngay cả trẻ con cũng phải được đặt trong "tình trạng đói" để nếm trải.

Giống như khi bụng no đầy rồi thì không thèm bất cứ thứ gì nữa, trạng thái no căng cũng làm mất đi nhu cầu muốn được vươn lên trưởng thành của trẻ. Để lôi kéo được hứng thú của trẻ, việc cha mẹ tạo ra "trạng thái đói nhu cầu", và buộc trẻ phải tự mình nghĩ cách để làm đầy nhu cầu đó. Hành động này cũng có ý nghĩa giáo dục lớn. Một đứa trẻ luôn được bao bọc bởi núi đồ chơi, thì nó sẽ coi điều đó như là đương nhiên, và khi nhu cầu không được thỏa mãn cũng không nỗ lực cố gắng để đạt được điều mình muốn, trở thành đứa trẻ không bao giờ biết tự đi bằng đôi chân của mình. Tôi nghĩ rằng giáo dục Nhật Bản dường như đã quên mất "không cho" cũng có ý nghĩa giáo dục tương tự như "cho" vậy.

Quả thật so với việc cho thì không cho có lẽ khó hơn, đòi hỏi người mẹ phải có được dũng khí để chịu đựng được điều đó. Trẻ muốn đồ chơi thì cho đồ chơi, muốn được bồng bế thì bồng bế... điều đó quá đơn giản với cha mẹ. Cụm từ "bao bọc quá" và "nuông chiều", tuyệt nhiên không phải chỉ để nói về sự bao bọc và nuông chiều với trẻ con. Không quá khi nói những bậc làm cha mẹ không có khả năng chịu đựng để chờ cho đến khi con thật sự ở đỉnh điểm của "trạng thái đói", thật sự mong muốn, cũng chính là người cha mẹ đã quá bao bọc chính mình, quá nuông chiều chính mình. Biết rõ nên mang lại cho con cái gì, tìm cách để con trở nên ham muốn nó, là nhiệm vụ quan trọng của cha mẹ. Chính điều đó là sự khác biệt so với giáo dục theo phương pháp Sparta(*) và giáo dục theo chủ nghĩa buông lỏng. Tôi tin tưởng nó thực sự là cốt lõi của phương pháp giáo dục vì trẻ.

67. Không cho trẻ trải nghiệm cảm giác "không có được thứ mình muốn" sẽ biến trẻ trở thành "ông hoàng" không có khát vọng gì thành "ông hoàng" không có khát vọng gì

Những đứa trẻ thời nay có xu hướng coi mẹ như bạn bè, và không thừa nhận quyền uy của mẹ. Thậm chí còn coi thường mẹ, ra lệnh cho mẹ, mẹ không làm theo còn mắng lại mẹ nữa. Những người mẹ đó lại thường hay than thở "con nhà tôi không chịu nghe lời", họ không hề để ý rằng trách nhiệm khiến con thành một đứa không chịu nghe lời đó nằm ở chính bản thân mình. Giống như tôi đã nói ở phần trước, dù là đứa bé nhỏ tuổi đến thế nào, nếu bị đặt trong "tình trạng đói nhu cầu" thì tự khắc năng lượng giúp nó nỗ lực đạt được điều nó muốn sẽ tự nhiên được sản sinh. Còn nếu nhu cầu đó lúc nào cũng được lấp đầy, được thỏa mãn thì đứa trẻ sẽ quên luôn việc phải nỗ lực, đương nhiên nó sẽ thể hiện như thể nó là một ông hoàng muốn gì được nấy. Tôi e rằng, đứa trẻ từ khi sinh ra đã muốn gì được nấy khi lớn lên sẽ xuất hiện "3 không'' trong tính cách: "không bỉết thế nào là hạnh phúc", "không biết nỗ lực" và "không biết tôn kính cha mẹ".

Con người sẽ cảm thấy hạnh phúc khi đạt được thứ mình muốn nhờ nỗ lực. Niềm hạnh phúc đó sẽ trở thành đòn bẩy giúp sản sinh mong muốn nỗ lực hướng tới mục tiêu cao hơn, giúp ta tiến bộ. Từ "giai đoạn khuôn mẫu" đến thời kỳ nhũ nhi, nếu không cho trẻ được trải nghiệm điều này, trẻ sẽ không biết đến niềm hạnh phúc khi tự mình hoàn thành được điều gì đó, và dẫn lới nguy hiểm là trở thành đứa trẻ chỉ biết ỷ lại người khác. Hơn thế nữa, nếu đã quen với việc được người khác thỏa mãn các nhu cầu, sẽ dẫn đến tính cách ích kỷ không thừa nhận giá trị của người khác hoặc những việc mình làm.

Dù cùng một thứ nhưng thứ mình phải nỗ lực mới có được với thứ người khác mang cho, giá trị sẽ khác nhau. Chứng bệnh dù làm gì, hoặc là được người khác làm cho gì cũng không thấy thỏa mãn thì người lớn hay trẻ em đều giống nhau. Không ít trường hợp tất cả các

(*)(*)Phương pháp Sparta: Một phương pháp giáo dục cực đoan của Hi Lạp cổ đại. Coi trẻ em là vật .sở hữu của quốc gia, cha mẹ không được tự do nuôi dạy con, từ 7 tuổi mọi đứa trẻ sẽ phải tham gia khóa học đặc biệt này, rèn luyện vô cùng nghiêm khắc về tất cả mọi mặt, đứa trẻ nào không chịu được hoặc bị ốm đau trong quá trình học sẽ bị giết và đào thải.

nhu cầu đều được thỏa mãn thì chính bản thân người đó lại không thừa nhận giá trị của những nhu cầu đó, dẫn đến trạng thái ngược lại là không thỏa mãn nhu cầu. Điều tôi lo ngại nhất đó là, vì việc này mà người mẹ bị mất đi quyền uy của mình. Hễ nhu cầu không được thỏa mẵn là con thể hiện sự bất mãn đổ với người mẹ, người mẹ lúng túng, sợ con và lại cố gắng tìm cách đáp ứng nhu cầu cho con. Dường như mọi người hiểu nhầm đấy là vai trò của người mẹ, nhưng điều mà người mẹ nên làm đó là mang đến cho con mục tiêu và chỉ giúp đỡ để con nỗ lực giành lấy được điều đó mà thôi!

Chính vì người mẹ có quyền uy nên đứa con mới có thể tiếp tục nỗ lực không giới hạn để mong muốn đạt đến mục tiêu cao hơn. Một người mẹ mà con muốn cái gì là cho cái đó sẽ đánh mất "người mẹ uy quyền" rất quan trọng đối với sự phát triển của đứa trẻ.

Một phần của tài liệu Chiến lược của mẹ thay đổi cuộc đời con (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w