Nên dùng tốc độ tự nhiên khi cho con trẻ học ngoại ngữ

Một phần của tài liệu Chiến lược của mẹ thay đổi cuộc đời con (Trang 71)

Với những người mới học tiếng Anh, hầu hết không thể nghe hiểu được ý nghĩa một câu nếu không để băng ở tốc độ chậm. Ví dụ khi nghe câu "It-is-a-pen"(*) phải vừa phân tích từng chữ vừa suy luận mới hiểu. Những người học tiếng Anh dưới chế độ giáo dục như thế, khi nói

chuyện với người nước ngoài thì nghe không hiểu, mà nói thì cũng không nên. Khi nói phải vừa nghĩ từng từ vừa nói nên không thể nói nhanh, do đó, tốc độ nói chậm chạp, khiến người nghe rất sốt ruột vì mãi không nói xong một câu. Có lẽ "chứng sợ tiếng Anh" nguồn cơn cũng xuất phát từ kiểu "chủ nghĩa phân tích" này mà ra.

Ngược lại, một đứa trẻ kết thân với một đứa trẻ hàng xóm nước ngoài mới chuyển đến gần nhà, lại nhanh chóng nói được tiếng nước ngoài như tiếng mẹ đẻ cũng chính vì nó không có "năng lực phân tích" này.

Bởi vì, trẻ con không xem xét ỹ nghĩa của từng từ đơn một, mà nhớ cả cụm từ, do đó, trong khi người lớn còn phải suy nghĩ từng chữ thì trẻ con đã nói xong cả câu "It is a pen" rồi.

Công ty chúng tôi có phát minh ra một loại máy gọi là Talking card. Sẽ có những tấm thẻ có in hình vẽ và phiên âm cách đọc trên đấy, trẻ em chỉ cần đút thẻ vào cái máy Talking card thì âm thanh đã được ghi âm vào thẻ sẽ phát ra Mới đầu, khi họp bàn về việc ghi âm giọng đọc vào thẻ, tốc độ đọc là vấn đề đau đầu nhất với chúng tôi. Nhiều ý kiến cho rằng, đây là dạy tiếng Anh cho trẻ còn chưa hiểu cả tiếng Nhật, do đó, nên để tốc độ đọc càng chậm càng tốt. Một số khác thì đánh giá cao năng lực nhận thức nguyên mảng của trẻ, cho nên khuyên hãy để tốc độ tự nhiên trẻ dễ hiểu hơn. Dựa trên hai phía ý kiến trên, chúng tôi đã thử tiến hành nhiều thử nghiệm, và kết luận cuối cùng là, trẻ càng ít tuổi thì càng nên dạy ngoại ngữ với tốc độ tự nhiên nhất.

Tôi tin chắc rằng kết luận này sẽ là nguồn động lực giúp năng lực tiếng Anh của trẻ được phát triển. Một người mẹ nọ đã cho biết, tốc độ càng nhanh thì con bà nhớ càng nhanh. Ví dụ, đồng dao Mother Goose mà người lớn chúng ta nhìn vào sẽ cho là nhịp điệu quá nhanh thì một đứa trẻ 3 tuổi có thể nhớ hết trong 2 tuần. Từ ví dụ này ta thấy, trẻ con tiếp nhận các kích thích tự nhiên một cách vô cùng tự nhiên. Nói cách khác, nếu cha mẹ cố tình sửa thành các "kích thích nhân tạo", bắt trẻ phải hiểu ý nghĩa, sẽ làm đầu óc trẻ bị rối loạn. Việc này cũng cho thấy, khi một đứa trẻ học ngoại ngữ, càng tốc độ tự nhiên thì trẻ càng dễ nhớ.

Cũng như vậy, trong tiếng Nhật có ba bộ chữ mềm, chữ cứng và chữ Hán thì trẻ sẽ nhớ những chữ khó là chữ Hán hơn cả, bởi vì, đối với trẻ trong thời kỳ khuôn mẫu, chữ Hán là "chữ tự nhiên", "chữ đương nhiên", dễ nhận biết nhất. Do đó, dạy chữ mềm trước rồi mới đến chữ Hán cũng là một kiểu làm không có lợi cho trẻ.

Một công dụng nữa khi dạy ngoại ngữ cho trẻ với tốc độ tự nhiên là trẻ sẽ khuôn mẫu hóa trong não bộ tốc độ đó, sau này không phải vất vả để luyện tập cho mình tốc độ đó vẫn có thể tiếp nhận được.

Sửa lại khi các đường rãnh trong não đã thành hình sẽ khó khăn hơn nhiều so với ghi vào lúc nó còn trạng thái là tờ giấy trắng. Đó là lý do nhiều người lúc thơ ấu quen với tiếng địa phương, khi lớn lên muốn nói tiếng phổ thông phải khổ luyện rất vất vả. Có những người

cả đời không thể nào bỏ tiếng địa phương được. Có nhiều người cho rằng với những người sống ở địa phương đó, tiếng địa phương cũng chính là tiếng phổ thông, do đó, không cần phải cố thay đổi làm gì. Tuy nhiên, ý tôi là, khi lớn lên nếu có lúc cần dùng đến tiếng phổ thông, thì trang bị từ nhỏ, lúc ấy sẽ không phải vất vả tốn sức để nhớ mà vẫn dùng được.

Một hiểu lầm lớn trong giáo dục sớm chính là cách nghĩ: những thứ mà người lớn vẫn dùng, trẻ con khó tiếp nhận. Vì thế, khi nói chuyện với con nhiều người cố tình biến thành giọng ngọng ngịu, hoặc nói chậm vì muốn trẻ hiểu ý nghĩa. Tương tự như vậy, trong đồng dao, thần thoại, đồ chơi dành cho trẻ con cũng có không ít thứ gây trở ngại cho sự phát triển của trẻ. Nếu quan niệm "vì vẫn còn là trẻ con" nên cố tình gia công câu chuyện hay bài hát theo một cách nhân tạo, ngược lại sẽ làm cho đầu óc trẻ bị rối loạn. Ta thấy, những bài đồng dao, những chuyện thần thoại hay thực ra đều là những thứ hết sức tự nhiên, do đó, dù trẻ con hay người lớn đi nữa đều mãi mãi yêu thích. Chừng nào vẫn còn dạy ngoại ngữ theo kiểu "It-is-a-pen" như thế này, chừng đó chúng ta còn chưa thoát ra được nỗi sợ hãi tiếng Anh. Chúng ta cần phải nói, viết, đọc, nghe tiếng Anh như khi ta học tiếng mẹ đẻ thì mới được. Để làm được điều đó, con đường nhanh nhất là khi trẻ còn nhỏ hãy dạy trẻ "tiếng Anh tự nhiên".

Một phần của tài liệu Chiến lược của mẹ thay đổi cuộc đời con (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w