Trẻ có thể hiểu được những khái niệm trừu tượng nếu cho trẻ tham gia cùng

Một phần của tài liệu Chiến lược của mẹ thay đổi cuộc đời con (Trang 103)

Tôi không có cảm giác tốt với cụm từ "giáo dục", lý do vì khi dạy một sự vật sự việc gì nó chỉ là việc phân tích từng cái từng cái một để làm cho học sinh hiểu ý nghĩa đó. Nếu nói phải làm cho học sinh hiểu được ý nghĩa thì mới gọi là giáo dục thì tức là việc dạy dỗ trong thời kỳ khuôn mẫu cho trẻ thơ há chẳng phải việc làm vô nghĩa hay sao.

Tôi cho rằng, kể cả không hiểu được ý nghĩa đi nữa, thì chỉ cần trẻ tiếp thu một cách sinh lý những kích thích được mang lại thì điều đó cũng sẽ trở thành tri thức, và dần dần tự nhiên trẻ sẽ hiểu được. Nếu không phải vậy, thì tại sao ngay cả người lớn là người nước ngoài học tiếng Nhật cũng thấy khó, nhưng một đứa trẻ bé xíu có thể nói được không chút khó khăn. Nhà tâm lý học nhi đồng nổi tiếng người Thụy Sĩ - Jean Piaget(*) có đưa ra quan điểm: "Nếu đứa trẻ chưa được 4 tuổi thì chưa thể lý giải được các khái niệm trừu tượng". Tuy nhiên, theo tôi dù khái niệm trừu tượng đến mấy, nhưng nếu đứa trẻ ghi nhớ nó như là một khuôn mẫu và tiếp nhận nó một cách sinh lý vào đầu, thì đến một lúc nào đó trẻ sẽ lý giải được những khái niệm đó. Do đó, tôi khẳng định rằng, việc khắc ghi vào bộ não của trẻ những khái niệm trừu tượng như là một khuôn mẫu mới chính là bản chất thật sự mà giáo dục cần làm.

Để dễ hiểu hơn, tôi đưa ra ví dụ sau đây. Người mẹ khi đứng hay khi nằm thì đứa trẻ nào cũng đều nhận ra được. Dù đứa trẻ không hiểu được những khái niệm trừu tượng như vuông góc, thẳng hàng đi chăng nữa thì trong bộ não trẻ vẫn ghi vào theo khuôn mẫu là lúc mẹ đứng là vuông góc, lúc mẹ nằm là thẳng hàng. Những cụm từ như vuông góc, thẳng hàng thì sau này nhớ cũng được, điều cần thiết ở đây chỉ là công phu để làm sao khuôn mẫu hóa được những khái niệm trừu tượng mà thôi. Do vậy, thay vì vẽ trên giấy để mô tả đường thẳng vuông góc hay thẳng hàng, việc bản thân người mẹ đứng lên, nằm xuống chắc chắn có hiệu quả giáo dục hơn nhiều.

Ở trường mẫu giáo của Mỹ, đã thành công với việc cho trải nghiệm các khái niệm trừu tượng thông qua việc dùng cơ thể, nói cách khác là hành động, nhờ đó giúp cho bản thân trẻ trải nghiệm và nhớ được tri thức đó. Ví dụ, muốn cho trẻ tưởng tượng được khái niệm số 7, đầu tiên người ta sẽ cho 5 em học sinh đứng lên hai cột xà ngang, như thế sẽ có các em khác cũng muốn được leo lên đó, người ta cho tiếp hai em học sinh lên ở hai đầu cột. Sau đó, bảo với các em : "Như thế này nghĩa là 7 nhé". Với cách làm này, kể cả học sinh không hiểu khái niệm số 7 đi nữa, vẫn tưởng tượng được trực tiếp việc có thêm người leo lên là ý nghĩa "số" tăng lên, dần dần các em sẽ hiểu được cả việc cứ từng người leo lên thì "số" cũng thay đổi theo từng số lượng người đó.

Quan niệm "trẻ con thì chưa thể hiểu được các khái niệm trừu tượng" chẳng qua chỉ là sự tự kiêu nhầm lẫn của những học giả còn thiếu đầu tư trong cách dạy trẻ mà thôi. Điều mà chúng ta phải học trong phương pháp chỉ đạo của trường mẫu giáo trên đó là quan điểm, dù

(*)(*) Jean Piaget (1896 - 1980) là một nhà tâm lý học và triết học người Thụy Sĩ. Ông nổi tiếng về những nghiên cứu nhận thức luận với trẻ em.

là vấn đề gì đi nữa, trẻ đều có thể nắm được với tư cách là một khuôn mẫu, việc chúng ta cần làm là đầu tư để tạo ra được niềm hứng thú cho trẻ tham gia.

Một phần của tài liệu Chiến lược của mẹ thay đổi cuộc đời con (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w