Không có khái niệm ưu điểm và nhược điểm trong những việc gây hứng thú cho trẻ

Một phần của tài liệu Chiến lược của mẹ thay đổi cuộc đời con (Trang 106)

tùy ý sáng kiến ra nhiều trò chơi mới của riêng mình. Nói cách khác ở công viên này, chỉ mang đến nguyên liệu, còn về cách chơi, mục đích chơi thế nào là để tùy các em tự do chọn lựa.

Ở gần đó cũng có công viên khác đã hoàn thiện nhưng các em vẫn cất công từ xa đến để chơi ở công viên này. Những trò chơi đã được quy định sẵn mục đích chơi, cách chơi như cầu trượt, xích đu hầu như không còn chỗ cho trẻ phát huy trí tưởng tượng của mình nữa. Đối với người lớn chúng ta, công viên có nghĩa là phải có những thứ như cầu trượt, xích đu, cột sắt vịn. Nhưng đối với trẻ con, chỉ cần có chỗ chơi và chỗ đó có bạn bè thì không cần thiết phải có những công cụ chơi mà mục đích và quá trình đã được cấu thành rồi nữa. Nếu nhìn thấy hình ảnh các em đang chơi ở công viên này, sẽ có người hiểu rằng đây là một điển hình của những trò chơi của trẻ con, nhưng chính xác mục đích thế nào hãy để bản thân đứa trẻ tìm ra. Có bé đã nói về công viên này là: "ở đây có những giấc mơ". Và người xây dựng những ước mơ đó không phải là những người lớn đã tạo ra công viên đó, mà chính bản thân những đứa trẻ đang chơi ở đó. Tôi nghĩ những trò chơi đã được hoàn thiện hoặc những công cụ đồ chơi cũng mang ý nghĩa riêng của nó. Ý nghĩa đó được trẻ phát hiện ra thông qua quá trình chơi. Chính nhờ có sự phát hiện đó, mà trẻ cảm nhận được niềm hạnh phúc trong trò chơi của mình. Việc mà cha mẹ phải làm cho trẻ, là tạo cho trẻ chỗ chơi và phương thức chơi, còn sau đó nếu không cho trẻ tự mình suy nghĩ thì chỉ có nuôi dạy được một đứa trẻ ngay việc tự chơi một mình cũng không thể mà thôi. Những trò chơi là thứ không thể thiếu đối với sự phát triển tâm hồn của trẻ, cũng chính là vì tự bản thân trẻ có thể tạo ra được sân chơi giáo dục tự chủ của mình.

75. Không có khái niệm ưu điểm và nhược điểm trong những việc gây hứng thú cho trẻ trẻ

Ngày xưa có câu thành ngữ thế này "Hoa nhà hàng xóm thì đỏ", "Nhà nghèo bên cạnh có mùi ngỗng quay", để nói rằng con người ta thường hay so sánh mình với người khác. Của người khác thì cái gì cũng thấy tốt hơn và thấy ghen tị, ngược lại sự bất hạnh của người khác thì cảm thấy vui sướng hả hê. Nói cách khác, lúc nào cũng bận tâm đến sự tồn tại của người khác có lẽ là một trong những đặc tính của con người.

Những đứa trẻ cũng trở thành đối tượng để so sánh; không chỉ là vui sướng, buồn khổ trong mỗi cuộc cạnh tranh thi cử, nghề nghiệp, mà ngay từ khi mới chào đời cuộc cạnh tranh so sánh ấy đã bắt đầu rồi. Dù chỉ ở mức độ nói đùa, than thở nhẹ nhàng như "nhà đó có con trai còn nhà mình thì lại vịt giời", hay là "cũng trong bụng mẹ 9 tháng 10 ngày mà đứa con nhà kia đã biết nói bye bye, còn con mình thì chưa biết gì"... cho đến những lo lắng "không biết con có vấn đề gì về phát triển trí tuệ hay không". Đúng là trong sách nuôi dạy trẻ có đề quá trình phát triển trí tuệ tiêu chuẩn của trẻ, nhưng dù sao đó cũng chỉ là mốc tương đối thôi, chứ

không thể khẳng đinh nếu hơn mốc đó là trí tuệ phát triển hơn hoặc chậm hơn mốc đó là trí tuệ chậm phát triển được.

Tùy vào chủng loại của vô vàn kích thích mà trẻ tiếp nhận từ khi mới sinh ra, đối tượng gây hứng thú cho trẻ cũng vì thế mà khác nhau. Ví dụ, một người mẹ thích nhạc cổ điển hàng ngày đều nghe nhạc cổ điển thì khả năng đứa trẻ cũng sẽ thích nhạc cổ điển là có, người mẹ thích nhạc dân ca hàng ngày đều thích nhạc dân ca thì có khả năng đứa trẻ cũng sẽ thích nghe nhạc đó. Từ thực tế đó ta thấy không thể phán quyết ngay được rằng: "Đứa trẻ đó có tài năng về nghệ thuật" hay "con tôi không hiểu nghệ thuật" được. Khi tôi nói, trẻ em cũng có khả năng hiểu được trường đoạn "Eine kleine Nachtmusik" của Mozalt, không ít bà mẹ đã coi đó là tiêu chuẩn để vui sướng, để lo lắng. Tất nhiên, điều tôi muốn nói không phải là đứa trẻ hiểu được bản nhạc "Eine kleine" của Mozalt thì là thiên tài, còn không hiểu được thì kém cỏi. Tôi muốn nói nhờ vào các kích thích được lặp đi lặp lại mà dần dần ngay cả đứa trẻ cũng có thể hiểu được "Eine kleine" mà thôi. Người mẹ không dạy cho con biết bye bye mà lại bảo con hãy làm đi thì quả là một yêu cầu bất khả thi. Trồng được "bông hoa đỏ" hay "bông hoa trắng" là đều tùy thuộc vào cách nuôi dạy của người mẹ cả, bản thân việc so sánh hoa trắng hay hoa đỏ là hoàn toàn không có ý nghĩa gì hết. Điều quan trọng không phải là so sánh con mình với con người khác, mà là suy nghĩ muốn nuôi dạy con thành người như thế nào, và từ đó nghĩ xem người mẹ cần phải nỗ lực ra sao để làm được mà thôi. Nếu có thời gian rảnh để ngắm nghía "bông hoa đỏ nhà hàng xóm" thì thay vào đó hãy để dành thời gian xem con mình có hứng thú với cái gì, và nên làm thế nào để khêu gợi được niềm hứng thú đó một cách khéo léo chắc chắn sẽ có ích hơn với đứa trẻ đúng không.

Một phần của tài liệu Chiến lược của mẹ thay đổi cuộc đời con (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w