Biết khéo léo kích thích hứng thú có liên quan đến sự khéo léo trong cách nuôi dạy

Một phần của tài liệu Chiến lược của mẹ thay đổi cuộc đời con (Trang 85)

Ở chương trước, tôi đã nói về việc dù đứa bé nhỏ tuổi đến đâu cũng có ý nghĩ riêng của mình, hứng thú sẽ giống như thuốc kích thích thúc đẩy việc phát triển năng lực trí tuệ. Tất nhiên, nếu hứng thú của trẻ khác với của mẹ hoặc người mẹ chỉ coi những thứ mà con có hứng thú là ngốc nghếch và không để ý đến thì khi đó thuốc kích thích có nguy cơ biến thành thuốc kìm hãm. Một trong những bí quyết để lôi kéo hứng thú của trẻ mà từ ngày xưa cha ông vẫn dạy là: "khen hơn chê". Tuy nhiên, điều này thật ra nói dễ hơn làm, do đó, đòi hỏi cha mẹ phải vất vả thêm nhiều.

Thực tế, bản thân tôi cũng cảm nhận được mạnh mẽ sự khó khăn của việc khen so với chê. Trong kinh doanh có từ morale - tinh thần làm việc. Tinh thần làm việc của nhân viên nằm ở khả năng người lãnh đạo có thể lôi kéo hứng thú của nhân viên khi công ty gặp vấn đề trì trệ. Khi tôi nói vậy có thể sẽ nhận được nhiều chỉ trích từ mọi người rằng: "làm sao có thể đồng nhất hứng thú của người lớn với trẻ em như thế được", nhưng điểm mấu chốt tôi muốn nói ở đây là "sự khéo léo gây dựng hứng thú", kể cả trong nuôi dưỡng nhân viên, cũng như nuôi dưỡng con cái đều vô cùng quan trọng.

Dù khen hay chê điều quan trọng là ở thứ tự thực hiện. Tùy vào việc bạn khen rồi mới chê, chê rồi khen, chỉ khen hoặc chỉ chê mà sự ham muốn dành tâm trí vào việc đó của trẻ sẽ có sự khác biệt rất lớn. Ta tạm bỏ qua hai cách sau không tính đến. Dù biết cách nuôi dưỡng hứng thú ở trẻ là "khen trước chê sau", nhưng thông thường các bậc cha mẹ đều mắc khuyết điểm là kiểu gì cũng chê rồi mới khen.

Về điểm này, điều làm tôi khi nào cũng quan tâm đó là cái tài trong cách khen, cách chê của thầy Suzuki. Thầy Suzuki dù trong bất kỳ trường hợp nào cũng dùng cách nói, đầu tiên là khen "Tốt lắm con làm tốt đấy chứ", và sau khi khen xong bao giờ cũng nói tiếp "trừ những chỗ chưa tốt thì...". Với cách nói này, đứa trẻ sẽ đọng lại ấn tượng rất mạnh về những điểm được thầy khen, đồng thời dù bị thầy chỉ ra những điểm chưa tốt cũng sẽ chân thành tiếp thu, và tự mình nỗ lực để khắc phục điểm chưa được đó. Còn cách làm của các bậc cha mẹ thường là chê hết chỗ này đến chỗ kia, khiến đứa trẻ có ấn tượng mạnh về việc mình bị chê, nên sau đó cha mẹ có khen đi chăng nữa đứa trẻ cũng không thể chân thành tiếp thu được cũng là điều đương nhiên. Nói tóm lại, điều quan trọng là khen trẻ trước hay chê trẻ trước mà thôi.

Thầy Suzuki đã chỉ ra "sự khéo léo" lôi kéo hứng thú của người mẹ sẽ tỉ lệ thuận với năng lực của đứa trẻ. Thế nhưng hầu hết các bà mẹ thường dễ đặt cảm xúc lên trước, ít ai có thể kiềm chế để ý đến trọng tâm là lôi kéo hứng thú của trẻ. Đặc trưng của trẻ nhũ nhi là một

khi đã có hứng thú rồi thì sẽ mải mê chăm chú đến điều đó cho đến khi sở thích đó lớn phồng lên. Các bạn thử một lần áp dụng phương pháp Suzuki, hãy khen trẻ thật nhiều thật nhiều và chỉ để lại duy nhất một điều muốn khiển trách nói cuối cùng xem hiệu quả thế nào nhé.

Một phần của tài liệu Chiến lược của mẹ thay đổi cuộc đời con (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w