Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của nền hànhchính NN 1 Quan niệm về năng lực, hiệu lực và hiệu quả của nền hành chính

Một phần của tài liệu ÔN THI CÔNG CHỨC môn QUẢN lý NHÀ nước (Trang 26)

Nghị quyết hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung ơng đảng cộng sản việt nam khóa VII đã xác định: “ xây dựng một nền hành chính trong sạch, có đủ năng lực, sử

dụng đúng quyền lực và từng bớc hiện đại hóa để quản lý có hiệu lực và hiệu quả công việc cảu nhà nớc”. Cụ thể là tạo lập một nền hành chính nhà nớc có đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nớc một cách có hiệu quả, có hiệu lực.

Để thực hiện đợc mục tiêu trên, trớc hết cần làm rõ và nhận thức đúng các khái niệm năng lực, hiệu lực và hiệu quả của nền hành chính nhà nớc.

1.1. Năng lực của nền HCNN là khả năng thực hiện chức năng quả lý và phục vụ

dân của bộ máy hành chính. Nói một cách khác, là khả năng huy động tổng hợp các yếu tố tạo thành sức mạnh thực thi công quyền.

Các yếu tố cấu thành năng lực của nền HCNN gồm:

- Hệ thống tổ chức hành chính đợc thiết lập trên cơ sở phân định rành mạch chức năng thẩm quyền giữa các cơ quan, tổ chức, các cấp trong hệ thống hành chính.

- Hệ thống thể chế, thủ tục hành chính đợc ban hành có căn cứ khoa học, hợp lý tạo lên cơ chế vận hành đồng bộ, nhịp nhàng, nhanh nhạy, thông suốt của bộ máy hành chính nhà nớc.

- Đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất đạo đức, trình độ, kỹ năng hành chính với cơ cấu, chức danh, tiêu chuẩn đáp ứng các yêu cầu cụ thể của việc thực thi công vụ.

- Tổng thể các điều kiện vật chất kỹ thuật cần và đủ để đảm bảo chi hoạt động công vụ có hiệu quả.

Năng lực của nền HCNN phụ thuộc vào chất lợng của các yếu tố trên. Năng lực của nền HCNN quyết định hiệu lực và hiệu quả quản lý của một nhà nớc; hiệu lực, hiệu quả thể hiện và là thớc đo, tiêu chuẩn đánh giá năng lực của nền HCNN.

1.2. Hiệu lực của nền HCNN là sự thực hiện đúng, có kết quả chức năng quản lý của bộ máy hành chính để đạt đợc các mục tiêu nhiệm vụ đặt ra. ở khía cạnh thực của bộ máy hành chính để đạt đợc các mục tiêu nhiệm vụ đặt ra. ở khía cạnh thực tiễn, hiệu lực của nền HCNN đợc biểu hiện ở sự nghiêm túc, khẩn trơng, triệt để của tổ chức và công dân trong việc thực thi chính sách, pháp luật của nhà nớc trên phạm vi toàn xã hội.

Hiệu lực của nền HCNN phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Năng lực, chất lợng của nền HCNN (tổng hợp các yếu tố thể chế, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức)

- Sự ủng hộ cả nhân dân. Sự tín nhiệm của dân càng lớn thì hoạt động quản lý của bộ máy hành chính càng cao.

- Đặc điểm tổ chức, vận hành của hệ thống chính trị. Hiệu lực của bộ máy hành chính phụ thuộc vào sự lãnh đạo, phơng thức lãnh đạo của Đảng, sự phân công rành mạch giữa các quyền lập pháp, hành pháp và t pháp.

1.3. Hiệu quả của nền HCNN là kết quả quản lý đạt đợc của bộ máy hành chính trong sự tơng quan với mức độ chi phí các nguồn lực, trong mối quan hệ giữa hiệu trong sự tơng quan với mức độ chi phí các nguồn lực, trong mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội.

Hiệu quả của nền hành chính thể hiện ở:

- Đạt mục tiêu (QLHC) tối đa với mức độ chi phí các nguồn lực nhất định - Đạt mục tiêu nhất định với mức độ chi phí các nguồn lực tối thiểu.

- Đạt đợc mục tiêu không chỉ trong quan hệ với chi phí nguồn lực (tài chính, nhân lực ) mà còn quan hệ với hiệu quả xã hội.…

Giữa năng lực, hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính có mối quan hệ chặt chẽ. Hoạt động QLHC trớc hết phải đề cao hiệu lực, phải đảm bảo đợc hiệu lực. Mặt khác, một nền hành chính tốt hoạt động phải có hiệu quả. Đồng thời cả hiệu lực, hiệu quả quản lý đều đợc quyết định bởi năng lực, chất lợng của nền hành chính. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLHC phải tập trung xây dựng và hoàn thiện các yếu tố cấu thành năng lực của nền hành chính. Ngợc lại, để đánh giá tiến bộ về năng lực của nền HCNN phải dựa trên những tiêu chí, thớc đo cụ thể phản ánh hiệu lực, hiệu quả của QLHC.

Lâu nay trong nhận thức chức có sự phân định về năng lực, hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính, dẫn đến sự lẫn lộn, thiếu cụ thể trong việc xác định nội dung, giải pháp cũng nh trong đánh giá kết quả và mức độ đạt đợc của công cuộc CC nền HCNN và hoàn thiện các điều kiện, môi trờng để nền HCNN có năng lực thực hiện có hiệu lực, hiệu quả chức năng QL của nhà nớc.

2. Tính tất yếu và yêu cầu nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả của nền HCNN HCNN

Việc nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của nền HCNN là một yêu cầu tất yếu và cấp bách trong điều kiện hiện nay của nớc ta xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn sau:

- Hoạt động HCNN là hoạt động thực thi quyền lực nhà nớc nhằm tổ chức thực hiện đờng lối, chính sách của Đảng và Pháp luật của nhà nớc. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hành chính nhà nớc chính là nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội, là hoàn thiện nhà nớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

- Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trờng định hớng XHCN. Đây là nhiệm vụ mới mẻ, khó khăn và nặng nề. Bản thân bộ máy nhà nớc không đổi mới tổ chức hoạt động nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thì không thể hoàn thành nhiệm vụ khó khăn, phức tạp trên.

- Thực tiễn tổ chức hoạt động quản lý HCNN ta cho thấy, bên cạnh những u điểm, thành tựu đã đạt đợc trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc còn có những yếu kém cần phải kịp thời khắc phục nh: bệnh quan liêu, xa dân, đặc quyền đặc lợi, vi phạm dân chủ, quản lý thiếu tập trung thống nhất, trật tự kỷ cơng, bộ máy cồng kềnh, nặng nề vận hành trục trặc . Những yếu kém, khuyết điểm đó đã làm giảm sút… nghiêm trọng hiệu lực, hiệu quả hành chính nhà nớc.

- Tình hình chính trị, kinh tế, khoa học-kỹ thuật và công nghệ trên thế giới thay đổi rất nhiều đòi hỏi chúng ta phải hoàn thiện tổ chức và hoạt động của nhà nớc để có thể thích ứng kịp với diễn biến của tình hình và nhịp điệu phát triển của thời đại

Nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hành chính nhà nớc là những tác động có chủ định nhằm làm cho hoạt động hành chính nhà nớc đạt đợc những yêu cầu cơ bản sau:

a. Xây dựng một nhà nớc thực sự của dân, do dân, và vì dân. Đảm bảo quyền làm

chủ nhà nớc và xã hội của nhân dân, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân.

Cần mở rộng dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng và quản lý nhà nớc. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình trớc hết thông qua Quốc hội và HĐND các cấp. Phải xây dựng Quốc hội và HĐND các cấp thực sự là cơ quan đại biểu của nhân dân, thay mặt nhân dân kiểm tra, giám sát hoạt động hành chính nhà nớc. Từng bớc thực hiện dân chủ trực tiếp, xây dựng những thiết chế cụ thể để đảm bảo cho nhân dân trực tiếp thực hiện quyền làm chủ nhà nớc và xã hội, phát huy mọi tài năng, sức lực vật chất của nhân dân tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nớc. Coi trọng và giải quyết tốt, đúng pháp luật các kiến nghị, đơn th khiếu tố của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Nâng cao vai trò của mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội, để các tổ chức này thực sự tham gia vào QLNN.

Cần phải thể chế hóa đúng đắn, kịp thời các chủ trơng, chính sách của Đảng thành pháp luật của nhà nớc, xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, chất lợng cao phù hợp với thực trạng KT-XH, bảo vệ đợc quyền tự do dân chủ, lợi ích hợp pháp, danh dự, nhân phẩm của mọi công dân, khắc phục đợc sự tùy tiện, lạm quyền của cơ quan nhà nớc.

b. Chuyển từng bớc nền hành chính truyền thống sang nền hành chính phát triển.c. Nền hành chính nớc ta tuy có nhiều đổi mới, nhng về cơ bản vẫn là một nền c. Nền hành chính nớc ta tuy có nhiều đổi mới, nhng về cơ bản vẫn là một nền

hành chính thực hiện theo cơ chế mệnh lệnh, can thiệp xin - cho. Nền hành chính nh vậy cha thể đảm nhận vai trò khai thông các nguồn lực trong từng cá nhân và xã hội để phát triển đất nớc. Vì vậy trong điều kiện xây dựng nhà nớc pháp quyền XHCN cần thực hiện bớc chuyển từ nền HC truyền thống sang nền HCNN hiện đại.

Nền hành chính phát triển là sự cố gắng từng bớc tách dần các chức năng hành chính khỏi các chức năng kinh doanh, tách dần chức năng hành chính với các chức năng dịch vụ hành chính, dịch vụ công, tách cơ quan công quyền với tổ chức sự nghiệp. Đây là những vấn đề rất lớn để bộ máy hành chính đích thực thực hiện công việc nhà nớc. Còn các chức năng kinh doanh, chức năng dịch vụ hành chính, dịch vụ công do dân cùng nhà nớc thực hiện dới nhiều hình thức khác nhau.

Nền hành chính phát triển xây dựng quan hệ giữa hành chính với công dân trên cơ sở của sự bình đẳng, các quyền và nghĩa vụ qua lại rõ ràng, không tuyệt đối hóa, đề cao vai trò của nhà nớc trớc công dân, không xem nhà nớc nh một chủ thể cai quản, ban phát quyền lợi. Công chức nhà nớc không có quyền cấp phép, sách nhiễu, gây phiền hà mà phải coi công dân là khách hàng. Cơ quan hành chính phải là ngời phục vụ, thực hiện cam kết phục vụ một cách công khai.

Công dân là chủ thể, ngời chủ động xây dựng sự vững mạnh, sáng suốt của hành chính. Mỗi công dân đều có cơ hội tham gia vào hoạt động của bộ máy nhà nớc. Công dân là ngời thiết lập và ổn định quyền lực nhà nớc.

Để có một nền hành chính phát triển, cần quán triệt và thực hiện tốt các nội dung sau:

- Xây dựng nền hành chính phục vụ dân. Công dân là khách hàng mà nền hành chính có trách nhiệm cung ứng những dịch vụ có chất lợng tốt nhất và hiệu quả nhất.

- Dân chủ hóa và phân cấp, phân giao quyền hạn. Nhà nớc quản lý nhằm hớng dẫn, giúp đỡ, khuyến khích các tổ chức công tự thực hiện các dịch vụ công. Nhà nớc không cản trở, ôm đồm, làm thay, độc quyền…

- Xác định rõ quan hệ khu vực công và khu vực t; xã hội hóa hoặc sắp sếp lại khu vực công nhng không làm giảm vai trò quản lý, chủ đạo, điều hòa của nhà nớc.

- Nền hành chính công thực hiện công quyền có hiệu lực, nhà nớc pháp quyền quản lý bằng pháp luật với đề cao đạo đức, phát huy những giá trị tinh thần của dân tộc của nhân loại.

- Nền hành chính công gắn bó chặt chẽ với nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển và tăng trởng kinh tế, đảm bảo công bằng xã hội, phục vụ đắc lực các nhiệm vụ chiến lợc KT-XH của mỗi giai đoạn phát triển.

- Xác lập quan hệ giữa hành chính công và các quan hệ thị trờng, vận dụng sáng tạo, linh hoạt các quan hệ thị trờng để xây dựng một nền hành chính năng động, mềm dẻo, có hiệu quả, phục vụ tốt xã hội với chi phí thấp mà không thị trờng hóa nền hành chính công.

- Lãnh đạo và quản lý sự thây đổi nền hành chính công trong môi trờng chung của hệ thống chính trị, của nhà nớc và của XH.

- áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới vào quản lý, vào nền hành chính công về công tác tổ chức và nghiệp vụ.

Theo tinh thần đó, để đánh giá sự phát triển của một nền hành chính cần dựa vào các tiêu chí sau: Sự năng động và phù hợp của tổ chức bộ máy nhà nớc trong hoạt động quản lý XH; sự ổn định, trật tự, an toàn xã hội; sự công bằng trong xã hội, sự phát triển của nền kinh tế

Tóm lại, trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung sang

cơ chế thị trờng, cải cách hành chính và vai trò của hành chính công ngày càng có ý nghĩa to lớn. Trong thời gian qua, nhà nớc ta đã áp dụng một phơng thức và cơ chế quản lý mới tác động vào nền kinh tế, cơ cấu kinh tế, vào các thành phần kinh tế, vào các vùng kinh tế, vào kinh tế đối ngoại nhằm định hớng cho nền kinh tế vận động đạt đợc những mục tiêu nhất định và trên thực tế đã đạt đợc những mục tiêu nhất định trong việc hình thành một cơ chế quản lý kinh tế hợp quy luật, hợp lòng dân, hợp xu thế thời đại. Đó là nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trờng có sự quản lý của nhà nớc theo định hớng XHCN; mở cửa và hội nhập với khu vực và trên thế giới; thực hiện chủ trơng” dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”,“dân giàu, nớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”

Phần B: Cải cách hành chính

Một phần của tài liệu ÔN THI CÔNG CHỨC môn QUẢN lý NHÀ nước (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w