Bảo hiểm có nguồn gốc từ rất xa xưa trong lịch sử nền văn minh nhân loại.Trong số những dấu tích vật chất của văn minh thời Tiền sử, thời Cổ đại, thời Trung cổ và thời Cận đại đã có các kho lúa nơi mọi người dự trữ lương thực để sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp. Ý tưởng về việc lập một quỹ chung ( trong trường hợp này là lương thực) đã xuất hiện trong tiềm thức con người nhằm khắc phục những hậu quả rủi ro có thể xảy ra. Vào cuối thể kỷ XV, khi người Châu Âu thực hiện những chuyến đi khai phá tới Châu Á và Châu Mỹ mở đường cho cuộc cách mạng thương mại, ý tưởng về rủi ro và thành lập một quỹ chung đã xuất hiện. Trong đội tàu chở hàng hóa sẽ có một số tàu có thể gặp phải thiên tai, địch họa không thể trở về. Những người tham gia đầu tư vào những chuyến đi mạo hiểm đấy thấy được sự cần thiết phải cùng nhau chia sẻ rủi ro, tránh trường hợp một số nhà đầu tư sẽ bị mất trắng do tàu bị mất tích.Vì vậy, bảo hiểm đã ra đời. Theo đó, một số cá nhân hoặc Công ty thu phí bảo hiểm bằng tiền mặt của các chủ tàu, chủ hàng nhằm thành lập một quỹ chung để đổi lấy một cam kết là sẽ bồi thường cho chủ tàu, chủ hàng trong trường hợp tàu gặp rủi ro trong quá trình vận chuyển. Bảo hiểm hàng hải được xem là khởi đầu của ngành bảo hiểm. Đến cuối thể kỷ 19, cùng với sự phát triển của ngành đại công nghiệp cơ khí, hàng loạt các nghiệp vụ bảo hiểm đã xuất hiện và phát triển rất nhanh. Trải qua quá trình phát triển đến nay đã có rất nhiều sản phẩm bảo hiểm ra đời phục vụ nhu cầu hầu hết các nhu cầu của xã hội và là một ngành quan trọng không thể thiếu.
Ở Việt Nam, theo phỏng đoán vào năm 1880 có các Hội bảo hiểm ngoại quốc như Hội bảo hiểm Anh, Pháp, Thụy sĩ, Hoa kỳ... đã để ý đến Đông Dương. Các Hội bảo hiểm ngoại quốc đại diện tại Việt Nam bởi các Công ty thương mại lớn, ngoài việc buôn bán, các Công ty này mở thêm một Trụ sở để làm đại diện bảo hiểm. Vào năm 1926, Chi nhánh đầu tiên là của Công ty Franco- Asietique. Đến năm 1929 mới có Công ty Việt Nam đặt trụ sở tại Sài Gòn, đó là Việt Nam Bảo
hiểm Công ty, nhưng chỉ hoạt động về bảo hiểm xe ô tô. Từ năm 1952 về sau, hoạt động bảo hiểm mới được mở rộng dưới những hình thức phong phú với sự hoạt động của nhiều Công ty bảo hiểm trong nước và ngoại quốc.
Ở Miền Bắc, ngày 15/01/1965 Công ty Bảo hiểm Việt Nam (gọi tắt là Bảo Việt) mới chính thức đi vào hoạt động và đến năm 1993, sau khi Nghị định 100/CP
ngày 18/12/1993 của Thủ tướng Chính phủ về kinh doanh bảo hiểm đã đánh dấu sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam. Tính đến thời điểm 31/12/2014 trên thị trường bảo hiểm đã có 17 Công ty bảo hiểm Nhân thọ, 29 Công ty bảo hiểm Phi nhân thọ, 1 chi nhánh Doanh nghiệp bảo hiểm Phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam, 12 Công ty môi giới bảo hiểm, 2 Công ty tái bảo hiểm. Tổng doanh thu toàn thị trường 2014 ước đạt 54.718 tỷ tăng gần 15% so với 2013 tăng gần 8000 % so với năm 1993. Trong đó Doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ đạt : 27.391 tỷ. Đầu tư vào nền kinh tế gần 100.000 tỷ đồng. Với mức tăng trưởng Doanh thu hàng năm trung bình trên 10%, được đánh giá tăng trưởng của ngành bảo hiểm cao nhất trong nhóm dịch vụ Tài chính- Ngân hàng- Bảo hiểm.
Đến nay, hệ thống pháp luật về kinh doanh bảo hiểm đã được ban hành đầy đủ và đồng bộ với Luật kinh doanh bảo hiểm (2000); Luật sửa đổi bổ sung Luật kinh doanh bảo hiểm (2001) và nhiều văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo ra hành lang Pháp lý ổn định, mang đến sự bình đẳng cho các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia hoạt động trên thị trường bảo hiểm. Thị trường bảo hiểm Việt Nam không ngừng lớn mạnh và các cơ quan quản lý bảo hiểm Việt Nam, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam đã hợp tác chặt chẽ với các nước trong khu vực và trên thế giới như chính thức gia nhập Hội đồng các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo hiểm ASEAN (AIRM) và Hội đồng bảo hiểm các nước ASEAN (AIC); đã và đang thực hiện nhiều bản ghi nhớ với các cơ quan quản lý Hoa Kỳ, Hàn Quốc nhằm trao đổi kinh nghiệm và tăng cường hợp tác. Các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam và Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam cũng hợp tác với các tập đoàn bảo hiểm, tái bảo hiểm hàng đầu trên thế giới để từng bước đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
Nhìn chung bối cảnh kinh tế vĩ mô trên hầu hết các chỉ số đều cho thấy bức tranh lạc quan của thị trường bảo hiểm Việt Nam trong tương lai. Năm 2015 được
dự báo thị trường bảo hiểm Phi nhân thọ sẽ tiếp tục phát triển và dự kiến duy trì tốc độ tăng trưởng 2 con số ( từ 14-15%) , dự kiến đạt 31.200 tỷ VNĐ.
Tuy nhiên thị trường bảo hiểm vẫn còn những tồn tại như tăng trưởng cao, ổn định nhưng doanh thu phí bảo hiểm trên GDP còn khiêm tốn, đến nay mới đạt mức 2%, thấp hơn so với trung bình của khối ASEAN (3,35%), châu Á (5,37%) và thế giới (6,3%); hệ thống Pháp luật vẫn còn những điểm chưa phù hợp như Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật dân sự vẫn còn những điểm chưa thống nhất, trong Luật hình sự chưa có tội danh trục lợi bảo hiểm.
Biểu đồ 2.1: Triển vọng phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam
Đơn vị: tỷ VNĐ 17052 20627 22757 24454 27347 31200 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Triển vọng phát triển Doanh thu Phi nhân thọ Việt nam