2.4.1 Các yếu tố thuộc Môi trường vĩ mô
2.4.1.1 Kinh tế và đặc điểm kinh tế của Khánh Hòa
Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, giáp với tỉnh Phú Yên về hướng Bắc, tỉnh Đắk Lắk về hướng Tây Bắc, tỉnh Lâm Đồng về hướng Tây Nam, tỉnh Ninh Thuận về hướng Nam và Biển Đông về hướng Đông; có mũi Hòn Ðôi trên bán đảo Hòn Gốm huyện Vạn Ninh, là điểm cực Ðông trên đất liền của nước ta.
Dân số Khánh Hòa (theo số liệu đến ngày 1-4-2011) là 1.174.848 người với 32 dân tộc đang sinh sống (Kinh, Raglai, Hoa, Ê-đê, Cơ-ho, một nhóm nhỏ dân tộc Tày, Nùng, Mường, Thái, Chăm, Khmer, Thổ...). Diện tích tự nhiên của Khánh Hòa, cả trên đất liền và hơn 200 đảo và quần đảo là 5.197 km2. Bờ biển dài 385 km với nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, nhiều đảo và vùng biển rộng lớn.
Ðiều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, lịch sử văn hóa đã đem đến cho tỉnh Khánh Hòa một tiềm năng lớn để phát triển du lịch, dịch vụ. Nha Trang - Khánh Hòa hiện được xác định là một trong 10 trung tâm du lịch - dịch vụ lớn của cả nước. Tháng 5- 2003, vịnh Nha Trang được công nhận là thành viên chính thức của Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới.
Vị trí địa lý của tỉnh Khánh Hòa còn có ý nghĩa chiến lược về mặt quốc phòng, vì nằm gần đường hàng hải quốc tế, có huyện đảo Trường Sa, cảng Cam Ranh và là cửa ngõ thông ra Biển Ðông.
Ðiều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, lịch sử văn hóa đã đem đến cho tỉnh Khánh Hòa một tiềm năng lớn để phát triển du lịch, dịch vụ. Nha Trang - Khánh Hòa hiện được xác định là một trong 10 trung tâm du lịch - dịch vụ lớn của cả nước. Tháng 5-2003, vịnh Nha Trang được công nhận là thành viên chính thức của Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới.
Cơ sở hạ tầng vững chắc là điều kiện quan trọng thu hút đầu tư phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế của Khánh Hòa nói chung và Công ty bảo hiểm MIC Khánh Hòa nói riêng. Khánh Hòa hiện có hệ thống giao thông phát triển và thông suốt, nhất là giao thông đường bộ, giao thông nội tỉnh ngày càng được nâng cấp, mở rộng, hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối phát triển, nằm trên trục giao thông quan trọng của cả nước: có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam nối liền các tỉnh phía Bắc và phía Nam, quốc lộ 26 nối với Đắc Lắc và các tỉnh Tây Nguyên. Khánh Hòa có 6 cảng biển, trong đó có 3 cảng biển có thể cho tàu có trọng tải 10.000 – 3000 tấn cập bến, có ga đường sắt chính, có sân bay quốc tế Cam Ranh, thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế; mạng điện quốc gia đủ sức đáp ứng mọi nhu cầu về điện năng cho các nhà đầu tư, hệ thống thông tin liên lạc, internet… đạt trình độ kỹ thuật tiên tiến. Đặc biệt quân cảng Cam Ranh được cả nước quan tâm, chính phủ, Bộ quốc phòng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Hiện nay đang là một đại công trình xây dựng của cả nước. Với lợi thế là Doanh nghiệp bảo hiểm Quân đội, Tổng công ty bảo hiểm Quân đội nói chung và MIC Khánh Hòa nói riêng được Bộ quốc phòng tin tưởng giao nhiệm vụ bảo hiểm cho hầu hết các công trình, tài sản thuộc sự quản lý của Bộ quốc phòng.
Những thuận lợi về cơ sở hạ tầng hiện nay và tiềm năng phát triển trong tương lai sẽ tạo điều kiện cho MIC Khánh Hòa phát triển doanh thu, đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Tốc độ tăng trưởng GDP trong 5 năm gần đây bình quân 8,3 %/năm . GDP bình quân đầu người năm 2014 đạt 2.650 USD. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã
hội tăng qua các năm và đạt trên 110 nghìn tỷ đồng trong 5 năm 2011-2015, tăng gấp 2,3 lần so với giai đoạn 2005-2010. Tỷ lệ huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên GDP bình quân đạt 42%. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2014 vượt mốc 15.000 tỷ đồng. Điều này dẫn đến sự phát triển tất yếu về nhu cầu các sản phẩm bảo hiểm. Bởi vì nhu cầu bảo hiểm không phải là nhu cầu căn bản nhất của con người mà bảo hiểm chỉ có thể phát triển khi con người đã thỏa mãn các nhu cầu căn bản khác.
Tiềm năng thế mạnh của Khánh Hòa bao gồm: du lịch, thủy sản, đóng sửa chữa tàu- cảng biển, nghành sợi- dệt-may, khoáng sản…
Tuy nhiên hệ thống cơ sở hạ tầng tuy đã được chú trọng đầu tư phát triển nhưng chưa thật sự là động lực kích thích nền kinh tế phát triển. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng xã hội ( giáo dục, đào tạo, y tế…) chưa tương xứng với mục tiêu và yêu cầu phát triển, làm tăng nguy cơ tụt hậu dẫn đến làm giảm nhận thức về tham gia bảo hiểm của người dân. Chỉ số cạnh tranh, chính sách thu hút đầu tư so với các địa phương trên cả nước thuộc loại trung bình khá trên toàn quốc nên cũng góp phần làm tăng trưởng Doanh thu của MIC Khánh Hòa so với các Công ty bảo hiểm MIC tại địa phương khác.
Bảng 2.6: Tăng trưởng GDP những 5 năm gần đây của Việt Nam và tỉnh Khánh Hòa
Năm
Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam (%)
Tốc độ tăng trưởng GDP của Khánh Hòa (%) 2010 6,78 10,80 2011 5,89 11,55 2012 5,30 8,50 2013 5,42 8,30 2014 5.62 8,55
(Nguồn từ Tổng cục thống kê, www.vnexpress.net ngày 29/12/201; www.gso.gov.vn,
www.cafef.vn ngày 3/2/2012; www.kinhtenongthon.com.vn, http://baodautu.vn/ ngày 23/12/2013; http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te ngày 27/12/2014).
Định hướng Tỉnh Khánh Hòa sẽ triển khai 3 vùng kinh tế trọng điểm :
Khu vực vịnh Cam Ranh: sẽ tập trung triển khai các dự án phát triển hạ tầng trọng điểm, trong đó nhiều công trình, dự án đã đầu tư và đưa vào sử dụng như : đường ¾, tỉnh lộ 9 đi Khánh Sớn, đường dây và trạm biến áp 110KV Nam Cam Ranh, phủ điện thôn đảo Bình Hưng, hồ chứa nước Tà Rục, hệ thống xử lý chất thải rắn xã Cam Thịnh Đông, đang triển khai đường cất hạ cánh số 2 và mở rộng sân đỗ Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh ( dự kiến hoàn thành năm 2016). Đầu tư hoàn thành cơ sở khu hành chính và các dự án thuộc hệ thống trục đường giao thông chính khu trung tâm hành chính huyện Cam Lâm ( đường Phạm Văn Đồng, Lý Thái Tổ…).Hoàn thành cơ bản hạ tầng khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh. Đã có 19 dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách được cấp phép xây dựng và đã khởi công . Hiện nay đã có dự án hoàn thành từng phần và đưa vào khai thác kinh doanh ( dự án Khu du lịch Đỉnh Vàng, Dự án Cam Ranh Riverere Beach Resort & Spa giai đoạn 1…)
Khu kinh tế Vân Phong : đã tiến hành đồng bộ về lập quy hoạch chi tiết xây
dựng các khu chức năng, thu hút đầu tư, lập dự án đầu tư và xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội quan trọng thiết yếu. Đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và xây dựng các khu tái định cư ( Xóm Quán, Ngọc Sơn, Ninh Thuỷ- giai đoạn 1); tích cực giải phóng mặt bằng để hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện một số dự án lớn như : Trung tâm điện lực Vân Phong, Khu công nghiệp Ninh Thuỷ… Hoàn thành đưa vào hoạt động Kho xăng dầu ngoại quan, Trạm phân phối xi măng Nghi Sơn, Dự án Quốc lộ 1 A đi Ninh Hải, triển khai dự án cải lộ tuyến Tỉnh lộ 1 B (giai đoạn 1).
Thành phố Nha Trang : hoàn thành điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2015 và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hình thành một số khu đô thị mới và đưa vào hoạt động ( khu đô thị Vĩnh Điềm Trung, khu đô thị Phước Long…) hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng một số dự án du lịch có quy mô lớn như : Sheraton, Novotel, Intercontinental, Best Western…; đang triển khai xây dựng đường Cao Bá Quát – Cầu Lùng để hoàn thiện đoạn 3 tuyến đường Nha Trang đi Đà Lạt, đường Phong Châu, hoàn thành các dự án nâng cấp hệ thống thuỷ lợi, thoát
nước, vệ sinh môi trường như : dự án cải thiện vệ sinh môi trường, hạ tầng cụm công nghiệp Đắc Lộc; Hệ thống thoát lũ từ Phú Vinh về đầu Sông Tắc, Chỉnh trị hạ lưu song Tắc- song Quán Trường, hoàn thành đưa vào sử dụng các dự án nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp, một số dự án xã hội hoá trong lĩnh vực y tế, giáo dục, thể thao; đang triển khai xây dựng các trường : THPT Lê Quý Đôn, THPT Nam Nha Trang, Cao đẳng nghề Nha Trang, Cao đẳng y tế Khánh Hoà, Trường Chính trị tỉnh…; đã phê duyệt quy hoạch và đang triển khai hạ tầng khu trung tâm đô thị thương mại-dịch vụ- tài chính- du lịch Nha Trang ( sân bay Nha Trang); đã tiến hành lập quy hoạch chi tiết 1/500 khu đô thị - hành chính mới của Tỉnh.
Lãi suất ngân hàng
Trước năm 2012, Lãi suất ngân hàng rất cao đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước trong việc tiếp cận nguồn vốn vay khiến cho tình hình sản xuất kinh doanh phải thu hẹp, nhiều doanh nghiệp phải phá sản. Để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nhà nước đã điều chỉnh chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng, hiện nay mặt bằng lãi suất đã giảm mạnh, lãi suất cho vay khoảng 9-12 % / năm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc tiếp cận nguồn vốn, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo quy định của Ngân hàng, để đảm bảo an toán Tài chính, tài sản thế chấp vay Ngân hàng bắt buộc phải mua bảo hiểm. Do vậy, đây là cơ hội cho các Doanh nghiệp bảo hiểm tăng doanh thu đối với các nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, kỹ thuật thông qua kênh phân phối Bancassurane.
Lạm phát
Do lãi suất ngân hàng trước năm 2012 cao, khiến cho nguồn tiền đưa vào sản xuất, kinh doanh rất hạn chế nên nguồn cung hàng hóa cho xã hội bị co lại. Giá cả của những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu liên tục tăng, đẩy chỉ số CPI lên trên 2 con số. Đời sống của phần lớn người dân bị ảnh hưởng tiêu cực, người dân chỉ chi tiêu cho những nhu cầu tiêu dùng cấp thiết phục vụ cho cuộc sống hàng ngày nên nhu cầu bảo hiểm bị hạn chế…. . Với những quyết sách tích cực và đúng đắn, chính phủ đã đề ra và chỉ đạo thực hiện quyết liệt nhiều giải pháp như hạn chế chi tiêu công cho những dự án chưa thật sự cần thiết, thắt chặt chính sách tài khóa, ổn định cán cân kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Nhờ đó mà lạm phát đã giảm xuống dưới còn 1 con số. Cụ thể năm 2012 lạm phát 8 %, năm 2013 là 6.04% và năm 2014 là
1.84% . Mức lạm phát 2014 là mức lạm phát rất thấp so với mục tiêu kiềm chế lạm phát của Chính phủ 7% và cũng là mức lạm phát thấp nhất trong vòng 13 năm trở lại đây.
2.4.1.2 Môi trường chính trị và pháp luật
Mặc dù tình hình thế giới trong những năm gần đây có nhiều bất ổn, những mâu thuẫn, xung đột chính trị, bạo động, đánh bom tự sát… diễn ra thường xuyên trên Thế giới. Tuy nhiên ở Việt Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng có tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định trong nhiều năm qua mặc dù đâu đó vẫn còn những thế lực thế lực thù địch chống đối chính quyền ở nước ngoài khiêu khích, vu khống, xuyên tạc, quấy rối. Khánh Hòa cũng may mắn là một trong những địa phương không bị ảnh hưởng kinh tế do phá hoại tài sản của một số phần tử quá khích lợi dụng việc Trung quốc đặt trái phép giàn khoan 981 tại vùng biển đặc quyền kinh tế của nước ta. Theo ước tính thiệt hại mà bảo hiểm phải bồi thường riêng tại tỉnh Bình Dương là khoảng 500 tỷ VNĐ và cho đến thời điểm hiện nay các Doanh nghiệp bảo hiểm vẫn chưa giải quyết xong vụ việc trên.
Để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, thực hiện chủ trương của Chính phủ, Bộ quốc phòng đã tập trung nguồn lực tài chính gấp rút xây dựng quân cảng Cam Ranh- Khánh Hòa. Với đặc thù là doanh nghiệp bảo hiểm mang tên Quân đội, MIC Khánh Hòa đã phối hợp chặt chẽ với Tổng Công ty bảo hiểm mọi rủi ro cho tất cả các công trình xây dựng tại quân cảng.
Chế độ quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm được tăng cường đi liền với tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bảo hiểm về cơ chế, chính sách, thủ tục. Bộ Tài chính ban hành Thông tư 124, Thông tư 125 hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm; Thông tư 151 sửa đổi bổ sung Thông tư 126; Thông tư 103 về bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới; Thông tư 232 về chế độ hạch toán kế toán doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ; Nghị định 122/2012 quy định phí bảo hiểm mà chủ sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Các chế độ chính sách trên đã tạo hành lang pháp lý cho nghành bảo hiểm phát triển.
2.4.1.3 Môi trường văn hóa - xã hội
Khi kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống được cải thiện tăng lên, nhu cầu ngày càng cao của người dân về phương tiện cá nhân xe ô tô, xe hai bánh… Trong
một thời gian ngắn, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại tình Khánh Hòa, các hãng xe Ô tô FORD, MERCEDES, TOYOTA, HONDA, THACO Trường Hải, HUYNDAI…đều đã mở Đại lý phục vụ khách hàng. Với mặt bằng lãi suất cho vay tiêu dùng giảm, các Ngân hàng thương mại liên kết với các Salon Ô tô tạo điều kiện cho khách hàng vay mua xe dẫn đến số lượng phương tiện xe cơ giới đưa vào lưu thông tăng lên không ngừng đã tác động tích cực đến doanh thu bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm MIC Khánh Hòa.
Theo kế hoạch phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, tỉnh Khánh Hòa sẽ trở thành đô thị trực thuộc Trung ương, trong đó thành phố Nha Trang là đô thị hạt nhân. Vì vậy, cơ sở hạ tầng tại Khánh Hòa đang được đầu tư, rất nhiều dự án, công trình đã được khởi công xây dựng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các Doanh nghiệp bảo hiểm triển khai các sản phẩm bảo hiểm tài sản, kỹ thuật.
Thu nhập bình quân đầu người của người dân Khánh Hòa được đánh giá là cao so với các địa phương khác trong cả nước. Ý thức người tiêu dùng ngày càng tăng cao, người tiêu dùng cũng đã nhận thức được lợi ích của việc tham gia bảo hiểm nên công tác tuyên truyền vận động người dân tham gia bảo hiểm các nghiệp vụ bảo hiểm tự nguyện cũng gặp nhiều thuận tiện.
2.4.1.4 Môi trường công nghệ
Khánh Hòa là một trong những địa phương nhận thức được tầm quan trọng của khoa học công nghệ, đã chú trọng nghiên cứu ứng dụng và triển khai khoa học công nghệ, gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu ứng dụng khoa học với các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 đưa Khánh Hòa trở thành trung tâm khoa học công nghệ, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mạng lưới viễn thông, internet phát triển. Công tác quản lý, phát triển ngành thông tin và truyền thông đã góp phần nâng cao chất lượng hoạt động thông tin truyền thông, đáp ứng nhu cầu tuyên truyền, quảng cáo bảo hiểm. Các dịch vụ bưu chính viễn thông được phát triển theo hướng đa dạng sản phẩm, nâng cao chất lượng và mở rộng vùng cung cấp dịch vụ đến mọi nơi trong toàn tỉnh. Các cơ quan, đơn vị có chức năng hoạt động thông tin, báo chí, xuất