Trên cơ sở đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh đối với MIC Khánh Hòa và 3 đối thủ cạnh tranh cùng ngành của các chuyên gia bên trong công ty và các đối tượng bên ngoài công ty. Sau khi thu thập số liệu tính toán và xử lý bằng Excel tác giả đã tổng hợp Bảng ma trận cạnh tranh (bảng 2.26).
Qua phân tích thực trạng tình hình kinh doanh của MIC Khánh Hòa cũng như kết quả đánh giá của các chuyên gia bên trong công ty và các đối tượng bên ngoài công ty được tổng hợp trong bảng ma trận hình ảnh cạnh tranh (CPM) của doanh nghiệp và thực tiễn trên 20 năm công tác trong lĩnh vực quản lý, trực tiếp điều hành kinh doanh bảo hiểm trên địa bàn Khánh Hòa , tác giả nhận thấy MIC Khánh Hòa có năng lực cạnh tranh tốt hơn ba đối thủ là PVI Khánh Hòa, PJICO Khánh Hòa, PTI Nam Trung Bộ thể hiện sự tăng trưởng Doanh thu cao, mặc dù ra đời và hoạt động kinh doanh sau các đối thủ nhưng đã có Doanh thu đến nay đã ngang bằng với các đối thủ.
Bảng 2.17 : Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Doanh nghiệp
MIC KH PVI KH PJICO KH PTI NTB
STT Các yếu tố đánh giá Điểm quan trọng Phân loại Điểm có trọng số Phân loại Điểm có trọng số Phân loại Điểm có trọng số Phân loại Điểm có trọng số
1 Quy mô doanh nghiệp 0.089 4 0,356 4.2 0,374 4.2 0,374 3.4 0,303
2 Mạng lưới văn phòng kinh doanh khu vực 0.089 3.9 0,347 3.7 0,329 4 0,356 3 0,267 3 Chính sách đãi ngộ, đào tạo & phát triển 0.085 3.9 0,332 3.9 0,332 3.6 0,306 3.4 0,289
4 Khả năng quản lý điều hành 0.085 4.4 0,374 3.4 0,289 3.7 0,315 3.2 0,272
5 Khả năng nắm bắt thông tin 0.101 4.1 0,414 3.9 0,394 3.9 0,394 3.3 0,333
6 Khả năng phát triển, đa dạng sản phẩm bảo hiểm. 0.085 4.5 0,383 3.8 0,323 3.7 0,315 3.3 0,281 7 Uy tín thương hiệu 0.101 4.24 0,428 3.88 0,392 3.93 0,397 3.39 0,342 8 Chất lượng công tác giám định bồi thường 0.097 3.97 0,385 3.52 0,341 3.83 0,372 3.11 0,302 9 Hệ thống các garage liên kết phục vụ khách hàng 0.085 3.86 0,328 3.65 0,310 3.53 0,300 3.42 0,291 10 Năng lực tiếp thị, chính sách ưu đãi khuyến mãi 0.093 3.65 0,339 3.79 0,352 3.65 0,339 3.75 0,349 11 Khả năng cạnh tranh về phí bảo hiểm 0.089 4 0,356 4.09 0,364 3.54 0,315 3.48 0,310
Tổng cộng 1.000 4,042 3,801 3,782 3,338
Theo bảng CPM thì điểm số trung bình mạnh nhất là MIC Khánh Hòa ( 4,042), tiếp theo là PVI Khánh Hòa (3,801), PJICO Khánh Hòa ( 3,782) và yếu nhất là PTI Nam Trung Bộ (3,338). Tuy nhiên cả bốn Doanh nghiệp đều có chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh trên mức trung bình và không có sự chênh lệch nhau nhiều chứng tỏ cuộc chiến cạnh tranh giữa các đối thủ là vô cùng khốc liệt. MIC Khánh Hòa là doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh cao hơn so với ba đối thủ trên với các ưu, nhược điểm được đánh giá như sau :
* Những ưu điểm
Uy tín thương hiệu: Với thương hiệu bảo hiểm gắn liền với tên Quân đội là một lợi thế cạnh tranh " độc quyền" mà các đối thủ cạnh tranh không thể có. Với sự chỉ đạo, tạo điều kiện giúp đỡ của Bộ Quốc Phòng, sự hỗ trợ hợp tác của Doanh nghiệp bảo hiểm quân đội, sự đoàn kết gắn bó trong toàn quân đã tạo nền tảng cho MIC Khánh Hòa trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu. Đây chính là một lợi thế cạnh tranh cốt lõi mà doanh nghiệp xác định để tận dụng tối đa lợi thế canh tranh này trong công tác kinh doanh.
Khả năng phát triển, đa dạng sản phẩm bảo hiểm: Đây cũng là một điểm mạnh của MIC Khánh Hòa so với các đối thủ trên thị trường. Bên cạnh sự chủ động, sáng tạo của các Ban nghiệp vụ Tổng công ty trong việc phát triển các sản phẩm bảo hiểm mới đáp ứng nhu cầu thị trường chung và các sản phẩm bảo hiểm đặc thù ngành như sản phẩm : Bảo hiểm tai nạn quân nhân, bảo hiểm tín dụng quân nhân.. cán bộ, nhân viên MIC Khánh Hòa cũng đã có sẵn nền tảng, kiến thức về bảo hiểm do đã được đào tạo từ nôi Bảo Việt và có kinh nghiệm nhiều năm công tác trên thị trường nên đã đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng đối với các sản phẩm bảo hiểm. Trong đó có một số sản phẩm bảo hiểm kỹ thuật cao đòi hỏi cán bộ, nhân viên phải am hiểu mới có thể triển khai được như bảo hiểm gián đoạn kinh doanh, bảo hiểm trách nhiệm công cộng, bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm...
Chất lượng công tác giám định bồi thường: Chất lượng công tác giám định bồi thường được đánh gia cao là do công ty ty ngay từ khi mới thành lập MIC Khánh Hòa đã chú trọng đến công tác hướng dẫn, kiểm soát, giám sát và tuân thủ chặt chẽ các Quy định chung của Tổng Công ty. Trong suốt thời gian hoạt động kinh doanh, công ty kiên quyết phòng chống hiện tượng trục lợi bảo hiểm, làm giả
hồ sơ... Việc giải quyết nhanh chóng kịp thời, chính xác quyền lợi bảo hiểm khi khách hàng không may gặp rủi ro tai nạn là ưu tiên hàng đầu của công ty trong công tác nâng cao chất lượng, dịch vụ chăm sóc khách hàng sau bán hàng.
Hệ thống các garage liên kết sửa chữa: yếu tố này được đánh giá cao là do công ty cũng như các đối thủ khác đã thực hiện liên kết với hầu hết các garage sửa chữa trên địa bàn . Ngoài sự tích cực chủ động của cán bộ, nhân viên làm công tác giám định, bồi thường theo sự chỉ đạo của lãnh đạo công ty trong việc liên kết, gắn bó với các Garage còn có yếu tố khách quan, tạo sự khác biệt. Đó chính là MIC Khánh Hòa - công ty con của Ngân hàng Quân đội (MB) áp dụng hình thức thấu chi nên nguồn tiền thanh toán nhanh lúc nào cũng có, đáp ứng được nhu cầu thanh toán tiền nhanh chóng, kịp thời, không để nợ đọng đối với các Garage sửa chữa nên tạo uy tín và được các garage sửa chữa ưu tiên hơn so với các đối thủ.
Khả năng quản lý điều hành: Khả năng quản lý điều hành của MIC Khánh
Hòa được đánh giá cao hơn các đối thủ cạnh tranh là do lãnh đạo công ty có tinh thần học hỏi, có kinh nghiệm công tác lâu năm, có uy tìn nên đã gây dựng được niềm tin, gắn bó, hợp tác, đoàn kết nội bộ đơn vị. Thể hiện qua việc khi thành lập Doanh nghiệp đã mời được các nhân sự đang công tác tại Bảo Việt sang công tác tại MIC Khánh Hòa và đến thời điểm hiện nay tất cả nhân sự trên đều đã phát huy năng lực và là lực lượng nòng cốt của MIC Khánh Hòa giúp đơn vị luôn hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh được Tổng Công ty khen thưởng hàng năm.
Khả năng nắm bắt thông tin: Trong kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ cũng như các ngành kinh doanh, dịch vụ khác, công ty nào nắm bắt sớm được thông tin, nhu cầu bảo hiểm từ phía khách hàng sẽ có cơ hội tiếp cận trước để giới thiệu sản phẩm và khả năng bán được sản phẩm sẽ cao hơn so với các đối thủ. Nắm bắt được thông tin sớm, trung thực, đầy đủ còn giúp cho doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đánh giá được rủi ro từ phía khách hàng để từ đó có chính sách phí phù hợp, cân nhắc trong việc quyết định nhận bảo hiểm hay không? Do đó tăng cường khả năng nắm bắt thông tin là tăng cường được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ.
Thông tin thu thập về tình hình thị trường, tình hình kinh tế xã hội, địa phương, phản ánh của khách hàng được phản ánh đầy đủ qua các kênh thông tin nhân viên, đại lý... và đặc biệt có sự hỗ trợ cung cấp thông tin đột suất hoặc định kỳ
hàng tuần qua mail cho Lãnh đạo đơn vị hoặc toàn thể cán bộ nhân viên MIC của Tổng công ty qua các ban nghiệp vụ như : tình hình khách hàng quân đội được thông tin qua Ban bảo hiểm khách hàng quân đội, Ban an ninh quốc phòng; tình hình khách hàng Doanh nghiệp trên địa bàn qua Ban khách hàng lớn; tình hình khách hàng cá thể lẻ qua Ban quản lý Đại lý.... Điều này đã giúp MIC Khánh Hòa có lợi thế cạnh tranh hơn các đối thủ trong việc thu thập thông tin. Tuy nhiên lợi thế này là không chắc chắn và điểm đánh giá cao của khách hàng, đại lý có thể là mang tính chủ quan.
Chính sách đãi ngộ, đào tạo và phát triển: Yếu tố này theo đánh giá của các
chuyên gia bên trong công ty là cao và ngang bằng với đối thủ cạnh tranh PVI Khánh Hòa. Tuy nhiên với sự khách quan, kinh nghiệm và đánh giá của tác giả thì MIC Khánh Hòa chưa đáp ứng được tốt yếu tố này. Điều này thể hiện qua việc đầu tư của Tổng công ty Bảo hiểm Quân đội nối chung và MIC Khánh Hòa nói riêng trong lĩnh vực đào tạo phát triển nguồn nhân lực còn rất nhiều hạn chế. Hàng năm Tổng công ty MIC cũng có tổ chức một vài khóa đào tạo cho cán bộ chủ chốt nhưng chỉ ngắn hạn và cấp tốc và chưa có định hướng chiến lược lâu dài cho phát triển nguồn nhân lực. Đây cũng là điểm yếu chung của toàn bộ ngành bảo hiểm mà nguyên nhân chính yếu là do cạnh tranh quá gay gắt dẫn đến hiệu quả kinh doanh bảo hiểm thấp. Các doanh nghiệp bảo hiểm phải tiết kiệm chi phí để cân đối nguồn, phải có hiệu quả cuối năm tài chính để chi cổ tức cho các cổ đông nên ngân sách dành cho đào tạo, phát triển bị cắt giảm. MIC Khánh Hòa với lực lượng cán bộ nhân viên hiện nay tuy có nhiều kinh nghiệm nhưng đều đã đứng tuổi, trong tương lai gần sẽ dần phải thay thế nhưng công ty không có dự phòng ngân sách để tuyển mới và đào tạo thay thế. Đây là nguy cơ thật sự đối với sự phát triển của MIC Khánh Hòa trong tương lai.
* Những yếu điểm
Quy mô doanh nghiệp: Đây là điểm yếu khách quan của MIC Khánh Hòa do Tổng công ty Bảo hiểm Quân đội có số vốn điều lệ thấp nhất so với các đối thủ. Theo chiến lược kinh doanh của MIC giai đoạn 2015 đến 2020, MIC có lộ trình tăng vốn điều lệ để mở rộng quy mô hoạt động và phấn đấu đến năm 2020 sẽ tăng vốn điều lệ lên gấp đôi so với hiện nay từ 500 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng. Với quy
mô doanh nghiệp trên địa bàn được đánh giá thấp hơn so với PVI Khánh Hòa và PJICO Khánh Hòa, MIC Khánh Hòa cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa về mọi mặt để cạnh tranh với các đối thủ.
Mạng lưới văn phòng kinh doanh khu vực: Yếu tố này, MIC Khánh Hòa
được đánh giá xếp sau PJICO Khánh Hòa. Đây là một điểm yếu mà MIC Khánh Hòa cần mau chóng khắc phục để có thể mở rộng địa bàn kinh doanh và chăm sóc khách hàng tốt hơn.
Năng lực tiếp thị, chính sách ưu đãi, khuyến mãi: Đây là điểm yếu lớn nhất của MIC Khánh Hòa so với hai đối thủ cạnh tranh là PVI Khánh Hòa và PTI Nam Trung Bộ. Với các chính sách ưu đãi, khuyến mãi theo hệ thống, khởi nguồn từ các Tổng công ty mẹ, PVI Khánh Hòa và PTI Nam Trung Bộ đã được hưởng lợi và đã giành được một số
ưu thế nhất định, doanh số tăng trưởng nhanh sau những đợt khuyến mãi, tuyên truyền, quảng cáo.
Khả năng cạnh tranh về phí bảo hiểm: Phí bảo hiểm giảm sẽ ảnh hưởng
đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. PVI Khánh Hòa được đánh giá có khả năng cạnh tranh về phí bảo hiểm tốt nhất ( 0,364). MIC Khánh Hòa ( 0,356) tuy được đánh giá cao hơn hai đối thủ còn lại là PJICO Khánh Hòa (0,315) và PTI Nam Trung Bộ (0,309) nhưng bản thân tác giả trực tiếp điều hành kinh doanh thì thực chất phí bảo hiểm rất khó xác định chính xác. Bảo hiểm là một ngành dịch vụ đặc thù, phí bảo hiểm chỉ có thể xác định sau khi kết thúc hợp đồng bảo hiểm ( sau khi hạch toán đủ các chi phí để thực hiện hợp đồng bao gồm : chi hoa hồng, chi phí quản lý, các quỹ dự phòng, chi phí bồi thường...) và tùy điều khoản, điều kiện của hợp đồng cụ thể như nếu bổ sung thêm các điểm loại trừ, tăng mức khấu trừ thì phí bảo hiểm sẽ giảm ...
Vì vậy, ngoài một số dịch vụ bảo hiểm mang tính bắt buộc được pháp luật quy định chặt chẽ về phí bảo hiểm như bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thì các dịch vụ bảo hiểm khác thườngđều là bảo hiểm tự nguyện và các doanh nghiệp được chủ động quyết định mức phí. Các Tổng công ty thường quy định áp dụng tỷ lệ phí bảo hiểm chung có khoảng dao động ( +/- ) từ 20% đến 30% đối với từng dịch vụ bảo hiểm cho toàn hệ thống. Tuy nhiên việc tuân thủ thực hiện quy
định này còn rất lỏng lẻo, việc cán bộ, nhân viên của các công ty con địa phương trực tiếp kinh doanh " phá rào" là có xảy ra nhiều rất khó kiểm soát. Do vậy, khả năng cạnh tranh về phí bảo hiểm là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nhưng cũng là con dao hai lưỡi có thể khiến doanh nghiệp hiệu quả kinh doanh kém, có thể bị thua lỗ và vi phạm quy định của Bộ tài chính.