Mục tiêu và nội dung của giáo dục trung học cơ sở

Một phần của tài liệu dự báo nhu cầu giáo viên trung học cơ sở tỉnh tây ninh đến năm 2010 (Trang 35)

8. CÂU TRÚC LUẬN VĂN:

1.7.2.Mục tiêu và nội dung của giáo dục trung học cơ sở

Điều 23 Luật giáo dục quy định mục tiêu của giáo dục THCS như sau:"Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, THCN, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động" (5, trang 17).

Như vậy, giáo dục THCS không chỉ nhằm mục tiêu học lên THPT mà phải chuẩn bị cho sự "phân luồng" sau THCS. Có thể nói sau khi tốt nghiệp THCS học sinh đã đứng trước sự lựa chọn của cuộc đời: Tiếp tục hoàn thiện học vấn phổ thông ở bậc THPT hoặc theo các loại hình trường đào tạo chuyên nghiệp hoặc trực tiếp lao động sản xuất. Cho nên giáo dục THCS phải đảm bảo cho học sinh có những giá trị đạo đức, tư tưởng, lối sống phù hợp với mục tiêu, có những kiến thức phổ thông cơ bản về tự nhiên xã hội và con người, gắn với cuộc sống cộng đồng"và thực tiễn địa phương, có kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thường gặp trong cuộc sống, bản thân, gia đình và cộng đồng.

Nội dung của giáo dục THCS được quy định tại điều 24 Luật giáo dục:"Giáo dục THCS phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở tiểu học, đảm bảo cho học sinh có những hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, Toán, Lịch sử dân tộc, kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có những hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp" (5, trang 18).

Để phục vụ cho mục tiêu phát triển, nội dung chương trình THCS được thiết kế theo hướng: Giảm tính lý thuyết hàn lâm, tăng tính thực tiễn, thực hành đảm bảo vừa sức, khả thi, giảm số tiết học trên lớp, tăng thời gian tự học và ngoại khóa. Học xong THCS, học sinh có được năng lực thích ứng, năng lực hành động trên cơ sở có kiến thức, biết sống cùng gia đình, tập thể, năng lực tự học "suốt đời".

Như vậy, học vấn THCS rất cần thiết và là nền tảng cơ bản để tiếp thu các kiến thức KHCN và nghề nghiệp trong các hoạt động của đời sống xã hội, do đó giáo dục THCS là nhu cầu tất yếu của mọi tầng lớp dân cư, đặc biệt là ở lứa tuổi thanh thiếu niên.

Từ những đặc điểm trên ta thấy vị trí, vai trò, mục tiêu, nội dung của giáo dục THCS trong chiến lược phát triển giáo dục là hết sức quan trọng, đặc biệt hiện nay việc phổ cập giáo dục THCS là nhu cầu tất yếu khách quan của nưđc ta trong giai đoạn CNH-HĐH đất nước. Do đó vấn đề dự báo nhu cầu giáo viên THCS của cả nước và từng địa phương là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu dự báo nhu cầu giáo viên trung học cơ sở tỉnh tây ninh đến năm 2010 (Trang 35)