8. CÂU TRÚC LUẬN VĂN:
3.3.2. Giải pháp đào tạo, bồi dưỡng nhằm phát triển số lượng nâng cao chất lượng độ
ngũ
Thực tế tình hình đội ngũ giáo viên THCS tỉnh Tây Ninh hiện nay so với nhu cầu giảng dạy ta thấy rằng số lượng giáo viên còn thiếu và cơ cấu bộ môn không đồng bộ, do đó cần có giải pháp sau:
* Giải pháp về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THCS
a. Đào tạo chuẩn và trên chuẩn cho giáo viên THCS : trường CĐSP đào tạo giáo viên hệ CĐSP và liên kết với ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh, ĐHSP Huế đào tạo đại học hóa cho giáo viên THCS đã tốt nghiệp CĐSP, nâng tỷ lệ giáo viên tốt nghiệp ĐHSP 16% năm 2002 lên 20% năm 2005 và 25% năm 2010. Đảm bảo cán bộ cốt cán các bộ môn đều tốt nghiệp đại học.
b. Tiếp tục thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuyến đề, bồi dưỡng nội dung.chương trình , sách giáo khoa mới cho giáo viên THCS để họ có thể dạy các môn tích hợp theo chương trình sách giáo khoa mới.
c. Thường xuyên quan tâm đến việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên nhằm nâng cao năng lực chuyên môn tạo sự chuyển biến chất lượng dạy học. Quan tâm bồi dưỡng tư tưởng chính trị cho giáo viên THCS, đẩy mạnh công tác phát triển Đảng và xây dựng Đảng trong trường học.
d. Phân cồng sinh viên ra trường theo kết quả tốt nghiệp, sinh viên giỏi có quyền được chọn nhiệm sở trước, tạo động lực cho sinh viên học sinh sư phạm cố gắng học tập, nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ.
* Giải pháp về phát triển số lượng giáo viên THCS:
e- Trên cơ sở dự báo nhu cầu giáo viên, xây dựng một đề án cụ thể về số lượng giáo viên THCS cần đào tạo tương ứng với từng giai đoạn thời gian, quan tâm đào tạo theo địa chỉ sử dụng để giải quyết ổn định giáo viên theo từng địa phương.
Khuyến khích giáo viên dạy thêm giờ trong các trường THCS của tỉnh cho các môn còn thiếu giáo viên, giải quyết chế độ trả tiền dạy thêm giờ thỏa đáng để tạo động lực cho giáo viên tham gia dạy thêm giờ, thêm buổi.
* Giải pháp về cân đối giáo viên theo cơ cấu bọ môn
f- Tuyển hết số sinh viên tốt nghiệp sư phạm hàng năm, có kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên các môn thừa để họ có thể dạy các môn còn thiếu giáo viên, giải pháp này nhằm tạm thời khắc phục tình trạng không đồng bộ về cơ cấu giáo viên các môn học.
Kiểm tra khả năng chuyên môn của giáo viên các bộ môn thừa, đưa đi học bồi dưỡng để có thể dạy các môn năng khiếu (Nhạc, Họa, Thể dục, Công nghệ) đang còn thiếu nhiều. Song
song đó, trường sư phạm cần quan tâm đào tạo giáo viên phù hợp nhu cầu về cơ cấu bộ môn trong từng giai đoạn
g- Tăng cường biệt phái giáo viên từ nơi thừa đến nơi thiếu, để giải quyết tình trạng chênh lệch lao động ở các vùng trong tỉnh.