Đánh giá chung về giáo dục THCS và tình hình đội ngữ giáo viên trung học cơ sở

Một phần của tài liệu dự báo nhu cầu giáo viên trung học cơ sở tỉnh tây ninh đến năm 2010 (Trang 59)

8. CÂU TRÚC LUẬN VĂN:

2.4.4. Đánh giá chung về giáo dục THCS và tình hình đội ngữ giáo viên trung học cơ sở

1. Mặt mạnh

Sau 15 năm thực hiện đổi mới, giáo dục THCS đã đạt được những thành tựu:

- Về quy mô trường lớp - học sinh: Giáo dục THCS phát triển nhanh, đặc biệt là từ năm học 1997-1998 đến nay cả về mạng lưới trường lớp và học sinh đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh trong độ tuổi đến trường (11-14 tuổi).

- Chất lượng giáo dục được nâng lên, việc đổi mới phương pháp dạy học được thực hiện tích cực ở đại bộ phận giáo viên đã có tác dụng thúc đẩy phong trào thi đua hai tốt trong các trường học, số học sinh giỏi, giáo viên giỏi năm sau cao hơn năm trước. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp ngày càng tăng.

- Việc tổ chức dạy đầy đủ các môn học ở trường THCS đã được quan tâm chỉ đạo thực hiện.

- Đội ngũ giáo viên THCS, CBQL hầu hết đều nhiệt tâm với nghề, việc bồi dưỡng chuẩn hóa giáo viên và nâng chuẩn đã đạt được nhiều thành tích đáng kể. Trình độ chuyên môn của giáo viên có thể đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục phố thông theo NQ 40 của Quốc hội khóa X.

- Cơ sở vật chất trường học - trang thiết bị được chú ý dẫu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và từ cuộc vận động xã hội hóa giáo dục đã phần nào cải thiện điều kiện dạy học ở địa phương.

2. Mặt yếu

- Quy mô hường lớp tuy có phát triển nhanh những chưa đồng bộ giữa các vùng, miền, ở vùng sâu, vùng xa, biên giới việc bố trí trường lớp chưa thật hợp lý.

- Chất lượng giáo dục các môn năng khiếu: Nhạc, Mỹ thuật, Thể dục còn yếu do đội ngũ giáo viên chưa được đào tạo đầy đủ, chủ yếu là bổi dưỡng kiến thức để giảng dạy.

- Đội ngũ giáo viên vẫn còn thiếu và chất lượng chưa cao, ở những vùng khó khăn còn một bộ phận giáo viên chưa đạt chuẩn, ý thức rèn luyện nâng cao tay nghề còn hạn chế. Công tác đào tạo, đào tạo lại chưa thật sự gắn với sử dụng nên xảy ra tình trạng cơ cấu giáo viên không hợp lý, phân bổ giáo viên giữa các vùng, miền chưa phù hợp. Một bộ phận giáo viên ở vùng sâu, vùng xa chưa yên tâm công tác.

3. Thuận lợi cơ bản

- Chiến lược phát triển Giáo dục đến năm 2010 do thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định những mục tiêu phấn đấu làm kim chỉ nam cho hoạt động Giáo dục - Đào tạo nói chung và giáo dục THCS nói riêng. Luật giáo dục, điều lệ trường phổ thông đã ban hành, cơ chế chính sách và việc điều hành của nhà nước đang được đổi mới tạo hành lang pháp lý ngày càng thuận lợi cho phát triển Giáo dục - Đào tạo trong đó có phát triển giáo dục THCS.

- Tỉnh ủy - UBND tỉnh Tây Ninh đã sơ kết 4 năm thực hiện nghị quyết Hội nghị lần 2 Ban chấp hành TW Đảng khóa VIII và quan tâm chỉ đạo phát triển Giáo dục - Đào tạo. Kết luận của hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành TW Đảng khóa IX đã được quán triệt trong toàn Đảng, toàn dân Tây Ninh, chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện kết luận hội nghị lẫn 6 Ban chấp hành TW Đảng khóa IX mở ra cơ hội tốt cho việc phát triển giáo dục.

- Tây Ninh có nguồn nhân lực dồi dào, có truyền thống hiếu học, luôn quan tâm đến việc học tập của con em và có ý thức học tập nâng cao trình độ.

- Hệ thống trường lớp được đầu tư xây dựng, mỡ rộng đến tận thôn ấp thu hút trẻ em đến trường tạo cơ sở đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân.

4. Khó khăn chính

- Đầu tư cho giáo dục nói chung, cho giáo dục THCS nói riêng vẫn .chưa đáp ứng nhu cầu phát triển và thực hiện phổ cập THCS. Mạng lưới trường lớp có phát triển nhanh nhưng vẫn chưa đồng bộ, chưa đảm bảo yêu cầu phát triển bậc học THCS trong thời gian tới.

- Đội ngũ giáo viên THCS vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ về cơ cấu gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện dạy học theo chương trình, sách giáo khoa mới, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục THCS.

- Trang thiết bị còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu dạy học theo hướng đổi mới phương pháp dạy học ở phổ thông.

Phần đánh giá nêu trên có thể tóm tắt qua sơ đồ phân tích SWOT sau đây:

Do nhu cầu tình hình thuận lợi khó khăn như nêu trên vấn đề phát triển đội ngũ là vấn đề có tác động tích cực đế sự phát triển Giáo dục – Đào tạo. Vì thế dự báo nhu cầu giáo viên THCS để có hướng đào tạo phù hợp la rất cần thiết.

CHƯƠNG 3: DỰ BÁO NHU CẦU GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH TÂY NINH ĐẾN NĂM 2010

Một phần của tài liệu dự báo nhu cầu giáo viên trung học cơ sở tỉnh tây ninh đến năm 2010 (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)