0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Về công tác xã hội hóa sự nghiệp giáo dục

Một phần của tài liệu DỰ BÁO NHU CẦU GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH TÂY NINH ĐẾN NĂM 2010 (Trang 46 -46 )

8. CÂU TRÚC LUẬN VĂN:

2.2.7. Về công tác xã hội hóa sự nghiệp giáo dục

Thực hiện Nghị quyết 90/CP của Thủ tướng Chính phủ, quan điểm coi Giáo dục - Đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân đã được quán triệt sâu rộng trong Đảng bộ, trong cơ quan, ban ngành, chính quyền, đoàn thể các cấp và được tuyên truyền rộng rãi đến nhân dân trong tỉnh, đã thực sự tạo được sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động tại Tây Ninh. Quần chúng nhân dân đã cùng với Đảng và chính quyền chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục, ngành giáo dục- đào tạo là nòng cốt trong việc tổ chức và hướng dẫn toàn xã hội chăm lo phát triển giáo dục. Đến nay 100% các xã phường và thị trấn trong tỉnh đều đã tổ chức đại hội giáo dục theo thông tư liên tịch 09/TT-LT của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Công đoàn Giáo Dục Việt Nam. Nhìn chung hoạt động của Hội đồng Giáo dục các cấp đã đạt hiệu quả và tạo ra sự chuyển biển rõ rệt về chất lượng dạy học, cơ sở vật chất được tăng cường trong các trường phổ thông của tỉnh Tây Ninh. Đến năm học 2001-2002, các huyện thị trong tỉnh đều đã có hội khuyến học hoạt động tích cực trong việc bảo trợ, động viên khuyến khích tạo động lực cho người dạy và người học trên từng địa bàn giáo dục trong tỉnh.

Công tác xã hội hóa giáo dục đã góp phần trong việc vận động học sinh đi học, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, huy động nguồn kinh phí của nhân dân cùng với ngân sách nhà nước xây dựng, tu sửa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy học. Kết quả là riêng năm 2001-2002 đã thu học phí 8,839 tỷ đồng, tiền xây dựng cơ sở vật chất 5,4 tỷ đồng đã xây mới được 25 phòng học, sửa chữa 62 phòng, xây 190 công trình phụ. Đến năm 2001- 2002, toàn tỉnh có 6 trường bán công, 1 trường dân lập ở bậc học phổ thông.

Nhìn chung, hệ thống trường ngoài công lập trong thời gian qua hoạt động có hiệu quả. Nhiều trường có giải pháp giúp đỡ học sinh yếu kém vươn lên trung bình, nhiều học sinh thi tốt nghiệp cuối cấp đạt kết quả tốt, một số trường THPT bán công có tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp trên 90%.

Tóm lại, dù còn gặp nhiều khổ khăn, thách thức nhưng với ý thức chấp hành các nghị quyết, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, kế hoạch của tỉnh ủy, UBND tỉnh, ngành Giáo Dục Đào Tạo Tây Ninh đã tăng cường các biện pháp chỉ đạo thực hiện các hoạt động và đạt những thành tựu đáng kể. Đặc biệt là sau khi có nghị quyết hội nghị lần thứ 2 BCH TW Đảng khóa VUI và kế hoạch 16.KH/TU của tỉnh ủy, sự nghiệp giáo dục đào tạo của tỉnh đã phát triển ổn định và đạt kết quả khá tốt trên nhiều mặt. Đội ngũ giáo viên và học sinh tăng đều hàng năm, chất lượng dạy học được nâng lên. Ngành đã chú ý đúng mức đến giáo dục đạo đức cho học sinh, công tác xã hội hóa giáo dục đạt kết quả bước đầu. Mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bổi dưỡng nhân tài thực hiện có hiệu quả. Bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại như: chưa đạt được các chỉ tiêu đề ra, chất lượng giáo dục đào tạo chưa đồng đều ở các khu vực, điều kiện dạy học có cải thiện nhưng vẫn còn thấp so với yêu cầu chung, còn một bộ phận học sinh bỏ học (do gia đình khó khăn).

Những tồn tại này ảnh hướng lớn đến quá ừình phát triển giáo dục đào tạo.

Một phần của tài liệu DỰ BÁO NHU CẦU GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH TÂY NINH ĐẾN NĂM 2010 (Trang 46 -46 )

×