8. CÂU TRÚC LUẬN VĂN:
2.1.2. Đặc điểm KT-XH
1. Tăng trưởng kinh tế
Từ năm 1991 đến nay, kinh tế Tây Ninh phát triển với tốc độ khá cao. Tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân năm đạt 12,4%. Trong đó cấc ngành nông -lâm, thủy - sản tăng 9% trong cả thời kỳ 1991-2000, đặc biệt tăng trưởng cao trên 15%) trong thời kỳ 1994-1998; ngành công nghiệp - xây dựng tăng bình quân năm 22,75%; các ngành dịch vụ tăng xấp xỉ 13%.
Thu nhập bình quân đầu người năm 2001 đạt 3.467.000 VND, tăng 2,69 lần so với năm 1990.
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế Tây Ninh từ năm 1991 đến nay đã chuyển dịch theo hướng tích cực: năm 1990, tỷ trọng các ngành nồng, lâm nghiệp, thủy sản-cồng nghiệp và xây dựng- dịch vụ trong GDP là 60%-10%-30%, tỷ trọng tương ứng của các khu vực trong năm 2001 là 45,2%-24,2%- 30,6%.
3. Thực trạng lao động việc làm
Tây Ninh là tỉnh có lợi thế về nguồn nhân lực với lực lượng lao động trẻ và có nhiều tiềm năng. Lực lượng tham gia hoạt động kinh tế thường xuyên có 492300 người chiếm 49,6% dân số,72% dân số trên 15 tuổi, trong đó có việc làm thường xuyên 467 nghìn người chiếm 95% lực lượng lao động, tỷ lệ thất nghiệp chiếm 5%. Tuy nhiên, trình độ chuyên môn cuả lực lượng lao động cuả Tây Ninh, nhìn chung, thấp hơn so với các tỉnh trong khu vực và cả nước, lao động không có chuyên môn nghiệp vụ chiếm gần 90% lực lượng lao động hoạt động kinh tế thường xuyên. Do đổ yêu cầu phát triển giáo dục-đào tạo đặc biệt là đào tạo nghề cần phải được chú trọng nhiều hơn.