Chiến lược phát triển Giáo dục-Đào tạo 2001-2010

Một phần của tài liệu dự báo nhu cầu giáo viên trung học cơ sở tỉnh tây ninh đến năm 2010 (Trang 65)

8. CÂU TRÚC LUẬN VĂN:

3.1.2.Chiến lược phát triển Giáo dục-Đào tạo 2001-2010

Được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 28/12/2001:

Thực hiện Nghị quyết đại hội IX của Đảng cộng sản Việt Nam, chiến lược phát triển Giáo dục - Đào tạo 2001-2010 xác định mục tiêu, giải pháp và các bước đi theo phương châm "đa dạng hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa", xây dựng nền giáo dục có tính thực tiễn và hiệu quả

- Mục tiêu chung là:

+ Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của từng vùng, từng địa phương, hướng tới một xã hội học tập. Phấn đấu đưa nền giáo dục nước ta thoát khỏi tình trạng tụt hậu trên một số lĩnh vực so với các nước phát triển trong kim vực.

+ Ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt chú trọng đến nhân lực khoa học - công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề.

+ Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp chương trình giáo dục các bậc học và trình độ đào tạo; phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới quản lý giáo dục, tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực phát triển giáo dục.

Một trong những giải pháp để thực hiện các mục tiêu đó là phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp giáo dục:

Phát triển đội ngũ nhà giáo đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn về chất lượng, đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

Đối với giáo viên phổ thông: Điều chỉnh cơ cấu đội ngũ giáo viên phổ thông, tăng cường giáo viên nhạc họa, Thể dục thể thao, nữ công gia chánh, giáo viên hướng nghiệp và dạy nghề để đa dạng hóa việc học và hoạt động của học sinh trong quá tành tiến tới học 2 buổi/ngày. Nâng dần tỷ lệ giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng. Phấn đâu đến năm 2005 tất cả giáo viên THCS đều có trình độ cao đẳng trở lên, trong đó những giáo viên trưởng, phó các bộ môn có trình độ đại học. Nâng tỷ lệ giáo viên trung học phổ thông có trình độ Thạc sĩ lên 10% vào năm 2010. Đặc biệt chú trọng đầu tư cho việc xây dựng đội ngữ giáo viên các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Giáo viên được thường xuyên thấm gia các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ.

Kết luận hội nghị lần thứ 6 BCH TW Đảng khóa IX về giáo dục và đào tạo đã xác định 3 nhiệm vụ và 5 giải pháp đối với Giáo dục - Đào tạo, phương hướng chung là nỗ lực phấn đấu toàn diện làm cho giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu về cả 4 yêu cầu: Đầu tư tài chánh,

đầu tư cán bộ, chính sách ưu tiên, tổ chức quản lý, tập trung phát triển giáo dục mạnh hơn, khẩn trương và hiệu quả hơn theo hướng:"Chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa" đưa nền giáo dục nước nhà vào thế ổn định với chất lượng giáo dục toàn diện, nhằm đào tạo có chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ tố quốc xã hội chủ nghĩa. Ba nhiệm vụ cần tập trung là:

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả Giáo dục và Đào tạo nhân tài.

- Phát triển quy mô giáo dục đại trà và mũi nhọn trên cơ sở đảm bảo chất lượng và điều chỉnh cơ cấu đào tạo, gắn đào tạo với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, gắn đào tạo với sử dụng

- Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, ưu tiên phát triển giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, có chính sách hỗ trợ HSSV thuộc các gia đình nghèo và các đối tượng chính sách xã hội.

Chương trình hành động của Bộ Giáo dục - Đào tạo thực hiện kết luận hội nghị lần thứ 6 BCH TW Đảng khóa IX và chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010 đã xác định:

Làm cho toàn ngành quán triệt và nổ lực thực hiện kết luận hội nghị lần thứ 6 BCH TW Đẳng khóa IX, cụ thể là tạo ra sự nhất trí cao đối với những nhận định của TW Đảng và chính phủ về tình hình Giáo dục- Đào tạo, thấy rõ trách nhiệm của ngành, nâng cao quyết tâm khắc phục những tồn tại, yêu kém, thực hiện thành công các mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược phát triển Giáo dục- Đào tạo. Chỉ tiêu phấn đấu đôi với giáo dục THCS là:

Thực hiện phổ cập THCS ở các thành phố, đô thị, vùng kinh tế thuận lợi vào năm 2005 và trong cả nước vào năm 2010, tăng tỷ lệ học sinh THCS trong độ tuổi từ 74% năm 2000 lên 80% vào năm 2005 và 90% vào năm 2010. Đưa giảng dạy ngoại ngữ chủ yếu là Tiếng Anh và Tin học vào tất cả các trường THCS, các lớp cuối tiểu học ở những nơi có điều kiện, phấn đấu đến năm 2015 tất cả các trường THCS đạt chuẩn quốc gia. (xem một số mục tiêu định lượng phát triển GD-ĐT ở phụ lục 9)

Từ những quan điểm, mục tiêu phát triển Giáo dục- Đào tạo của Đảng và nhà nước, Tỉnh ủy và ủy Ban Nhân Dân tỉnh Tây Ninh đã xây dựng các chương trình hành động, đề án phát triển Giáo dục đến năm 2010.

Một phần của tài liệu dự báo nhu cầu giáo viên trung học cơ sở tỉnh tây ninh đến năm 2010 (Trang 65)