8. CÂU TRÚC LUẬN VĂN:
2.3.1. Quy mô trường lớp học sinh
Tình hình phát triển THCS ở Tây Ninh có thể chia làm các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1975-1985
Đây là giai đoạn trước thời kỳ đổi mới, tình hình giáo dục có nhiều thay đổi về việc tổ chức trường lớp kể từ sau khi Miền nam hoàn toàn giải phóng (xem bảng 6)
Giai đoạn trước khi có Nghị quyết TW2 (1986-1996)
Trong giai đoạn này tỷ lệ học sinh trung học cơ sở trên dân số trong độ tuổi (từ 11-14 tuổi) còn thấp, từ 60% trở xuống, trong đó, có năm tỷ lệ này là 29,71%. Hệ thống trường trung học cơ sở chưa được mổ rộng, còn ghép trường cấp 1, 2, số lớp tăng giảm không ổn định:
-Từ 1986-1989: 900 lớp
- Từ 1989-1994: giảm từ 766 lớp xuống 682 lớp - Từ 1994-1996: số lớp tăng nhanh đến 1020 lớp
Tỷ lệ học sinh trên lớp cũng thay đổi khác nhau trong giai đoạn này. Nhìn chung tỷ lệ học sinh trang học cơ sở đến lớp so với dân số trong độ tuổi còn thấp (theo thống kê ở bảng 7)
Nguồn: Bộ phận thống kê Sở Giáo dục - Đào tạo Tây Ninh
Giai đoạn từ 1997 đến nay
Sau khi có Nghị quyết TW2 khóa 8 về giáo dục đào tạo, quy mô trường lớp và học sinh phát triển nhanh ở trung học cơ sở đáp ứng nhu cầu học tập của đa số trẻ từ 11-14 tuổi. Hệ thống trường lớp bố trí sắp xếp hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường. Tỷ lệ học sinh trên dân số trong độ tuổi từ 11-14 tuổi tăng từ 47,36% năm học 1996-1997 lên 77,06% năm học 2002-2003, số lớp tăng từ 1182 lên đến 1866 lớp (xem bảng 8).
Bậc học THCS đã phấn đấu vừa phát triển về số lượng vừa nâng cao chất lượng.tạo tiền đề cho phổ cập giáo dục THCS ở những nơi có điều kiện. (xem phụ lục 5)
Tuy nhiên do hệ thống trường lớp phát triển nhanh làm mất cân đối về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên ở giai đoạn đầu, sau đó dần dần ổn định, song các trường ở vùng nông thôn sâu, vùng xa,đa số có quy mô nhỏ, lại có nhiều điểm trường nên đội ngũ giáo viên bị thiếu hụt về số lượng, không đổng bộ về cơ cấu gây khó khăn cho phát triển giáo dục.
Biểu đồ sau sẽ cho ta so sánh sự phát triển học sinh THCS qua các giai đoạn