Giọng trung tính

Một phần của tài liệu đặc điểm tiểu phẩm lê thị liên hoan (Trang 86)

8. Đóng góp của luận văn

3.3.3.Giọng trung tính

Giọng điệu văn chương tất nhiên có âm sắc nhất định. Tuy vậy, vẫn có một biên độ được coi là trung tính. Theo Roland Barthes, ông cho rằng đây là “lối viết trắng” không bày tỏ cảm xúc, không phán xét. Sự vắng mặt của cảm xúc mang lại sự mới mẻ cho lối viết, nó không chứa đựng bí mật hay sự đánh đố nào. Có thể gọi là “độ không của lối viết”. Nhà tâm lí học người Áo J.Manfred quan niệm đó là kiểu tường thuật trung tính với cái nhìn điềm tĩnh, sáng tỏ của người cầm bút nhằm tác động đến tâm lí người đọc.

Không chỉ nổi bật với những giọng điệu đã nêu ở trên, trong tiểu phẩm Lê Thị Liên Hoan người đọc còn nhận thấy giọng điệu lạnh lùng, điềm tĩnh mang dấu ấn của cái nhìn khách quan. Đọc tiểu phẩm của Lê Thị Liên Hoan, chúng ta bắt gặp những lời nói, những cách miêu tả chân thực, trần trụi, không tô vẽ, nói lên đúng bản chất của sự vật, sự việc. Giọng điệu này thường xuất hiện trong những tiểu phẩm có sử dụng hình thức liệt kê.

“Những lí do bạn để bạn không tới Hà Nội:

Khi có một kế hoạch được thông báo là chỉ cần năm phút nữa là xong, bạn cứ yên tâm là ít nhất năm năm nữa.

Khi vào tiệm mua một món hàng nào đó, bạn có thể bị mắng là đừng cậy có tiền. Khi có việc đi xa, bạn đừng sợ đường sá, mà hãy sợ ông lái xe.

Đi bộ trên vỉa hè hãy cẩn thận, vì đó là đi trên quầy hàng của người ta […]

[20; Những lí do để bạn tới Hà Nội; trang 225 – 226] Giọng của tác giả không biểu hiện một sắc thái biểu cảm nào thực sự cụ thể. Sự điềm tĩnh, rõ ràng trong từng câu chữ khiến người đọc càng tin vào những gì được liệt kê trong tiểu phẩm. Để đúc kết được một vài điều như vậy thực sự không dễ. Lê Thị Liên Hoan có sự am hiểu và bên cạnh đó còn biết cách thể hiện sự am hiểu của mình bằng giọng văn trung tính. Tác giả càng thể hiện sự bình tĩnh, tiểu phẩm càng tạo được sự hài hước ngầm rất thú vị.

Những bảng liệt kê như vậy còn mang đậm màu sắc của thời kinh tế thị trường khi nhiều thứ có thể đưa ra kê khai một cách chi tiết, cụ thể. Người đọc không tham gia vào một câu chuyện mà được đối thoại với tác giả và những nhận định của ông. Những bảng liệt kê này khai thác hầu như triệt để sự sắc lạnh trong ngòi bút Lê Thị Liên Hoan.

Dân Pháp: Khi yêu, đàn ông Pháp thường tặng rượu vang cho phụ nữ, nhưng không quên đòi trả lại vỏ chai. Nếu tặng nước hoa, đàn ông thường xịt lên mình trước nên tất cả đều thơm lừng. Khi dắt người yêu vào nhà hàng, đàn ông luôn trả tiền gửi xe, nếu hai người đi một xe thì cô gái trả tiền xăng. Khi ra bờ biển, đàn ông thường nhìn các cô gái tắm và viện cớ mình không biết bơi.

Nếu có cá mập xuất hiện, đàn ông Pháp không nhảy xuống cứu mà chỉ đứng trên bờ, đọc cho con cá nghe bài thơ ca ngợi cái đẹp. Nếu gặp anh bồ đi với cô gái khác, phụ nữ khác không bao giờ ầm ĩ, họ chỉ bỏ đi mua sắm quần áo mới rồi gửi hóa đơn thanh toán cho cô gái kia.

[18; Những kiểu yêu trên thế giới; trang 162] Cách miêu tả chậm rãi, tỉ mỉ, không dùng từ ngữ gây cười nhưng vẫn tạo ra được nét hài chính là một ưu điểm của Lê Thị Liên Hoan. Ở đây, tác giả chú trọng đến cái ngoài miêu tả, tức là giọng điệu ẩn đằng sau tiểu phẩm và muốn người đọc tự phát hiện ra điều đó. Cần công nhận rằng, giọng lạnh lùng – điềm tĩnh không phải là giọng chủ đạo của tiểu phẩm Lê Thị Liên Hoan, nhưng khi kết hợp với những kiểu giọng khác như giọng trào phúng – giễu

Giọng lạnh lùng – điềm tĩnh không phải là giọng thật, nó được dùng như một kiểu “nhại” những gì nghiêm túc, có khuôn khổ. Nghĩa là hình thức có vẻ nghiêm túc, thậm chí khô khan, nhưng nội dung lại chứa đựng sự hài hước nhẹ nhàng hoặc châm biếm sâu cay.

Đây cũng là một kiểu giọng dùng để phản ứng lại cuộc sống còn nhiều vấn đề phức tạp như hiện nay. So với giọng trào phúng – giễu nhại, giọng lạnh lùng – điềm tĩnh tạo nên một thế cân xứng cho hệ thống tiểu phẩm Lê Thị Liên Hoan.

Chương IV: Sự giống và khác nhau giữa phụ nữ và một con sông Sông đôi khi không biết đâu là bờ. Phụ nữ cũng thế.

Biết bơi có khi cũng chết. Hiểu phụ nữ có khi còn chết nhanh hơn. Sông êm đềm. Phụ nữ phẳng lặng.

Sông cuốn trôi mọi thứ khi ta xuống nước. Phụ nữ cuốn trôi mọi thứ khi vẫn ngồi trong nhà.

Sông có thác. Phụ nữ có cơn. Sông mát mẻ. Phụ nữ tinh khiết.

Sông lấp lánh dưới ánh trăng. Phụ nữ lấp lánh dưới ánh đèn.

[18; Từ điển phụ nữ; trang 7] Bảng liệt kê – so sánh trên đây cho thấy giọng trung tính có sức mạnh riêng của nó. Ít nhất là trong việc nếu bật lên bản chất cốt lõi của vấn đề.

Tất nhiên cũng cần phân biệt rằng vô âm sắc không phải là dửng dưng, thờ ơ. Việc sử dụng lối viết có phần rất thực dụng này là một dụng ý nghệ thuật chứ không phản ánh thái độ cầm bút của tác giả.

Như vậy, xét về mặt giọng điệu, tiểu phẩm Lê Thị Liên Hoan có được nhiều giọng hòa phối khá hợp lí và hữu ích. Sự phối hợp giữa các giọng điệu cũng được cân nhắc và xem xét kĩ. Nếu so sánh với những tác giả khác, Lê Thị Liên Hoan có một giọng riêng cho tiểu phẩm của mình. Tiểu phẩm Lê Văn Nghĩa thường dùng giọng bình dân, suồng sã của người Nam bộ, tiểu phẩm Đồ Bì lại chuộng giọng dí dỏm nhưng cũng không kém phần đanh thép của người miền Trung, tiểu phẩm Thảo Hảo có giọng nữ tính với nhiều ẩn dụ giàu hình ảnh…Mỗi tác giả chọn cho mình một giọng tiểu phẩm riêng đã tạo nên những phong cách tiểu phẩm không thể lẫn.

Xa hơn một chút, nếu so sánh giọng điệu trong tiểu phẩm Lê Thị Liên Hoan và tiểu phẩm Dave Barry, người đọc sẽ phát hiện thêm nhiều điểm thú vị. Lê Thị Liên Hoan có lối kể

chuyện điềm tĩnh, cặn kẽ, lời nhân vật và lời tác giả có khi trộn lẫn vào nhau. Đó là một nét kể chuyện rất phương Đông với mạch di chuyển tương đối chậm và chi tiết:

Tôi bước vào một tòa soạn…đèn mờ đúng vào lúc cao điểm nhất. Tiếng máy chữ gõ xập xình, đèn xe máy xe hơi nhấp nháy, những anh thư kí chạy qua chạy lại giữa các bàn, trên tay là các ly bản thảo. Ảnh chụp sủi bọt cùng những đĩa phóng sự đầy ngồn ngộn.

[21; Kinh doanh trên thân xác báo; trang 297] Trong khi đó Dave Barry dùng lối trò chuyện kiểu tâm sự, giải thích với những từ ngữ mạnh bạo. Đôi khi, thủ pháp dòng ý thức còn được Dave Barry tận dụng triệt để nhằm lạ hóa giọng kể của mình:

Tất nhiên, bên cạnh những ưu điểm đã nêu ở trên, giọng điệu trong tiểu phẩm Lê Thị Liên Hoan đôi lúc vẫn rơi vào sự rập khuôn, đặc biệt là ở kiểu giọng triết lí. Với áp lực phải tạo ra được những câu văn có chứa đựng lí lẽ và logic, tác giả nhiều lúc đẩy tiểu phẩm của mình đến chỗ lí luận quá đà khiến tiểu phẩm trở nên luẩn quẩn về mặt tư tưởng trong khi đó lại vắng mặt những cách thể hiện mới mẻ hơn.

Ngoài những giọng điệu nổi bật trên đây, người đọc còn bắt gặp những giọng điệu khác như giọng thương cảm, giọng phủ định, giọng bình dân…Nếu có điều kiện, chúng tôi sẽ trình bày thêm nhằm minh chứng cho sự phong phú của giọng điệu tiểu phẩm Lê Thị Liên Hoan.

Nghệ thuật viết tiểu phẩm của Lê Thị Liên Hoan đã kế thừa thành tựu từ những cây bút tiểu phẩm trước đây nhưng với một cách thức mới mẻ và hiện đại hơn.

Nhìn chung, về mặt thủ pháp, tác giả đã đưa hình thức lạ hóa vốn xuất nhiều trong các thể loại văn học khác như thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết…sang tiểu phẩm. Lạ hóa tiểu phẩm là công việc không đơn giản, bởi tình huống, nhân vật, hành động nếu lạ lẫm một cách thái quá (đến mức người đọc khó chấp nhận được) thì tiểu phẩm lập tức trở thành một câu chuyện huyễn hoặc vô giá trị. Sự lạ hóa phải xuất phát từ nhu cầu có thực của nội dung tiểu phẩm. Có những tiểu phẩm hoàn toàn không cần đến lạ hóa, nếu miễn cưỡng tô vẽ cho một chi tiết nào đó, tất yếu sẽ gây nên sự phản cảm. Lê Thị Liên Hoan tỏ ra khá vững vàng ở thủ pháp này bởi đa số những tiểu phẩm có chi tiết lạ hóa đều đạt được hiệu quả thẩm mĩ tích cực.

cho sự xuất hiện của tiểu phẩm trên mặt báo. Nếu khai thác sâu hơn nữa, tác giả vẫn có thể kết hợp ba, bốn thể loại cho cùng một tiểu phẩm tạo nên hiệu ứng liên hoàn trong quá trình sáng tác.

Bên cạnh đó, giọng điệu trong tiểu phẩm Lê Thị Liên Hoan cũng có thể coi là mang nét riêng, được nhiều độc giả yêu thích. Tác giả không bị cuốn theo câu chuyện và nhân vật mà tiết chế được cảm xúc cá nhân, Lê Thị Liên Hoan dường như đứng ở ngoài để đánh giá của mình được khách quan, trung thực. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây chỉ là ba đặc điểm tiêu biểu trong số rất nhiều nghệ thuật được tác giả sử dụng nhằm làm cho tiểu phẩm luôn mới lạ, có chất lượng. Việc vận dụng những nghệ thuật này có thể vừa là chủ ý vừa là sự nhạy cảm vốn có của con người nghệ sĩ trong Lê Thị Liên Hoan. Tác giả biết cách sắp xếp tiểu phẩm sao cho vừa gọn vừa sắc, chạm đến bản chất thực sự của đời sống. Dù có những lúc sự kết hợp của những nghệ thuật này chưa có được sự thống nhất như ý muốn, tuy vậy, xét một cách tổng thể, đây vẫn là những tiểu phẩm có giá trị.

KẾT LUẬN

1. Những đóng góp của tiểu phẩm Lê Thị Liên Hoan đối với tiểu phẩm Việt Nam đương đại

Sự đóng góp của Lê Thị Liên Hoan đối tiểu phẩm Việt Nam đương đại là điều không thể phủ nhận. Nối tiếp truyền thống của những cây bút đi trước như AST, Lí Sinh Sự…, Lê Thị Liên Hoan đã thêm vào làng tiểu phẩm một tiếng nói có chủ kiến, có lập trường và có nhiều dụng công nghệ thuật khi xây dựng tác phẩm. Với hai mươi năm cầm bút chuyên về mảng châm biếm – trào phúng, tác giả đã đi một hành trình khá dài, gắn bó lâu năm với một thể loại rất cần sự nhạy bén và kiên trì. Có thể đánh giá khái quát những đóng góp của tiểu phẩm Lê Thị Liên Hoan với tiểu phẩm Việt Nam như sau:

Về mặt thể loại: Tiểu phẩm Lê Thị Liên Hoan là điển hình cho tiểu phẩm văn học xuất

hiện thường xuyên ở môi trường báo chí. Nó mang đầy đủ những đặc trưng của tiểu phẩm truyền thống, đồng thời có sự tương tác với những thể loại khác để đáp ứng nhu cầu tự sáng tạo của chính tác giả cũng như đáp ứng quá trình thưởng thức ngày một đa dạng trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay.

Về đề tài của tiểu phẩm: Lê Thị Liên Hoan đã đi sâu vào những đề tài quen thuộc với

cách khai thác khác lạ, đồng thời cũng đi vào những đề tài còn mới, ít tác giả đề cập. Sức bao quát đề tài rất rộng trong tiểu phẩm Lê Thị Liên Hoan có thể xem là một thành công của tác giả.

Về nội dung phản ánh trong tiểu phẩm:Trong hơn bốn trăm tiểu phẩm của tác giả, hầu

hết những vấn đề nóng hổi của nước ta đều được nhắc đến và khai thác ở khía cạnh này hay khía cạnh khác, tạo được nhiều sự bất ngờ cho độc giả. Nội dung của tiểu phẩm Lê Thị Liên Hoan có thể được chi tiết hóa đến tận cùng hoặc khái quát hóa cao độ. Cùng một nội dung, tác giả cho ra đời nhiều tiểu phẩm dưới nhiều hình thức thể hiện khác nhau mà vẫn đảm bảo tính cá thể hóa cho từng tiểu phẩm. Qua những tiểu phẩm này, người đọc nhận thấy được một đời sống phong phú, đa chiều và nhiều cảm xúc hơn.

Về nghệ thuật viết tiểu phẩm: Phần nghệ thuật được Lê Thị Liên Hoan đặc biệt chú trọng, bởi chính nó làm nên phong cách của nhà văn nói chung và mỗi cây bút viết tiểu phẩm nói riêng. Sáng tạo trên nền truyền thống của tiểu phẩm Việt, Lê Thị Liên Hoan dày công tìm tòi những thử nghiệm mới mẻ. Có thể kể đến:

mình. Bằng sự nhạy cảm cũng như từ kinh nghiệm viết tiểu phẩm nhiều năm, tác giả đã sử dụng khá đắc địa những thủ pháp này.

- Thứ hai, sự tương tác thể loại trong tiểu phẩm Lê Thị Liên Hoan được xem là khá đặc sắc. Qua thống kê, chúng tôi nhận thấy Lê Thị Liên Hoan là tác giả duy nhất sáng tác tiểu phẩm dưới mười tám hình thức tương tác (luận văn đã nêu cụ thể ở phần phụ lục).

- Thứ ba, tiểu phẩm của Lê Thị Liên Hoan cũng phản ánh rất rõ tư duy thống nhất, biện chứng của Lê Thị Liên Hoan về việc sáng tác tiểu phẩm. Với tác giả, đây hoàn toàn là một công việc nghiêm túc, một quá trình mà ở đó người cầm bút phải hết sức nghiêm khắc với bản thân mới có thể bền bỉ sáng tạo nên những trang tiểu phẩm thuyết phục và hấp dẫn người đọc.

Đây có thể xem là những đóng góp quan trọng của tác giả trong việc định góp thêm một phong cách sáng tác tiểu phẩm có phần sáng tạo, mới mẻ, sinh động vào nền tiểu phẩm Việt Nam đương đại. Những đóng góp này nối tiếp truyền thống của tiểu phẩm trước đó, đồng thời mở ra gợi ý cho những cây bút tiểu phẩm trẻ sau này.

2. Những hạn chế của tiểu phẩm Lê Thị Liên Hoan

Trong quá trình sáng tạo tiểu phẩm, Lê Thị Liên Hoan cũng giống như bất kì cây bút nào khác, không thể tránh khỏi những hạn chế về mặt tư tưởng cũng như nghệ thuật thể hiện. Cả ưu điểm và nhược điểm trong tiểu phẩm Lê Thị Liên Hoan đều hiện lên rất rõ trong tiểu phẩm của ông.

Trước hết, cần khẳng định rằng Lê Thị Liên Hoan là một cây bút thông minh, sắc sảo, với giọng văn “chua ngoa” như ông tự nhận xét về mình. Những cách dùng từ, đặt câu mà tác giả sắp xếp hầu hết đều mang màu sắc trào phúng, châm biếm. Tuy vậy, ở không ít trường hợp, người đọc cảm thấy “sợ” nhiều hơn là thích thú với giọng văn này. Tác giả áp đảo lí trí người đọc bằng những từ ngữ có phần quá khoa trương, quyết liệt trong khi điều đó không thực sự cần thiết. Chính sự thông minh không được dùng đúng lúc đã làm những câu văn sắc bén của Lê Thị Liên Hoan vô tình trở nên thiếu tự nhiên, khô cứng.

Trong hàng loạt bài về điện ảnh (chẳng hạn bảy tiểu phẩm liên tiếp về Phỏng vấn con ), những suy nghĩ thẳng thắn của tác giả góp ý cho nền điện ảnh Việt Nam là đáng quý, nhưng cách thể hiện chưa được khéo léo. Cuộc đối thoại của phóng viên và con bò trở nên gay gắt, tác giả áp đặt nhiều suy nghĩ có phần nặng nề lên vấn đề đang bàn luận. Bài phỏng vấn mang nặng tính chủ quan, thiếu đi sự tinh tế cần thiết.

Hay ở một vài tiểu phẩm khác, Lê Thị Liên Hoan vẫn chưa tránh khỏi lối diễn đạt còn dài dòng và khuôn sáo, làm mạch tiểu phẩm bị ngắt đoạn, bị chùng xuống, thiếu đi tính hấp dẫn. Đó là những hạn chế cơ bản trong tiểu phẩm của Lê Thị Liên Hoan, tuy không quá nghiêm trọng, nhưng ít nhiều đã ảnh hưởng đến chất lượng tiểu phẩm của cây bút này. Tất

Một phần của tài liệu đặc điểm tiểu phẩm lê thị liên hoan (Trang 86)