Chất đa thanh trong giọng điệu tiểu phẩm Lê Thị Liên Hoan

Một phần của tài liệu đặc điểm tiểu phẩm lê thị liên hoan (Trang 80)

8. Đóng góp của luận văn

3.3.Chất đa thanh trong giọng điệu tiểu phẩm Lê Thị Liên Hoan

Theo Từ điển thuật ngữ văn học:

Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân, sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm. Ngoài ra, giọng điệu còn phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc. Thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn chưa

thể viết ra được tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp trong hệ thống nhân vật.

[15; trang 112] Với tiểu phẩm, giọng điệu là yếu tố hết sức quan trọng tạo nên sức hấp dẫn của thể loại này. Trong nghệ thuật kể chuyện, giọng điệu (voice) cũng là một yếu tố cơ bản. Phản ánh quan điểm, thị hiếu thẩm mĩ của người sáng tạo, giọng điệu có vai trò quan trọng trong việc thể hiện cá tính sáng tạo của tác giả (gián tiếp qua hình tượng người kể chuyện). Giọng điệu được thiết lập từ mối quan hệ giữa người kể với người nghe từ thế giới sự kiện được miêu tả và tạo thành giọng điệu trần thuật.

Sau năm 1986, trong sự chuyển đổi của xã hội, trong cuộc sống “hậu hiện đại” ngổn ngang, chồng chất nhiều mặt đối lập, bản hợp âm pha tạp của đời sống đã xâm nhập vào nhiều thể loại văn học trong đó có tiểu phẩm. Việc sử dụng nhiều loại giọng điệu khác nhau kết hợp trong cùng một tiểu phẩm tạo ra được sự cảm thông giữa người đọc và tác giả. Qua việc tìm hiểu tiểu phẩm của Lê Thị Liên Hoan, chúng tôi nhận thấy nổi lên trong tiểu phẩm của ông là ba giọng điệu sau: Giọng điệu trào phúng – giễu nhại, giọng điệu triết lí, giọng điệu trung tính.

Một phần của tài liệu đặc điểm tiểu phẩm lê thị liên hoan (Trang 80)