Vài nét về tác giả Lê Thị Liên Hoan

Một phần của tài liệu đặc điểm tiểu phẩm lê thị liên hoan (Trang 25)

8. Đóng góp của luận văn

1.3.1. Vài nét về tác giả Lê Thị Liên Hoan

Trong những năm gần đây, nền văn học Việt Nam đương đại đã chứng kiến sự ra đời của nhiều cây bút. Họ là một thế hệ sáng tác mới, hướng đến những đề tài mới, nóng bỏng hiện nay với cách tiếp cận riêng, không giống những người đi trước. Đó có thể xem là một tín hiệu đáng mừng khi lực lượng sáng tác đã bắt đầu có những chuyển dịch theo hướng tích cực hóa và đa dạng hóa các phương thức sáng tác. Với lợi thế của những người đi sau, họ xông xáo và năng nổ đi tìm những cách bộc lộ bản thân, suy nghĩ của mình trước rất nhiều hiện tượng của đời sống. Lê Thị Liên Hoan cũng góp phần vào dòng chảy của văn chương đương đại bằng một thể loại khá ít người dám đặt bút. Đó chính là tiểu phẩm.

Lê Thị Liên Hoan tên thật là Lê Hoàng, sinh ngày 20 tháng 1 năm 1956 tại Hà Nội. Ông từng học ngành xây dựng, sau đó tốt nghiệp ngành quay phim ở trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh (Hà Nội). Năm 1982, ông vào thành phố Hồ Chí Minh, về công tác tại hãng phim Giải phóng. Khoảng thời gian đầu, ông viết một số vở kịch như Tôi chờ ông đạo diễn

(1985), Ngụ ngôn năm 2000 (1986), Đi tìm những gì đã mất (1987)… Đến thập niên 90, Lê Hoàng nổi tiếng với nhiều bộ phim điện ảnh giàu tính nghệ thuật như: Vị đắng tình yêu, Ai

xuôi vạn lý, Lương tâm bé bỏng, Chiếc chìa khóa vàng, Lưỡi dao…được người xem và giới

chuyên môn đánh giá cao. Trong số đó, nổi bật nhất là phim Vị đắng tình yêu. Bộ phim này do Lê Hoàng viết kịch bản, sau đó đã đạt khá nhiều giải thưởng uy tín trong đó có giải Bông

Hoàng chỉ thực sự ghi dấu sức ảnh hưởng của mình từ phim Gái nhảy - Bộ phim mở đầu cho dòng phim điện ảnh thị trường hiện nay. Điều đặc biệt là hai bộ phim gây được tiếng vang lớn nhất của ông đều đạt được mức doanh thu kỉ lục khi công chiếu. Vị đắng tình yêu thu về năm trăm triệu đồng (thời điểm năm 1993) và Gái nhảy thu về mười hai tỉ đồng (thời điểm năm 2002). Đó là những con số rất hiếm hoi, nếu không muốn nói là chưa từng có trong lịch sử điện ảnh Việt Nam trước đó. Như vậy, nhắc đến Lê Hoàng, trước hết phải nhắc đến vai trò đạo diễn và biên kịch của ông.

Hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, đặc biệt là điện ảnh, Lê Hoàng có nhiều lợi thế khi việc tiếp cận với văn học. Trong đội ngũ những người viết tiểu phẩm chuyên nghiệp hiện nay, Lê Thị Liên Hoan là một cây bút được nhiều bạn đọc chú ý. Khoảng năm 1990, họa sĩ Nhốp của Tuổi trẻ cười đã mời Lê Hoàng viết tiểu phẩm cộng tác. Lê Hoàng nhận lời và viết tiểu phẩm đầu tiên cho tờ báo châm biếm này với bút danh Lê Thị Liên Hoan (được lấy từ tên của vợ ông). Từ đó đến nay, Lê Thị Liên Hoan có hơn hai mươi năm viết tiểu phẩm với một phong cách viết được định hình, rõ nét và có cá tính. Ngoài ra, vì nổi tiếng với tài hoạt ngôn, ông còn trở thành giám khảo trong nhiều chương trình truyền hình hiện nay.

Lê Thị Liên Hoan cộng tác với nhiều tờ báo như Tuổi trẻ cười, An ninh thế giới, Thể thao

& Văn hóa, Văn nghệ trẻ…. Không khó để tìm thông tin về Lê Thị Liên Hoan trên các trang

thông tin điện tử bởi mức độ quan tâm của người đọc, người xem dành cho đạo diễn này rất lớn. Tuy có những phản hồi, khen – chê khác nhau, nhưng Lê Thị Liên Hoan vẫn giữ cho mình một giọng văn không lẫn khi sáng tác tiểu phẩm. Nhiều vấn đề lớn của xã hội Việt Nam, của đời sống con người được tác giả đưa vào trang viết của mình, đa số đều tạo nên tiếng cười tích cực, mới mẻ. Nhìn đời và nhìn người qua một lăng kính khác, Lê Thị Liên Hoan biết cách thu hút độc giả từ chính những điều rất ngược đời, kì lạ. Và tiểu phẩm của Lê Thị Liên Hoan, như sẽ trình bày dưới đây, sẽ giúp người đọc hình dung rõ hơn về bút lực của tác giả này

Tiểu phẩm chỉ phát triển và được yêu thích khi xã hội còn nhiều bất cập chưa giải quyết và cần giải quyết. Những năm 1930 – 1945, nền văn học Việt Nam có nhiều nhà văn viết truyện ngắn, tiểu thuyết cũng đồng thời là những cây bút tiểu phẩm xuất sắc (như Ngô Tất Tố, Nguyễn Ái Quốc, Vũ Trọng Phụng…). Nhiều hiện tượng bất cập của xã hội được đưa ra ánh sáng: Nạn làm tiền giả, nạn trộm cắp, chính sách mị dân, sự ngang ngược của thực dân Pháp…Tất nhiên, xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI không thể giống với xã hội Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 nhưng đây cũng là khoảng thời gian phát

sinh nhiều vấn đề lớn, có sự giao thoa giữa cái mới và cái cũ (kinh tế quan liêu bao cấp – kinh tế thị trường, xã hội hóa giáo dục, quá trình hội nhập quốc tế…) khiến nhiều cây bút tiểu phẩm thấy mình cần lên tiếng. Lê Thị Liên Hoan trên con đường khẳng định cá tính trong tiểu phẩm của mình đã gặp không ít khó khăn. Điều quan trọng đầu tiên khi đọc một tiểu phẩm là phải chấp nhận cách nhìn nhận vấn đề đa chiều, không phiến diện. Tuy nhiên, không phải dễ dàng để người đọc thay đổi tư duy một chiều, đơn điệu của họ. Lê Thị Liên Hoan lấy tiểu phẩm của mình làm mẫu thử, giúp người đọc biết cách “đọc” tiểu phẩm đúng nghĩa. Tác giả là người có cá tính và có suy nghĩ riêng. Đây là tiêu chí rất cần thiết để một cây bút bước vào con đường viết tiểu phẩm chuyên nghiệp. Sự hiền lành, mộc mạc, nhẹ nhàng không dành cho thể loại này. Lê Thị Liên Hoan ý thức rất rõ tính chất gai góc, châm biếm của tiểu phẩm, nên ông hầu như giữ nguyên một giọng tỉnh táo, nhiều ẩn ý và có phần chua ngoa trong rất nhiều tiểu phẩm của mình. Chính điều này đã làm nên một phong cách Lê Thị Liên Hoan không thể lẫn.

Một nền văn học không thể phát triển toàn diện nếu chỉ tôn vinh thể loại này, hạ thấp thể loại kia. Thể loại không làm nên nhà văn. Quan trọng là, với thể loại ấy, nhà văn viết gì và viết như thế nào để đóng góp cho văn học. Lê Thị Liên Hoan đã chứng minh được rằng từ những câu chuyện nhỏ vẫn có thể nói được nhiều vấn đề lớn của con người, của xã hội. Đây có thể xem là thành công của tác giả sau hơn hai mươi năm gắn bó với tiểu phẩm.

Một phần của tài liệu đặc điểm tiểu phẩm lê thị liên hoan (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)