Một số cách phân loại tiểu phẩm Lê Thị Liên Hoan

Một phần của tài liệu đặc điểm tiểu phẩm lê thị liên hoan (Trang 29)

8. Đóng góp của luận văn

1.3.3.Một số cách phân loại tiểu phẩm Lê Thị Liên Hoan

Từ năm 2006, Lê Thị Liên Hoan đã có bảy tập tiểu phẩm được xuất bản với các tựa đề:

Nhà nhân tướng học (In chung với tiểu phẩm của mười cây bút khác của tờ Tuổi trẻ cười),

Phỏng vấn một anh hề, Thư của Trứng gà gửi Chứng khoán, Thư của bà vợ gửi bồ nhí, Phỏng vấn con bò, Xuất khẩu cười, Sao trong mắt Lê Hoàng. Các tuyển tập này tập trung

đầy đủ tiểu phẩm của Lê Thị Liên Hoan từ năm 1990 đến nay. Với số lượng khoảng năm trăm tiểu phẩm các loại, chúng tôi xét thấy việc phân loại tiểu phẩm của Lê Thị Liên Hoan là điều cần thiết, góp phần làm rõ định hướng sáng tác của tác giả. Với mỗi tác giả, đặc biệt

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy có thể chia tiểu phẩm của Lê Thị Liên Hoan theo hai hướng như sau:

- Nếu phân chia theo đề tài, tiểu phẩm Lê Thị Liên Hoan có ba đề tài lớn:

+ Đề tài Tình yêu – Hôn nhân – Gia đình

+ Đề tài Kinh tế thị trường

+ Đề tài Văn hóa – Nghệ thuật

- Nếu phân chia theo nghệ thuật biểu hiện, tiểu phẩm Lê Thị Liên Hoan có mười tám nhóm tiểu phẩm(

3F

4)

:

+ Tiểu phẩm – Phỏng vấn giả tưởng

+ Tiểu phẩm – Thư

+ Tiểu phẩm – Nhật kí/Hồi kí

+ Tiểu phẩm – Truyện trinh thám

+ Tiểu phẩm – Kí chân dung

+ Tiểu phẩm – Cổ tích/Ngụ ngôn

+ Tiểu phẩm – Tiết mục phát thanh – truyền hình

+ Tiểu phẩm – Bài diễn văn/Lời kêu gọi/Bản kiến nghị/Điếu văn

+ Tiểu phẩm – Cuộc trò chuyện giả tưởng

+ Tiểu phẩm – Lịch sử ra đời

+ Tiểu phẩm – Bảng thống kê/So sánh

+ Tiểu phẩm – Bài tường thuật trận đấu/Cuộc thi/Cuộc họp

+ Tiểu phẩm – Chuyện đời thường

+ Tiểu phẩm – Lời tự thuật

+ Tiểu phẩm – Kịch bản phim

+ Tiểu phẩm – Thơ/Truyện ngắn

+ Tiểu phẩm – Lời quảng cáo

+ Tiểu phẩm – Bài làm văn của học sinh

Như vậy, sự phong phú về chủ đề và đa dạng về hình thức biểu hiện phần nào nói lên vị thế của tiểu phẩm Lê Thị Liên Hoan. Tiểu phẩm rất cần sự biến hóa, bởi nếu nhàm chán, cũ kĩ sẽ không thể hấp dẫn người đọc. Việc dùng hình thức nào đã được tác giả hết sức chú ý. Cũng như mọi thể loại văn học khác, tiểu phẩm cũng cần sự kết nối và dung hợp với nhiều

lĩnh vực khác nhau. Lê Thị Liên Hoan, đứng từ bình diện người sáng tác, đã tạo nên những kết hợp có thể xem là độc đáo: tiểu phẩm – nhật kí, tiểu phẩm – thư, tiểu phẩm – quảng cáo, tiểu phẩm – hí họa chân dung...Người đọc sẽ nhận ra tiểu phẩm dưới dạng một bức thư, một tờ rơi, một trang nhật kí…Họ chấp nhận hình thức tồn tại đó như chấp nhận chính sự tự do năng động của tiểu phẩm. Tiểu phẩm ít bị gò bó, bởi nó phong phú như chính bản thân xã hội. Bởi vậy, có thể thấy rằng Lê Thị Liên Hoan, bằng hình thức này hay hình thức khác, đều muốn hướng đến sự đa dạng trong cách thức tiếp cận những vấn đề xã hội nóng bỏng nhằm đưa ra một “định hướng đọc” cho độc giả.

Không hẳn tất cả tiểu phẩm của Lê Thị Liên Hoan đều có nét mới, đều hấp dẫn. Dù là cây bút có nhiều kinh nghiệm, tác giả vẫn còn những hạn chế nhất định về mặt tư tưởng và nghệ thuật xây dựng tiểu phẩm. Tuy vậy, những đóng góp mà Lê Thị Liên Hoan đã làm được cho tiểu phẩm Việt Nam xứng đáng được tìm hiểu và ghi nhận. Luận văn xin đi sâu vào thế giới nghệ thuật trong tiểu phẩm Lê Thị Liên Hoan, chỉ ra những thành công cũng như những hạn chế để làm rõ hơn một phong cách viết tiểu phẩm độc đáo của văn học Việt Nam đương đại. Tóm lại, qua những nghiên cứu được trình bày trên đây, chúng ta có được sự nhìn nhận khái quát hơn đồng thời cũng chi tiết hơn về tiểu phẩm. Trên thế giới, sự hình thành của tiểu phẩm gắn liền với báo chí. Đặc trưng này cũng là yếu tố chi phối rất nhiều đến nội dung và hình thức của tiểu phẩm, dù là trước đây hay hiện nay.

Trải qua mỗi quá trình phát triển, tiểu phẩm không giữ nguyên cách thức phản ánh như lúc đầu. Nó dung nạp những cách thể hiện mới, những tư duy mới, thậm chí là những cách giải quyết mới cho cùng một vấn đề. Điều này chứng tỏ tiểu phẩm là thể loại năng động và khá cởi mở trong việc làm thế nào để đưa vấn đề lên mặt báo một cách hấp dẫn, chính xác.

Ở Việt Nam, tuy tiểu phẩm mới xuất hiện trong khoảng một trăm năm nay, nhưng nó đã chiếm được cảm tình của rất nhiều bạn đọc. Người đọc tìm đến với tiểu phẩm như tìm đến một người bạn có thể mang lại tiếng cười sâu sắc. Lê Thị Liên Hoan tâm sự về giá trị của tiếng cười như sau: “Thế giới của chúng ta hàng ngày có biết bao điều ngang trái, thói hư

tật xấu, lố bịch dị hợm, và còn rất nhiều cuộc chiến tranh vô nghĩa, sự kì thị, bất công nghịch lý…Những khi đó, chỉ có tiếng cười mới làm con người nhẹ nhõm, hiểu nhau, thông cảm cho nhau, có tác dụng gần gũi, bảo vệ và xây dựng” [21; Xuất khẩu cười; trang 294]. Chính tiếng cười ấy giúp nhiều người vượt qua khó khăn, vượt qua chính mình để tiếp tục giúp người khác cùng cười. Tiểu phẩm hướng con người tới hai nội dung quan trọng: Cười

để châm biếm và cười để tự nhắc mình. Chính vì vậy, đọc một tiểu phẩm, ta thấy được suy nghĩ của người khác, nhưng đồng thời cũng nhận ra chính bản thân mình qua từng câu chữ.

Lịch sử phát triển tiểu phẩm ở nước ta gắn liền với những cột mốc quan trọng của lịch sử. Điều đó càng chứng tỏ sứ mệnh văn học và sứ mệnh lịch sử của tiểu phẩm. Bám sát dòng thời sự trong nước và quốc tế, tiểu phẩm là một trong những thể loại văn học hiếm hoi có thể đi song song với cuộc sống một cách gần như tuyệt đối. Chính điều đặc biệt này ngày nay đã nâng tầm tiểu phẩm lên trở thành một thể loại có sức hấp dẫn riêng, hứa hẹn những bước phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Ở Việt Nam, môi trường dành cho tiểu phẩm phát triển có thể xem là khá rộng mở. Tuy vậy, cũng cần nhận thấy một thực tế rằng số lượng các tác giả viết tiểu phẩm vẫn chưa thực sự đông đảo, nỗi lo lắng về lực lượng kế cận vẫn là một trong những trăn trở đối với thể loại này. Mong rằng trong thời gian tới, nhiều cây bút trẻ sẽ thử sức mình với tiểu phẩm để tiểu phẩm nước nhà có được sự sáng tạo mới từ chính những con người của thế hệ mới.

CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ NỔI BẬT CỦA XÃ HỘI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI TRONG TIỂU PHẨM LÊ THỊ LIÊN HOAN

Như đã trình bày ở mục 1.3.3 của luận văn này, tiểu phẩm Lê Thị Liên Hoan có ba nhóm đề tài lớn. Đây là những đề tài tâm đắc của tác giả, thể hiện được sự nhạy cảm và tài năng của một cây bút tiểu phẩm có kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu đặc điểm tiểu phẩm lê thị liên hoan (Trang 29)