Sự tương tác giữa tiểu phẩm và phỏng vấn

Một phần của tài liệu đặc điểm tiểu phẩm lê thị liên hoan (Trang 69)

8. Đóng góp của luận văn

3.2.1 Sự tương tác giữa tiểu phẩm và phỏng vấn

Phỏng vấn là thể loại đặc thù của báo chí. Đây mục thường kì trên các báo, nhằm đưa thông tin đến cho bạn đọc bằng cách thu thập ý kiến của một người, nhiều người, một tổ chức, nhiều tổ chức. Lê Thị Liên Hoan đã tận dụng ưu thế của phỏng vấn để cho ra đời những tiểu phẩm phỏng vấn giả tưởng (hay còn gọi là phỏng vấn phiếm chủ) rất độc đáo (

4F

5).

Theo lẽ thường, một cuộc phỏng vấn sẽ diễn ra giữa người với người, nhưng Lê Thị Liên Hoan lại cho phóng viên phỏng vấn từ người đến con vật, đồ vật. Đây là sự kết hợp giữa hiện thực và giả tưởng. Hàng loạt tiểu phẩm bắt đầu bằng phỏng vấn có thể kể đến: Phỏng

vấn một anh hề, Phỏng vấn con bò, Phỏng vấn một cô con riêng, Phỏng vấn cái chảo…Mượn lời các nhân vật, tác giả đưa ra chính kiến của mình hoặc một góc nhìn khác

về vấn đề nóng của xã hội hiện nay.

Trước hết, đó là những nhân vật được phỏng vấn thường đại diện cho những tư tưởng mới mẻ, tiến bộ, những cách đánh giá văn minh. Chẳng hạn trong tiểu phẩm Phỏng vấn một

chàng trai xem thi hoa hậu, chàng trai đưa ra suy nghĩ của riêng mình, khác nhiều so với đa

số nam giới:

Chàng trai: Trong quá khứ, rất nhiều khi do hoàn cảnh, chúng ta khuyến khích đức tính quên mình của người phụ nữ, nhưng chúng ta không được lạm dụng điều ấy mãi mãi, chúng ta không được hưởng thụ sự hi sinh ấy một cách thanh thản. Đàn ông phải cảm thấy mình nợ họ.

[20; trang 85] Câu hỏi cũng như câu trả lời của phóng viên và nhân vật thể hiện sự hài hước, sắc bén và thực tế. Và nếu cuộc phỏng vấn có những câu rào đón thì nhân vật được phỏng vấn dùng cả sự rào đón đó để phản hồi lại phóng viên.

PV: Thưa cụ, một nhà thơ đã viết: “Có những ngày trốn học đuổi bướm cạnh cầu ao” là viết về học thêm hay học chính”?

Cụ đồ: Theo thiển ý, chắc nhà thơ ấy nói tới học thêm. Có như vậy mới có câu: “Chưa đánh roi nào đã khóc”.

[…]

PV: Xin cụ cho biết nguyên nhân của “nạn” của học thêm?

Cụ đồ: Nguyên nhân thứ nhất là đã chia cuộc sống thành ba thời kì: Đi học, đi làm và…nghỉ hưu. Việc học là việc cả đời, cứ dồn hết vào quãng đầu, còn những quãng sau không cần biết nữa là sai lầm tai hại nhất.

[2; Phỏng vấn một cụ đồ về vấn đề dạy thêm; trang 9 – 10]

chúng tôi chỉ nghiên cứu và khảo sát những bài phỏng vấn giả tưởng của bút danh Lê Thị Liên Hoan mà người viết là Lê Hoàng. Những bài phỏng vấn giả tưởng của Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Quang Lập chúng tôi không đưa vào luận văn này.

Như vậy, sự tương tác giữa tiểu phẩm và phỏng vấn hiện lên rất rõ nét. Đó trước hết một tiểu phẩm được trình bày dưới dạng một bài phỏng vấn, vì vậy, những nguyên tắc chung của phỏng vấn vẫn được tuân thủ (trên một mức độ nhất định). Chính vì đó là một cuộc phỏng vấn nên câu hỏi và câu trả lời không thể quá dài dòng, càng đi vào trọng tâm thì vấn đề cần sáng rõ.

Trong phỏng vấn phiếm chủ, độc giả còn bất ngờ bởi không phải cuộc phỏng vấn diễn ra như những gì tiền giả định. Đối với phỏng vấn thông thường, người có chuyên môn nghiệp vụ về vấn đề nào thường trả lời về vấn đề đó. Tuy vậy, trong phỏng vấn phiếm chủ, nhân vật được phỏng vấn có thể nói một điều rất xa so với điều độc giả nghĩ.

Có thể sơ bộ thống kê một vài trường hợp điển hình:

STT Tên tiểu phẩm Nhân vật

được phỏng vấn Tiền giả định

Nội dung chủ yếu 1 Phỏng vấn một máy bay Máy bay Hàng không, giao thông, bảo hiểm, dịch vụ…

Có quá nhiều cuộc họp không cần thiết, cản trở bước tiến của xã hội

2 Phỏng vấn một con tê giác

Con tê giác

Bảo vệ động vật hoang dã, bảo vệ rừng, môi trường sinh thái, chống buôn bán thú rừng trái phép… Người nghệ sĩ làm ra tác phẩm trước hết phải làm cho mình, đừng mượn những mục đích khác để che lấp sự yếu kém. 3 Phỏng vấn một bông hoa đào

Hoa đào Ngày Tết, cuộc sống của người trồng hoa, cái đẹp… Nỗi lòng của những người xa Tổ quốc

Chính sự bất ngờ này làm nên tính hấp dẫn cho tiểu phẩm phỏng vấn phiếm chủ. Người đọc sẽ bất ngờ nhận ra chủ ý của tác giả không giống với những gì họ nghĩ.

Đối với những bài phỏng vấn này, sự tung hứng giữa phóng viên và nhân vật trả lời có thể xem là một đặc điểm thể hiện rõ sự giao thoa tương tác giữa phỏng vấn và tiểu phẩm. Mặc dù hình thức là chất vấn, đối thoại trực tiếp, nhưng vai trò của phóng viên có thể xem là người gợi ý để nhân vật bộc lộ hết chính kiến của mình. Phóng viên có thể phản bác hoặc đồng tình, nhưng kết luận cuối cùng bao giờ cũng là câu nói của nhân vật được phỏng vấn. Sự phản bác của phóng viên không hoàn toàn là sự phủ định hay khẳng định, đó chỉ là một biểu hiện khác của sự gợi ý và dẫn dắt.

Tiếng cười ở tiểu loại Phỏng vấn phiếm chủ là tiếng cười ẩn, được nhìn nhận sau cùng khi bài phỏng vấn kết thúc. Tiếng cười này chủ yếu mang tính góp ý, xây dựng, đề xuất, và trong một số ít trường hợp còn có cả sự đả kích.

Kết hợp sự ngắn gọn của phỏng vấn nhanh và nét hài hước, ẩn dụ chính là đỉnh cao của Phỏng vấn phiếm chủ. Người đọc có cảm giác được nghe ý kiến của một đối tượng nhưng chứa đựng suy tư của nhiều đối tượng khác.

Xuất phát từ chính nhu cầu có thực của xã hội, tư duy phê phán và tư duy phản biện đã giúp tác giả đứng trên lập trường tiến bộ để đánh giá về những vấn đề còn chưa thể giải quyết được hiện nay, nhất là những vấn đề nhạy cảm chứa đựng nhiều luồng dư luận trái chiều. Như vậy, hình thức phỏng vấn có thể xem là hình thức mặt nạ, một kiểu ngụy trang hài hước nhằm đưa vấn đề đến những trường liên tưởng rộng hơn, mới mẻ hơn. Nhìn một cách tổng quan, tiểu phẩm phỏng vấn phiếm chủ là một trong những tiểu loại được yêu thích trên các mặt báo. Tính chất nghị luận kết hợp với hài hước, châm biếm của những cuộc phỏng vấn này đã phần nào tạo nên được những phản hồi tích cực từ phía độc giả.

Một đặc điểm nghệ thuật rất đáng chú ý trong tiểu phẩm Phỏng vấn phiếm chủ là sự châm biếm tăng cấp thông qua cách thức trả lời của nhân vật được phỏng vấn. Cách thức này mang đậm khả năng tư duy nhạy bén, đa chiều của tác giả. Mỗi cuộc phỏng vấn không đơn thuần là những nhận định, đó còn là cuộc chơi của tư duy và khả năng bao quát vấn đề. Sắp xếp các câu hỏi và câu trả lời sao cho bất ngờ, thú vị, thông minh là điều mà tác giả hướng đến.

Trong thời đại bùng nổ thông tin, thời đại “đối thoại mở”, người đọc càng có nhu cầu nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ, đặc biệt, là dưới những góc độ mới mẻ hơn, tích cực hơn. Tiểu phẩm có một lợi thế rất lớn là thường xuyên xuất hiện (thậm chí có mặt hàng ngày) trên khắp các mặt báo. Tuy vậy, đó cũng là một thử thách cho tiểu phẩm. Việc tìm ra những hình thức thể hiện mới cùng những nội dung phù hợp lại là điều không đơn giản.

Phỏng vấn phiếm chủ ra đời trước hết là một giải pháp làm mới cho tiểu phẩm ở phần hình thức trình bày; nhưng sau đó còn kéo theo cả những thay đổi về mặt nội dung.

Một phần của tài liệu đặc điểm tiểu phẩm lê thị liên hoan (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)