Tài hôn nhân

Một phần của tài liệu đặc điểm tiểu phẩm lê thị liên hoan (Trang 35)

8. Đóng góp của luận văn

2.1.2. tài hôn nhân

Hôn nhân là một trong những mối quan tâm hàng đầu của con người. Một đời sống hôn nhân hạnh phúc là điều mà nhân loại từ trước đến nay luôn mong muốn có được. Với tiểu

Trước hết, mối quan hệ vợ - chồng được tác giả tập trung khai thác qua chùm tiểu phẩm về anh Tư và chị Tư. Những lời ăn tiếng nói thường ngày của họ, những ứng xử vừa bình thường vừa bất thường đã làm nên thành công cho chùm tiểu phẩm này.

Lê Thị Liên Hoan xây dựng nhân vật anh Tư tiêu biểu cho rất nhiều ông chồng và nhân vật chị Tư lại đại diện cho không ít người vợ. Câu chuyện của họ cũng không đi đâu xa mà liên quan trực tiếp đến đời sống kinh tế gia đình nói riêng và đời sống xã hội nói chung, cũng như sự đánh giá của người này dành cho người kia v.v.

Trong mọi tình huống, chị Tư (người vợ) luôn đặt ra thử thách để anh Tư thực hiện. Kiểu yêu cầu này gợi nhắc đến Ông lão đánh cá và con cá vàng, tất nhiên, ở mức độ nhẹ hơn. Tự bản thân hôn nhân là một sự ràng buộc (cả về luật pháp và tinh thần). Vấn đề là, mỗi người sẽ nhìn và chấp nhận sự ràng buộc đó ở mức độ nào, hoàn toàn hay không hoàn toàn. Ở đề tài này, Lê Thị Liên Hoan đưa ra nhiều phương án lựa chọn cho người trong cuộc (tức là các nhân vật của tiểu phẩm). Trong hôn nhân, sự mất cân đối tạo ra tiếng cười, có thể là tiếng cười châm biếm hoặc tiếng cười hài hước nhẹ nhàng. Sự mất cân đối được tác giả nhấn mạnh, hay đúng hơn là tô đậm, bằng cả ngôn từ và cảm xúc biểu hiện. Loạt tiểu phẩm Khi chồng đi vắngKhi vợ đi vắng là một trong những thành công của Lê Thị Liên Hoan. Một lúc đóng cả vai chồng lẫn vai vợ, tác giả đã đi sâu vào nhiều ngõ ngách trong suy nghĩ của hai phái nam – nữ về sự tự do tương đối của hôn nhân.

Tâm sự của một ông chồng:

Về nhà lúc gần mười một giờ đêm. Người lâng lâng vì hơi men và vì cảm giác tự do. Cái gì thế kia? A, mâm cơm nàng dọn sẵn. Tội nghiệp, còn hơi sức đâu mà ăn. Cái gì thế kia nữa. A, tờ giấy nàng dặn những việc cần làm. Đi ngủ đã, đọc làm gì vội . Cả đời nghe lời nàng dặn dò rồi, thử một lần không nghe xem có chết không nhé. Mở tủ lạnh, cho một miếng thịt vào mồm. Ôi, gần bốn mươi tuổi mới biết ăn vụng luôn ngon.

[18; Khi vợ vắng nhà; trang 250] Rồi tác giả lại đóng vai người vợ:

Ngồi uống cà phê. Châm một điếu thuốc cho thêm phần đài các. Ngón tay cong vút chìa ra. A, mình còn ngon lắm chứ. Lão mà xớ rớ thì cứ liệu hồn. Nhìn qua cửa sổ thoáng buồn. Sài Gòn buổi chiều đẹp quá. Khổ thân tôi chưa. Tôi là gái đã có chồng. Đi một mình cũng bị nghi, đi với ai cũng bị nghi, chỉ có chết khô là tiện.

Hôn nhân vừa là những rắc rối phát sinh từ hai cá tính trái ngược nhau (như trong các tiểu phẩm Giây phút lãng mạn, Sống như phim, Gà quay, Giấc mơ có thật, Thứ duy nhất giảm

giá, Máy giảm béo, Trái tim nghệ sĩ, Tắm chung…), vừa là sự trốn tránh lẫn nhau mỗi khi

có những rạn nứt (Điện thoại chết người, Bệnh lạ…). Lê Thị Liên Hoan cá biệt hóa ngôn ngữ độc thoại và đối thoại của các cặp vợ chồng, mà mỗi vấn đề họ bàn đến đều có một hệ thống mã hóa riêng.

Ở đề tài này, Lê Thị Liên Hoan tỏ ra khá chắc tay trong việc tạo dựng những tình huống có vấn đề để nhân vật bộc lộ cá tính của mình. Các nhân vật luôn gặp những bất đồng, đặc biệt là về quan niệm sống, cách ứng xử với xã hội. Con đường tìm cách giải quyết những mâu thuẫn đó chính là câu chuyện mà tác giả kể lại. Trong nhiều tiểu phẩm, Lê Thị Liên Hoan cho người đọc thấy rằng mâu thuẫn không phải là điều đáng sợ nhất mà chính việc không giải quyết được mâu thuẫn mới thực sự đáng lo ngại.

Cô vợ trong tiểu phẩm Giây phút lãng mạn luôn mong chồng mình sống thật lãng mạn. Nhưng chính cô lại là người kém lãng mạn nhất:

Nếu không lãng mạn vật chất thì hãy lãng mạn tinh thần. Tôi chợt nảy ra ý đó. Thế là tôi đóng cửa trong phòng, ngồi làm thơ tặng nàng. Đặt tờ giấy trắng tinh ngay ngắn trên bàn, tôi chống cằm, cầm bút nhìn qua cửa sổ. Kìa mặt trời lên, kìa nắng chiếu, kìa chiếc lá đu đưa. Mọi cảm xúc ùa về. Tứ thơ đang nhen nhóm, tôi vừa chuẩn bị hạ bút thì cửa xịch mở, nàng thò đầu vào gắt:

- Cái chổi của em để đây, em ném vào chỗ nào rồi? Anh không quét thì để người khác quét, để rác ngập đến mũi thì là sao sống được?

Những vần thơ chưa kịp đọng lại đã vỡ tan tành.

[18; trang 238] Cô mâu thuẫn với chồng và mâu thuẫn với chính suy nghĩ của mình. Sự mâu thuẫn kép này làm bật ra tiếng cười cũng như mang suy ngẫm cho người đọc.

Với nhiều tiểu phẩm viết về đề tài hôn nhân, tác giả đi sâu khai thác hai hình tượng lớn: Hình tượng người chồng và hình tượng người vợ. Hình tượng những người chồng luôn được nhắc đến với những tính từ miêu tả sự hiền lành, chân thật, thậm chí là cả tin. Họ không giỏi ứng biến trước cuộc sống, hay nếu ứng biến được thì cũng chỉ là tạm thời. Trong khi đó người vợ thường rất nhanh nhẹn, nhạy cảm và đòi hỏi rất cao ở người bạn đời của mình.

tác động. Và trong mỗi hoàn cảnh, những cặp vợ chồng khác nhau sẽ có cách giải quyết khác nhau.

Ở thời đại mà sức ảnh hưởng của tâm lí tự do cá nhân đang chi phối đến tâm lí con người thì hôn nhân cũng thay đổi và quan niệm về vấn đề này không còn như trước. Những mối bất hòa trong gia đình được tác giả nhìn nhận từ nhiều phía như trong các tiểu phẩm Thư của bà vợ gửi cho bồ nhí, Thư của bồ nhí gửi bà vợ…hay tác giả cũng thẳng thắn bày tỏ những quan điểm của cá nhân mình qua loạt tiểu phẩm Phỏng vấn Thị Hến, Phỏng vấn Hoạn Thư, Phỏng vấn Hòn vọng phu

Lê Thị Liên Hoan bày tỏ thái độ cảm thông đối với người phụ nữ, dù họ là người chung thủy trước sau như một (Hòn vọng phu), đầy lòng ghen tuông (Hoạn Thư) hay mang tiếng xấu với đời (Thị Hến). Đối với từng nhân vật, Lê Thị Liên Hoan lại có cách tiếp cận khác nhau. Nếu Thị Hến nhìn hôn nhân với con mắt khách quan và rất thực tế:

Phóng viên: Cô vừa đáng yêu, vừa đáng ghét, vừa đáng sợ

Thị Hến: Không phải đâu, trong em vừa có dáng mẹ chồng, vừa có dáng mợ, lại có dáng vợ thướt tha đó anh.

Phóng viên: Cô có sợ quan không?

Thị Hến: Em không sợ quan chừng nào quan còn sợ vợ quan chứ không thương bà ấy.

[18; Phỏng vấn Thị Hến; trang 95] thì Hòn vọng phu lại bày tỏ những suy nghĩ sâu sắc, nữ tính:

Phóng viên: Nếu chồng cô không tới từ trước mặt mà tới từ sau lưng thì sao Hòn vọng phu: Thì tôi sẽ không quay lại, tôi chỉ chờ ai tiến thẳng về phía tôi. Phóng viên: Cô giải quyết ra sao nếu “phu” về dẫn theo một bà “phu” bé?

Hòn vọng phu: Tôi sẽ làm như không nhìn thấy họ, tôi chờ chồng tôi chứ không chờ chồng người khác.

[18; Phỏng vấn Hòn vọng phu; trang 336] Với Lê Thị Liên Hoan, sức mạnh của hôn nhân chính là sự gắn kết vô hình giữa hai vợ chồng, là tình cảm thực sự mà họ dành cho nhau dù gặp phải vấn đề gì đi chăng nữa. Loạt tiểu phẩm với nhân vật “tôi” và “vợ tôi” có một sức hấp dẫn đặc biệt với độc giả khi tác giả gần như hóa thân vào nhân vật để kể lại những câu chuyện của mình (ở một mức độ cường điệu và hài hước hơn). “Tôi” và “vợ tôi” là cặp vợ chồng bình thường, không giàu có, thấy lo lắng khi giá xăng lên, bối rối khi chọn mua mũ bảo hiểm…Tất cả những gì đời thường nhất của đời sống vợ chồng hàng ngày được tác giả khéo léo phác họa. Dù không quá đặc

biệt về cách thức thể hiện, nhưng qua hàng loạt câu chuyện của đôi vợ chồng này, người đọc sẽ dễ chấp nhận thông điệp hôn nhân mà tác giả gửi gắm. Đây chưa phải là mảng đề tâm đắc nhất của Lê Thị Liên Hoan, nhưng ở một mức độ nhất định, nó thể hiện được sự quan sát tinh tế và ngòi bút sắc sảo của nhà văn.

Một phần của tài liệu đặc điểm tiểu phẩm lê thị liên hoan (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)