Tiểu phẩm của Lê Thị Liên Hoan trên các báo và tạp chí

Một phần của tài liệu đặc điểm tiểu phẩm lê thị liên hoan (Trang 27)

8. Đóng góp của luận văn

1.3.2. Tiểu phẩm của Lê Thị Liên Hoan trên các báo và tạp chí

Bước vào thời kì mở cửa, báo chí Việt Nam có những chuyển mình đáng khích lệ. Một trong những dấu hiệu nhận biết sự chuyển mình ấy chính là việc “làm mới” nhiều thể loại văn học đã có từ rất lâu, bằng hơi thở mới của báo chí. Nằm trong dòng chảy chung, tiểu phẩm đương đại của Việt Nam đã bước đi những bước đầu tiên, dù còn nhiều vấn đề chưa thật thỏa đáng, nhưng phần nào đã mang tới cho người đọc những góc nhìn mới, có tính phản biện cao về đời sống xã hội đang biến chuyển không ngừng. Người đọc dần dần có thói quen tìm đọc tiểu phẩm trên các tờ báo lớn, hơn nữa, còn tìm đọc tiểu phẩm của một vài tác giả nhất định nếu yêu mến giọng văn của tác giả này.

Trong suốt hai mươi năm viết tiểu phẩm, Lê Thị Liên Hoan đã sáng tác khoảng năm trăm tiểu phẩm các loại. Tiểu phẩm của ông xuất hiện trên các báo ở một vị trí dễ dàng nhận ra. Trên tờ An ninh thế giới (số cuối tháng), Lê Thị Liên Hoan chủ yếu viết tiểu phẩm phỏng

bàn luận xung quanh hai lĩnh vực thể thao và văn hóa từ nhiều góc nhìn đa dạng. Còn ở

Tuổi trẻ cười, Lê Thị Liên Hoan sáng tác rất nhiều thể loại tiểu phẩm, từ bông đùa hài hước

nhẹ nhàng đến châm biếm, đả kích sâu cay. Điều này phục vụ rất hiệu quả cho một tờ báo chuyên về trào phúng như Tuổi trẻ cười.

Những tiểu phẩm này trước hết đáp ứng nhu cầu đọc báo của người đọc. Tiểu phẩm giống như vài phút giải lao hiếm hoi, giúp họ được thư giãn. Tất nhiên, đây là sự thư giãn có trí tuệ, đằng sau nụ cười là cả những vấn đề lớn của mỗi người, mỗi nhà và toàn xã hội. Thay vì viết một bài văn chính luận rất dài để bàn về vấn đề văn minh đô thị thì chỉ cần một tiểu phẩm như Cô bé bán diêm đã đủ sức nặng để người đọc nhận thức được vấn đề. Có điều, tiểu phẩm của ông cũng rất phân hóa người đọc. Không phải ai đọc cũng có thể hiểu hết những gì sâu xa ẩn chứa sau những dòng chữ tưởng như đùa cợt. Tính chất thời sự của những tiểu phẩm này cũng là điều rất đáng bàn luận. Ngay cả khi tác giả dùng một câu chuyện rất xưa thì thực chất cũng là để nói chuyện hôm nay.

Tiểu phẩm của Lê Thị Liên Hoan phong phú và đa dạng về đề tài, chủ đề. Sự biến hóa trong cách thể hiện là một trong những điểm đáng chú trong hàng loạt tiểu phẩm mà tác giả đã cộng tác với các báo. Tính chất thời sự, nóng hổi rất được đề cao và trở thành một trong những lí do khiến tiểu phẩm của Lê Thị Liên Hoan có chỗ đứng trong lòng bạn đọc. Tác giả có một biệt tài là dùng ngôn ngữ với dung lượng ít nhất để cho ra hiệu quả tác động xã hội rất cao. Chính vì xuất hiện trong môi trường báo chí cũng như gắn với những yêu cầu về mặt thể loại mà tiểu phẩm không cho phép người sáng tác viết dài dòng, dàn trải. Nó cần “điểm huyệt” một vấn đề nào đó thật đắt, làm người đọc bật ra những suy nghĩ mà chính họ cũng phải ngạc nhiên. Cuộc trò chuyện với những nhân vật kì lạ (con bò, cái chảo…) hoặc những nhân vật gần gũi, quen thuộc nhưng dưới góc độ khác (cô cảnh sát, nhà báo, nhà văn, anh hề…) đều mang dáng vẻ riêng, thông điệp riêng.

Lê Thị Liên Hoan đáp ứng được với hầu hết những yêu cầu đặt ra dành cho người viết tiểu phẩm. Trong một khuôn khổ không lớn, tác giả đã biết tận dụng những ưu thế trong tư duy và mĩ cảm của mình để làm bật lên những ý tưởng muốn chia sẻ với bạn đọc. Ở ông, người ta nhận thấy có nhiều nét mới trong cách thể hiện, trước hết là ở hình thức tiểu phẩm. Với đặc thù riêng, độc giả của báo chí mong muốn tiếp cận thông tin một cách chính xác, nhanh chóng, hấp dẫn. Ngòi bút của Lê Thị Liên Hoan đã làm thỏa mãn tâm lí đó.

Giọng văn mà tác giả lựa chọn vừa lạnh, sắc, chua ngoa lại nhiều cảm xúc. Đó chính là một ưu thế rất lớn để tiểu phẩm của ông lưu lại trong lòng bạn đọc. Có thể khẳng định rằng

Lê Thị Liên Hoan là một cây bút đa phong cách, ngay từ trong giọng điệu tiểu phẩm. Đứng trước những lựa chọn, bao giờ ông cũng chọn cách thể hiện tiểu phẩm theo hướng bất ngờ và dị thường làm người đọc không khỏi ngạc nhiên và thích thú.

Không tự nhận mình là nhà văn hay nhà báo nhưng ở cả hai vai trò này, Lê Thị Liên Hoan đều có những hoạt động rất đáng chú ý. Cả ba con người nhà văn – nhà báo – người công dân kết hợp nhuần nhuyễn trong ông. Có thể còn nhiều ý kiến chưa thống nhất về phong cách viết của Lê Thị Liên Hoan, những lời khen – chê là điều không thể tránh khỏi. Tuy vậy, ở khía cạnh nào, ủng hộ hay không ủng hộ, việc nhìn nhận khách quan những đóng góp của Lê Thị Liên Hoan đối với tiểu phẩm Việt Nam đương đại là điều nên làm.

Tác giả cũng không lấp lửng, che giấu thái độ của mình mà có sự phân định rất rạch ròi giữa yêu – ghét, đúng – sai, tốt – xấu. Ông đưa ra cái nhìn và thái độ của bản thân cũng như xã hội đối với vấn đề đang bàn luận. Tính chính luận được Lê Thị Liên Hoan khai thác triệt để, cả trong nội dung và hình thức tiểu phẩm. Là người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, Lê Thị Liên Hoan có dịp được tiếp xúc với nhiều hình thức mới mẻ. Từ đó, ông ứng dụng vào việc xây dựng tiểu phẩm sao cho mới lạ và độc đáo nhất.

Tuy không phải là một tác giả hoàn toàn xuất sắc ở thể loại này, nhưng những gì Lê Thị Liên Hoan đóng góp cho tiểu phẩm Việt Nam là không hề nhỏ. Ông đã đi từ những tiểu phẩm đơn thuần trong thời gian đầu cầm bút sang nhiều thể loại và biến thể khác nhau trong khoảng thời gian sáng tác sau này. Với Lê Thị Liên Hoan, đây là một cuộc chơi nhiều hơn là một nghề nghiệp. Nhưng rõ ràng trong cuộc chơi này, người ta nhận ra một tác giả có trách nhiệm với ngòi bút, có sự sáng tạo và tìm tòi. Cho nên, tiểu phẩm Lê Thị Liên Hoan được chấp nhận, và nhiều hơn cả như vậy, được yêu thích, dù bằng cách này hay cách khác.

Một phần của tài liệu đặc điểm tiểu phẩm lê thị liên hoan (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)