Sự tương tác giữa tiểu phẩm và kí chân dung

Một phần của tài liệu đặc điểm tiểu phẩm lê thị liên hoan (Trang 77)

8. Đóng góp của luận văn

3.2.3. Sự tương tác giữa tiểu phẩm và kí chân dung

Một tiểu loại rất đáng chú ý làm nên tên tuổi Lê Thị Liên Hoan chính là tiểu phẩm hí họa, được xem là sự kết hợp ăn ý giữa tiểu phẩm và kí chân dung. Không xa lạ với đa số bạn đọc, kí chân dung là một tiểu loại của kí ghi lại người thật việc thật bằng lời văn có tính văn học đậm nét. Những tác phẩm kí chân dung nổi tiếng ở nước ta bao gồm: Sống như anh

(Trần Đình Vân), Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi), Một chuyện chép ở bệnh viện (Anh Đức), Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (Nguyễn Trung Thành)…Do đặc điểm của giai đoạn lịch sử, những kí chân dung của thời kì này chủ yếu hướng về người anh hùng, hết mình vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Đến thời đại mới, kí chân dung mở rộng biên độ của nó, hướng đến mọi đối tượng trong xã hội, không riêng gì những người anh hùng. Và Lê Thị Liên Hoan đã chọn cho mình sự kết hợp giữa kí chân dung và tiểu phẩm, tạo nên những trang viết rất lạ về những con người rất quen, mà hầu hết trong số đó là văn nghệ sĩ:

Hai mươi lăm chân dung người nổi tiếng, từ âm nhạc, điện ảnh, người mẫu đến nhà thiết kế, nhà văn, nhạc sĩ…đều được Lê Hoàng “vẽ” rất trừu tượng, rất lạ lùng, rất hùng hổ, rất loang lổ…và điều đáng để đọc nhất là vô cùng bí hiểm nhưng hầu như là

Dưới con mắt tinh tế của Lê Thị Liên Hoan, những người nghệ sĩ hiện ra rất thật mà cũng rất lạ; những nét cá tính không lẫn vào đâu được tác giả chỉ ra một cách rõ ràng, sắc bén.

Trong kiểu loại tiểu phẩm hí họa chân dung này, mục đích gây cười chiếm một vị trí rất quan trọng. Những chân dung buồn cười ẩn sau những lời miêu tả tưởng chừng nghiêm túc chính là cái bẫy ngôn từ của Lê Thị Liên Hoan. Trước hết, tác giả đặc biệt chú ý đến ngoại hình của nhân vật được nhắc đến. Mỗi ngoại hình đều được vẽ với vài nét sơ lược nhưng rất chuẩn xác. Nhạc sĩ – ca sĩ Lê Cát Trọng Lý thì “vẫn gầy gò, vẫn trẻ con, vẫn tóc xù” [22; Lê Cát Trọng Lý – Không biết gì ngoài âm nhạc; trang 33], nghệ sĩ ưu tú Quyền Linh “có thể đẹp trong comple và cà vạt. Nhưng chẳng ai đẹp bằng Quyền Linh trong áo bà ba quần ống thấp ống cao” [22; Quyền Linh – Một nghệ sĩ từ nông dân mà ra; trang 55], nhà văn Phan Thị Vàng Anh “nom xinh xắn khi để tóc đờ-mi-gạc-xông. Mắt trái nàng là mắt bồ câu,

còn mắt phải là mắt cú mèo, tròn xoe, trong vắt và sáng ngời như buổi sáng mùa xuân”.[22; Phan Thị Vàng Anh – Kẻ duy nhất trên đời có hai giới tính; trang 97], diễn viên Mi Du “có vẻ đẹp mê hồn của một con búp bê, từ mắt mũi tới gò má. Đặc biệt đôi mắt trong suốt như hai hòn bi ve, phản chiếu cả một thành phố, kể cả những lúc kẹt xe” [20; Mi Du – Giả chết bắt quạ; trang 254].

Một phần rất quan trọng trong những tiểu phẩm kiểu hí họa là làm lạ hóa những điều quen thuộc. Nhân vật mà Lê Thị Liên Hoan đề cập đến trong các tiểu phẩm dạng này là những nghệ sĩ có thật với những tính cách có thật và khả năng có thật. Nói thật như đùa, nói đùa như thật là đặc điểm khó nhất khi kết hợp kí chân dung với ngôn ngữ trào phúng của tiểu phẩm. Không dễ để đưa ra nhận xét về một con người, nhất là khi họ lại là nghệ sĩ. Nhưng Lê Thị Liên Hoan lại nhìn ra cái cốt lõi nhất trong những người nghệ sĩ ấy, điều này thể hiện qua cách đặt tên cho từng tiểu phẩm.

Mai Khôi – Người đàn bà trẻ con Phú Quang – Kẻ bán Hà Nội

Đinh Ngọc Diệp – Con chim chích chòe tung đuôi tứ phía Minh Nhí – Nhí cũng có thể thành nghệ sĩ

v.v.

Cả tiểu phẩm – Dù nói những điều có thật hay những điều tác giả cường điệu – đều tập trung làm rõ đặc điểm đã nêu ra ở tựa đề tiểu phẩm.

Để nhấn mạnh một đặc điểm ở nhân vật hí họa nào đó, tác giả sử dụng rất nhiều từ ngữ gợi hình với những so sánh liên hoàn rất thú vị:

Có thể đại nghĩa không hề là một diễn viên bẩm sinh. Anh không có chiều cao của Lê Hoàng, không có vẻ đẹp của Bình Minh, không có cơ bắp của Phạm Văn Mách, càng không có hình xăm vằn vện như Năm Sài Gòn trong tiểu thuyết “Bỉ vỏ” của Nguyên Hồng. Đại Nghĩa chả có gì cả nếu nhìn từ bên ngoài.

[22; Xem Đại Nghĩa để mắng hung tàn; trang 65] Kí rất đề cao sự chân thực. Chính vì vậy, dù miêu tả thế nào, Lê Thị Liên Hoan vẫn phải làm nổi bật lên tính cách vỗ dĩ thuộc về con người ấy, nghệ sĩ ấy. Tuy nhiên, nếu quá “thực”, những chi tiết này sẽ không tạo được tiếng cười, bởi mục đích cuối cùng của Lê Thị Liên Hoan vẫn là viết tiểu phẩm. Sự dung hòa giữa một bên là trào lộng, cười vui; một bên là cuộc sống thật của nhân vật có thật đã tạo nên tiểu loại hí họa chân dung này.

Ở mỗi nhân vật, tác giả đều tìm ra ưu và nhược điểm của họ. Nhưng nhược điểm sẽ được nhìn nhận một cách hài hước hơn là chỉ trích hay châm biếm. Chính yếu tố này giúp cho Lê Thị Liên Hoan tiếp cận đề tài một cách nhẹ nhàng và không cần đưa ra những tuyên ngôn mang tính áp đặt.

Người đọc không tìm ở tiểu phẩm hí họa những sự thật mà họ đã biết. Họ muốn nhìn nghệ sĩ dưới một góc độ khác do chính Lê Thị Liên Hoan định ra góc quay. Nghệ sĩ nói về nghệ sĩ sẽ có nét khác biệt so với khán giả nhìn nhận nghệ sĩ. Hiểu được tâm lí đó, Lê Thị Liên Hoan xây dựng những tiểu phẩm dạng này bằng nghệ thuật “gương cười” Gương cười là vật làm biến dạng hình ảnh thật thông qua một sự khúc xạ ánh sáng đặc biệt. Thuật ngữ “gương cười” xuất hiện trong hội họa để chỉ những tác phẩm có đường nét khuếch đại, phóng đại, thậm chí biến dạng một vài đặc điểm trên vật thể. Đối chiếu với tiểu phẩm hí họa của Lê Thị Liên Hoan, chúng ta có thể nhận thấy những chân dung không trùng khớp hoàn toàn với người thật, có những nét đã được tác giả tô đậm hơn bình thường nhằm nhấn mạnh một đặc điểm đã nêu ra trước đó.

Ở Tùng Điên có một cái gì đó rất Hà Nội. Bừa bãi một tí, chân thành một tí, lăng nhăng một tí, huyên thuyên một tí, nghĩa hiệp một tí và thực dụng một tí. Nếu như Từ Hải “Gươm đàn nửa gánh non sông một chèo” thì Hoàng Hà Tùng giá vẽ bên nách trái, chai rượu nên nách phải, em út trong túi quần, vợ con trên đầu, còn túi tiền nhét trong bít tất (lưu ý: Bít tất không giặt thường xuyên).

[22; Tùng điên – Bán tranh như bán vải; trang 80 – 81] Sự quá đà có chủ ý khi miêu tả nhân vật không làm nhân vật xấu đi hay đẹp lên mà là thể

Trong khi nhiều phương tiện thông tin hiện nay xem nghệ sĩ như một trong những kho thông tin lớn, khai thác đời tư của họ một cách thái quá thì những tiểu phẩm hí họa của Lê Thị Liên Hoan góp một tiếng nói có thẩm mĩ vào những luồng thông tin ấy. Những vui – buồn của người nghệ sĩ, nếu Lê Thị Liên Hoan không viết ra, có thể sẽ không ai biết hoặc biết nhưng không rõ. Đôi khi, ẩn sau một tiểu phẩm hí họa là một tiếng cười buồn nhiều hơn vui. Xâu chuỗi hàng loạt tiểu phẩm hí họa của Lê Thị Liên Hoan, độc giả có thể nhận thấy giọng văn của tác giả khá thoải mái và không câu nệ khi viết về bạn bè, đồng nghiệp mình. Để có được điều đó, chắc chắn tác giả đã bỏ không ít dụng công sao cho giọng văn vô tư nhưng không sa đà, nhìn nhận một con người nhưng không làm họ tự ái, hay xa hơn nữa là cười vui chứ không rơi vào cười nhạo.

Chọn đối tượng nghệ sĩ làm nhân vật trong tiểu phẩm của mình là một thử thách đối với Lê Thị Liên Hoan. Trong một dung lượng rất ngắn của tiểu phẩm, làm sao để vẽ được chân dung hài hước của những nhân vật ấy là điều đòi hỏi rất nhiều ở óc quan sát tinh tế, ở khả năng nhìn nhận và khái quát vấn đề.

Một trong những cách thức phổ biến nhất mà tác giả vẫn thường sử dụng là tạo sự đối lập giữa bản thân với người được miêu tả. Nếu tác giả tự nhận mình “Về âm nhạc, Lê Hoàng dốt đến kinh hoàng và bình dân đến tận tim” [22; trang 33] thì Lê Cát Trọng Lý “phân tích được tất cả các thể loại nhạc và thấy được cái hay của nó, không hề chê bai” [22; trang 37]. Hoặc ở một tiểu phẩm khác, tác giả lại có lối tự trào độc đáo: “Tôi rất ít thân với người

mẫu. Vì bản thân là mẫu tôi rất ghét ai đẹp hơn mình. Cho nên trường hợp của Xuân Lan là rất lạ”. [22; Xuân Lan – Gầy đến phi thường; trang 101].

Tiểu phẩm hí họa theo kiểu kí chân dung chắc chắn sẽ còn nhiều điều thú vị để tác giả khám phá, bởi không chỉ có nghệ sĩ, mà nhiều người cũng rất muốn có được một chân dung như vậy từ ngòi bút hài hước, sắc sảo của Lê Thị Liên Hoan.

Một phần của tài liệu đặc điểm tiểu phẩm lê thị liên hoan (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)