8. Đóng góp của luận văn
2.2.1. tài kinh tế thị trường
Nói đến vấn đề kinh tế thị trường hiện nay, tiểu phẩm có cách thức riêng để khai thác mảng đề tài này. Lê Thị Liên Hoan tỏ ra chắc tay khi có hàng loạt những tiểu phẩm rất thành công, nêu bật được những khó khăn của nền kinh tế khi bước vào thời kì hội nhập.
Thể loại tiểu phẩm nghiêng về đả kích, châm biếm. Vì vậy, bản thân tiểu phẩm phải tìm ra đúng “chỗ đau” của một nền kinh tế. Lê Thị Liên Hoan đưa ra một khái niệm về chứng khoán:
Nói một cách văn vẻ thì buôn chứng khoán là buôn niềm hi vọng. Mua thứ này ít ai dùng mà chỉ lăm lăm bán cho đứa khác. Có nhiều trứng do đó để rất lâu mà chẳng nở ra gì cả nhưng vấn được bán vòng vèo. Theo dõi giá chứng khoán, ngoài các doanh nhân còn có cả các bệnh viện.
[19; Chứng khoán là gì; trang 42] Một tâm điểm khác cũng rất đáng chú ý chính là việc các mặt hàng đồng loạt tăng giá, làm nhiều người phải tìm mọi cách để tiết kiệm:
Mới đây xăng bất ngờ tăng giá. Chị Tư lập tức đề ra kế hoạch cắt giảm tất cả những gì liên quan tới xăng trong sinh hoạt gia đình. Hai vợ chồng đi chung một xe máy. Không dùng xăng chùi vết bẩn trên quần áo, không châm xăng vào hộp quẹt, thậm chí lúc cãi nhau nặng với chồng, chị cũng không dọa sẽ…tự thiêu.
[19; Giá tăm và giá xăng; trang 48] Motif giá cả leo thang được lặp lại ở nhiều tiểu phẩm, ở nhiều góc nhìn khác nhau:
Lê sang hàng cá. Thưa cô bao nhiêu nửa kí? (chỉ nửa kí thôi, ăn nữa thì cứ ăn thịt tôi đây này!). Năm chục! Trời ơi, năm chục, cô tưởng cô bán cá vàng à? Mụ ấy chu mỏ: Không mua thì thôi, đợi mai bảy chục mua luôn một thể nhé! Trời đất ơi, cứu con, con phải làm sao bây giờ, có thứ thuốc nào uống vào rồi mà không phải ăn suốt đời không? Con xin mua nửa tạ cho cả nhà cùng uống.
[18; Nhật kí bà nội trợ; trang 308] Với tác giả, kinh tế phản ánh rất nhiều qua các loại giá cả và thời điểm tăng giá – giảm giá. Chạm đến vấn đề mà ai cũng quan tâm, Lê Thị Liên Hoan đi từ góc bếp ra thị trường. Chính nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người dân phần lớn phản ánh được những bất cập của nền kinh tế đương thời bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ
Viết về đô thị với những đề tài đang được dư luận quan tâm không phải là vấn đề đơn giản. Tiểu phẩm, ở khía cạnh này, phải cạnh tranh với chính tin tức trên báo chí vốn phổ cập và nhanh nhạy hơn bất kì nguồn thông tin nào. Trong tiểu phẩm Lê Thị Liên Hoan, đô thị hiện lên với những điểm sáng lẫn những góc khuất, đa số những vấn đề được nhắc đến bao gồm: Giao thông, giá cả thị trường, môi trường, dân sinh, thực trạng giáo dục, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm…Đọc những tiểu phẩm đó, người đọc liên tưởng đến cây bút tiêu phẩm hàng đầu Hoa Kỳ Dave Barry. Với cách tiếp cận vấn đề tương tự, Dave Barry khai thác những đề tài: Giao thông, giáo dục, an ninh trật tự, sự đầu cơ tích trữ.v.v. Tuy xã hội ở hai quốc gia có những khác biệt đáng kể nhưng tiểu phẩm của hai tác giả lại tìm được tiếng nói chung khi khai thác đề tài đô thị này.
Dưới ngòi bút Lê Thị Liên Hoan và Dave Barry, đô thị hiện nay đang trải qua thời kì phát triển và khủng hoảng song song nhau, nhất là giá cả. Trong khi Lê Thị Liên Hoan đồng cảm với hoàn cảnh:
Gia đình chị Tư cũng như hàng ngàn gia đình khác trong thành phố này, đang vật lộn, chống chọi, kháng cự và cố thủ trong cơn bão giá. Trong cuộc đấu tranh vinh quang đó, có lúc họ thất bại, có lúc họ thành công, cũng nhiều khi bị thương nhưng vẫn nhất quyết hi sinh anh dũng.
[18; Giá tăm và giá xăng; trang 48] thì Dave Barry cũng cho rằng:
Nghĩa là Công ti Ðiện lực thực chất chỉ bán đi bán lại mỗi một lô điện hàng ngàn lần mỗi ngày mà không bị ai phát hiện. Toàn bộ điện chúng ta dùng năm ngoái chính là điện được sinh ra từ năm 1937. Họ cứ bán đi bán lại như thế, cho nên Công ti Ðiện lực rất rỗi việc. Thực ra công việc duy nhất của Công ti là tìm cách tăng cước điện phí.
[3; Điện là gì; trang 11] Lê Thị Liên Hoan còn nắm bắt được tâm lí của nhiều ngành nghề trong thời buổi thị trường nhiều vấn đề như hiện nay. Ông chủ của tổ hợp sản xuất pháo Quyết cháy đang buồn vì nghị định cấm đốt pháo được ban hành. Nhưng ngay sau đó ông đã nghĩ cách khắc phục, sản xuất loại pháo nổ thành tiếng theo yêu cầu:
Khách rất đa dạng, phức tạp. Có loại thích pháo kêu thét như khóc để đốt khi cán bộ phòng thuế tới. Có loại đặt mua thứ cười ré lên để châm trong rạp chiếu phim hài […] Rồi từng thước pháo có tên mới. Pháo kêu “thành tích” để đốt ở liên hoan, pháo kêu
“đổi mới” để đốt ở hội nghị, pháo nổ “chống buôn lậu”, pháo rền vang “chống thất thu”, pháo “không còn gì ráo” đốt lúc kiểm kê hàng.
[19; Nổ; trang 79] Có những tiểu phẩm đi vào sự việc cụ thể. Ngày 17 tháng 4 năm 1998, sau khi kiểm tra, thành phố Hồ Chí Minh phát hiện một nghìn chín trăm hai mươi bảy (1927) doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn tự nhiên biến mất. Lê Thị Liên Hoan đã viết ngay một tiểu phẩm châm biếm dưới dạng tìm người đi lạc:
Cần tìm 1927 cháu trai tên Doanh Nghiệp đi lạc từ lúc tổng kết. Khi đi mặc quần đùi, áo thun, tay cầm con dấu, lưng đeo giấy phép kinh doanh
[…]
Cha Sở Tài Chính nhắn con Sở Hữu Hạn: Con đi đâu về nhà gấp, mẹ Sở Thuế đang bệnh, mọi lỗi lầm cha mẹ đều tha thứ.
[17; Tìm trẻ lạc; trang 22 – 23] Trước hết, Lê Thị Liên Hoan đi sâu khai thác những biến đổi trên bề mặt của kinh tế thế giới, kinh tế trong nước. Những biến đổi này được biểu hiện rõ ràng qua đời sống hàng ngày, được toàn xã hội công nhận. Sau đó, trên tình hình cụ thể, tác giả sáng tạo ra những kiểu nhân vật có liên quan. Kiểu nhân vật gia đình (anh Tư, chị Tư) thường đại diện cho tâm lí người tiêu dùng, họ dễ hoang mang và không có định hướng khi tiếp nhận một nguồn thông tin nào đó (thông tin về thực phẩm, thông tin về nguyên – nhiên liệu…); kiểu nhân vật giám đốc – nhân viên lại hướng đến những câu chuyện liên quan tới doanh nghiệp và quá trình doanh nghiệp thích ứng với cơ chế mới của kinh tế thị trường. Một kiểu nhân vật thứ ba không kém phần quan trọng chính là nhân xưng “tôi”. “Tôi” lại những trải nghiệm (có thật hoặc không có thật) của bản thân về nhiều vấn đề nhức nhối hiện nay như nạn làm hàng giả, nạn đầu cơ tích trữ. Tuy không phải là một chuyên gia về thị trường nhưng Lê Thị Liên Hoan khá nhạy cảm với tình hình kinh tế. Một mặt, ông xem những khó khăn mà nước ta đang gặp phải là khó khăn chung của toàn cầu, nhưng mặt khác, đó cũng là khó khăn riêng do chính thái độ, tác phong, cách suy nghĩ của người Việt gây nên.
Ở đề tài kinh tế này, Lê Thị Liên Hoan không dàn trải các vấn đề mà chỉ tập trung vào những gì cốt lõi nhất, có ảnh hưởng đến doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng. Vấn đề về chất lượng hàng hóa (trong các tiểu phẩm Thư của chủ hãng nước tương có chất gây ung thư gửi người tiêu dùng, Siêu mỏng, Kiệt tác…) là minh chứng cho thấy nhu cầu sử dụng
ứng một cách chính đáng. Tác giả nhìn ra ưu điểm của nền kinh tế thị trường đa thành phần chính là tính cạnh tranh cao, tuy vậy cũng không thể phủ nhận rằng sự cạnh tranh này vẫn chưa thể mang lại một môi trường thực sự an tâm cho người tiêu dùng. Tiểu phẩm Lê Thị Liên Hoan nhờ phản ánh đúng thực trạng đó đã phần nào thay mặt người tiêu dùng bày tỏ quan điểm của mình trước những nhà sản xuất.