Vấn đề hội nhập và vấn đề gìn giữ bản sắc dân tộc trong thời kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu đặc điểm tiểu phẩm lê thị liên hoan (Trang 49)

8. Đóng góp của luận văn

2.2.3 Vấn đề hội nhập và vấn đề gìn giữ bản sắc dân tộc trong thời kinh tế thị trường

trường

Hội nhập toàn cầu đang là một xu hướng chung trên toàn thế giới mà bất kì quốc gia nào nếu không nắm bắt được những giá trị rất đáng quý của nó, sẽ dần tụt hậu so với các quốc gia khác.

Trong tiểu phẩm Lê Thị Liên Hoan, vấn đề hội nhập được nhìn nhận và đánh giá một cách công bằng với đầy đủ những ưu và nhược điểm. Việc hội nhập chứng tỏ được sự chuyển mình trong tư duy và hành động của Việt Nam trong thời đại mới, tuy vậy, không phải lúc nào tinh thần hội nhập cũng được áp dụng với thái độ đúng đắn.

Một trong những sai lầm khi hội nhập chính là việc tôn sùng tất cả những gì có liên quan đến hai chữ “quốc tế”. Trong tiểu phẩm Lại phỏng vấn một đạo diễn (kì 2), tác giả tỏ rõ

quan điểm của mình:

Đạo diễn: Chúng ta có một thói quen đáng quý những cũng đang bị lạm dụng, đó là kính trọng cái gì có chữ “quốc tế”. Bóng đá quốc tế, sân khấu quốc tế…lớp học tiếng Anh tiêu chuẩn quốc tế đều mang lại vẻ sang trọng. Nhưng thực ra, với khả năng và tốc độ toàn cầu hóa hiện nay thì danh từ ấy cũng phổ thông lắm. Các quán ăn tiêu chuẩn quốc tế cũng đầy.

[20; trang 114] Không cho rằng cái quốc tế là cái nhất định tốt, tác giả khẳng định làm gì cũng cần có sự chọn lọc, cân nhắc kĩ. Việc đem áp dụng những tiến bộ (nhất là về mặt văn hóa) của nước ngoài vào Việt Nam một cách rập khuôn, máy móc có thể làm cho chính chúng ta trở nên bị động, lai căng, thậm chí không thể xác định được mình là ai trong tổng thể những cá tính đã được định hình.

Để kỉ niệm đại lễ một nghìn năm Thăng Long, có ý kiến cho rằng phải xây dựng một bảo tàng tầm cỡ quốc tế ở Hà Nội, tuy nhiên Lê Thị Liên không đồng tình với việc làm này:

Phóng viên: Khi đề nghị Chính phủ duyệt số tiền hơn nghìn tỉ đồng, vị quan chức nói gì?

Tháp Rùa: Nói rằng: “Nếu không có bảo tàng thì đến ngày kỉ niệm sẽ không có gì khoe ra với bạn bè quốc tế”.

Phóng viên: Khoan, các ủy sinh thành phố sinh ra để lo cho quốc tế hay lo cho chính dân địa phương mình nhỉ?

[20; trang 14 – 15] Tác giả đề cao việc gấp rút xây dựng những gì thật cần thiết để người dân có được cuộc sống tiện nghi hơn, thuận lợi hơn thay vì đầu tư cho nhiều dự án mang tính quốc tế nửa vời hiện nay.

Bên cạnh việc hội nhập chính là vấn đề gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong thời đại mà cuộc tấn công về mặt văn hóa đang trở thành một trong những vũ khí lợi hại của nhiều quốc gia. Việc tràn ngập các kênh giải trí nước ngoài, những thần tượng nước ngoài đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần của người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ. Trước thực trạng đó, Lê Thị Liên Hoan đưa ra giải pháp:

Phóng viên: Kết luận, muốn chống lại một cuộc xâm lăng văn hóa…

Chảo: Chỉ còn cách dùng chính văn hóa thôi. Ta phải làm sao cho văn hóa nước nhà hay, nhiều và hấp dẫn thì mới có thể giành lại công chúng của mình. Không thể có phương pháp nào khác đâu.

[20; Phỏng vấn Chảo; trang 146] Hòa nhập nhưng không hòa tan trong thời kinh tế thị trường là điều không đơn giản, bởi nó xuất phát từ tâm lí muốn đổi mới thật nhanh, đi tắt đón đầu một cách tự phát. Trong khi đó, nếu muốn có được một nền văn hóa đặc sắc, điều kiện đầu tiên là không bao giờ để mất đi bản sắc của dân tộc mình, như nhà nghiên cứu I.Kururadi đã cho rằng:

Để tìm ra cái ý nghĩa có thể có của “văn hoá” này là so sánh cái đặc thù làm nên văn hoá lịch sử của nền văn hoá này với nền văn hoá khác, chẳng hạn văn hoá Hy Lạp, văn hoá Muslim, văn hoá châu Âu, văn hoá Nhật Bản, v.v.. Khi làm được bước này thì có thể nói “văn hoá” như là “quan niệm của con người và các quan niệm liên quan tới cái có giá trị, thịnh hành trong một thời gian dài hoặc ngắn trong một nhóm người, mà giới hạn của họ có thể được phác hoạ rõ ràng qua quan điểm của họ, và quan điểm đó quy định lối sống của nhóm người này các cách thể hiện lối sống đó.

[27; trang 457 – 460] Trong rất tiểu phẩm ở dạng này, Lê Thị Liên Hoan nhấn mạnh đến những giá trị nền tảng của dân tộc ta như tấm lòng hiếu thảo, sự quan tâm lẫn nhau của các thành viên trong gia đình (tiểu phẩm Bố tôi, Thế là con bước vào nghệ thuật…), sự thủy chung (Phỏng vấn hòn Vọng Phu)…Đây chính là những giá trị cần gìn giữ dù nền kinh tế thị trường có phát

triển đến đâu và tác động đến con người dưới dạng thức nào. Quá đề cao cái mới hay chỉ biết đến những truyền thống xa xưa đều là thái độ cực đoan không nên có. Tác giả mong

muốn người đọc tìm được sự dung hòa phù hợp nhất. Nói rộng ra, đó là công việc của rất nhiều người, nhiều thế hệ mới có thể hoàn thành.

Tóm lại, ở đề tài hội nhập quốc tế và gìn giữ bản sắc dân tộc, Lê Thị Liên Hoan cũng có nhiều trang viết gây được chú ý. Tuy vậy, tác giả nên tìm tòi những cách thức thể hiện mới mẻ hơn, giảm bớt những câu nghị luận nặng nề, thay vào đó là sự hài hước châm biếm mang tính ẩn dụ để người đọc có thể suy ngẫm sâu xa hơn về những tầng ý nghĩa xuất hiện trong tác phẩm. Có thể xem đó là một hướng đi khả quan, vẫn đảm bảo được đặc điểm và chức năng của tiểu phẩm.

Kinh tế thị trường đã mang lại cho Việt Nam một sự thay đổi rõ rệt kể từ sau năm 1986. Sự phát triển mạnh mẽ của nền sản xuất hàng hóa theo công nghệ dây chuyền, những sản phẩm nước ngoài mang tính toàn cầu ngày càng xuất hiện nhiều và trở thành một phần không thể thiếu của đời sống hiện nay. Tiểu phẩm Lê Thị Liên Hoan bám khá sát đề tài này đồng thời lột tả được tâm lí của người Việt Nam trước sức mạnh của kinh tế và văn hóa hội nhập. Điều đáng quý là tác giả tiếp cận đề tài này với thái độ khá bình tĩnh, không cường điệu vấn đề cũng không tô hồng thực tế. Đụng chạm đến một vấn đề khá nhạy cảm, tác giả viết tiểu phẩm theo lối viết châm biếm có chọn lọc, chỉ châm biếm vào những vấn đề đáng để viết.

Bản chất của kinh tế thị trường là một nền sản xuất hàng hóa với lợi nhuận cao, có cạnh tranh. Tuy đã mở cửa để giao lưu kinh tế - văn hóa với nhiều nước trên thế giới nhưng về cơ bản, tư duy của người Việt Nam vẫn còn rất nhiều vấn đề cần cần xem xét và sửa đổi. Việc Lê Thị Liên Hoan châm biếm những thói hư tật xấu của con người ngày nay phần nào giúp chúng ta tự cảnh tỉnh chính bản thân mình, bởi khó ai có thể không mắc sai lầm. Những sai lầm ấy được phản ánh vào văn học với cái nhìn đa chiều của tác giả đã phản ánh được nỗ lực của chính bản thân người cầm bút. Sự thật viết ra không phải ai cũng chấp nhận, Lê Thị Liên Hoan thậm chí còn trông đợi những phản hồi trái chiều, bởi chính nó mới tạo được dư luận của sự phản biện. Trong mĩ học, các nhà mĩ học cổ đại rất đề cao sự hài hòa, mềm mại, cân xứng. Nhưng ngày nay, ngoài yêu cái đẹp chuẩn mực, chúng ta cần phải biết tiếp nhận cả những cái xấu của sự nực cười, dị dạng. Bởi khi biết cười vào những hiện tượng nực cười, quái gở đó, con người sẽ hướng đến chân – thiện – mĩ một cách tự giác và hiệu quả nhất.

2.3. Đề tài văn hóa – nghệ thuật

Hoạt động trong ngành điện ảnh và sân khấu kịch là một lợi thế của Lê Thị Liên Hoan. Mọi biểu hiện về mặt văn hóa đều được Lê Thị Liên Hoan nắm rất rõ, nắm kĩ. Văn hóa – Nghệ thuật cũng chuyển dịch theo nền văn hóa thị trường, nhiều điều phản cảm xảy ra hàng ngày. Với lương tâm một người trong nghề, Lê Thị Liên Hoan đã dám nói thẳng, viết thẳng.

Một phần của tài liệu đặc điểm tiểu phẩm lê thị liên hoan (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)