8. Đóng góp của luận văn
3.1.1. Lạ hóa thông qua so sánh cường điệu
Thủ pháp cường điệu (Tiếng Anh: Exaggerating Method) là một trong những thủ pháp quen thuộc của các thể loại như châm biếm (satire), vui cười (humor), đả kích (attack)…Những tác phẩm đầu tiên xuất hiện thủ pháp này chính là các tác phẩm văn học dân gian. Ở Việt Nam, bài ca dao “Cô gái Sơn Tây yếm thủng tày dần…”, câu chuyện Con rắn vuông hay truyện tiếu lâm Nam Bộ của bác Ba Phi là những điển hình cho việc cường điệu (nói quá, khoa trương, ngoa dụ) một tình tiết, một ý nghĩa nào đó mà mục đích đầu tiên là mang lại tiếng cười cho người thưởng thức. Đến tiểu phẩm, một thể loại cũng dùng tiếng cười như phương tiện tiếp cận độc giả, thủ pháp cường điệu trở thành một trong những thủ pháp quan trọng nhất giúp người sáng tác tiểu phẩm chuyển tải ý tưởng của mình.
Trong rất nhiều tiểu phẩm của Lê Thị Liên Hoan, chúng tôi nhận thấy đều xuất hiện những câu có dùng thủ pháp so sánh. Đặc biệt, những so sánh ấy khi đặt trong toàn bộ câu văn lại cho thấy sự cường điệu rõ nét và làm nên những lớp ý nghĩa giàu hình ảnh, giàu biểu cảm. Đây là tâm trạng một người lần đầu tiên đi mua mũ bảo hiểm:“Siết lại món tiền lần cuối như siết người thân lên tàu đi cách biệt, tôi rụt rè bước vào tòa nhà rộng mênh mông, nón treo la liệt như lá mùa thu giữa khu rừng già” [18; Tôi đi mua nón bảo hiểm; trang 82]. Ở một tiểu phẩm khác, tác giả châm biếm ngành công nghiệp quảng cáo bằng một đoạn giới thiệu thổi phồng công dụng của chổi quét nhà: “Lóe sáng như một mũi tên sao băng, sừng
sững như dải thiên hà, dịu dàng như vầng trăng mới nhú, 8989 gây nên một cơn địa chấn quét sạch mọi kì quan trên đường nó đi qua như quét lá vàng” [18; Kiệt tác; trang 11].
So sánh cường điệu vốn là một thủ pháp không mới, đã xuất hiện trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao, truyện cười; nhưng đến tiểu phẩm, nó buộc phải biến đổi một số tính chất cho
nhắc đến. Ở vế so sánh (B) thường xuất hiện một hành động, một trạng thái khác xa, không liên quan hoặc rất kì lạ trong trường liên tưởng với vế được so sánh (A):“Nhớ ngày cả nhà
tiễn con ra bến xe, xe chuyển bánh, hai tay nắm chặt gói xôi đến mức nó cứng lại như sắt”
[18; Thế là con bước vào nghệ thuật; trang 216].
Mặt khác, với dung lượng ngắn gọn của mình, tiểu phẩm chỉ dung nạp những thủ pháp thực sự cần thiết và sắc bén, phục vụ đắc lực cho việc truyền tải nội dung và thông tin đến người đọc. Có thể nói, so sánh cường điệu là một thủ pháp như vậy. So sánh cường điệu rất đơn giản về mặt hình thức biểu hiện với những liên từ: như, giống như, chẳng khác nào, còn hơn cả…nhưng ở hai phía của liên từ là hai trường liên tưởng có thể gây bất ngờ cho chính người đọc: “Tôi nhớ mãi một đêm mưa, nước đập lộp bộp trên mái tôn như tiếng tiền xu rơi
xuống đệm” [21; Hồi kí của một tham quan; trang 234]. Đây là một sự so sánh có liên quan mật thiết tới tựa đề và nội dung của tiểu phẩm: Quan tham nhìn đâu cũng ra tiền. Như vậy, thay vì những đoạn giải thích dài dòng hay những tình tiết minh họa nặng nề, tiểu phẩm Lê Thị Liên Hoan dùng so sánh cường điệu để đi thẳng vào vấn đề được nói đến. Đây có thể xem là một nét khá đặc biệt của tiểu phẩm Lê Thị Liên Hoan so với tiểu phẩm của các tác giả khác.
Trong so sánh cường điệu, tính chất định lượng (nhiều hơn, thua kém, ngang bằng) không phải là tiêu chí đầu tiên của thủ pháp. Nó nhấn mạnh hơn đến sự kì lạ trong quan hệ giữa cái so sánh và cái được so sánh, đến những tầng liên tưởng mà độc giả có thể tưởng tượng đằng sau lớp vỏ ngôn từ. Chẳng hạn, khi viết về nữ nhạc sĩ – ca sĩ Lê Cát Trọng Lý, Lê Thị Liên Hoan khắc họa chân dung cô như sau: “Mỏng manh như một cánh chuồn chuồn, cô bay lơ lửng trên bầu trời ô nhiễm của thành phố, giương con mắt to đùng, mà chẳng thấy gì ngoài các nhạc cụ” [22; trang 37]. Toàn câu văn gợi lên cảm giác về một con người nhạy cảm với âm nhạc và cuộc đời. Hay nghĩ về cá tính của nhà văn Phan Thị Vàng Anh (một nhà văn kiêm cây bút viết tiểu phẩm với bút danh Thảo Hảo), Lê Thị Liên Hoan đưa ra nhận định: “Tư duy của nàng nhanh như tia chớp, sắc như dao và nhọn hoắt như cây
kim” [22; trang 96]. Ấn tượng của người đọc dành cho nhân vật có sâu đậm hay không chính là nhờ những cách miêu tả có phần “thái quá” như vậy. Dựa vào lí thuyết tiếp nhận của Wofgang Iser chúng tôi nhận thấy rằng ngưỡng tiếp nhận của người đọc dành cho tiểu phẩm có biên độ khá rộng, nghĩa là độc giả chấp nhận những cách diễn đạt mới, những suy nghĩ táo bạo, thậm chí là trái chiều với số đông.
tác phẩm chứa đựng cái hài thẩm mĩ. Bởi một trong những ngọn nguồn khoái cảm của cái hài là sự nhận biết của ta về đối tượng dưới cái mặt nạ bị biến dạng đến mức không thể nhận biết. Và so sánh cường điệu chính là một trong những “lớp mặt nạ” làm biến dạng chủ thể được nhắc đến. Ngay cả những tiểu phẩm được coi là “nghiêm túc” nhất của Lê Thị Liên Hoan cũng không thể thiếu những câu cường điệu. Có thể xem xét vấn đề này dựa trên tính chất “hài” của tiểu phẩm trong đặc trưng của “cái hài” nói chung. Bản thân sự hài hước luôn tiềm ẩn một tiền giả định về sự khoa trương, phóng đại, nghịch dị. Nó làm cho con người, sự việc, hiện tượng trở nên khác thường, thậm chí là trớ trêu, méo mó trong một hoàn cảnh cụ thể, nhất định. Như vậy, ý nghĩa đầu tiên mà thủ pháp so sánh cường điệu mang lại cho cái hài trong tiểu phẩm Lê Thị Liên Hoan chính là việc tạo ra một sự liên tưởng khác lạ cho sự vật, hiện tượng hay người được so sánh, mà nét nghĩa ấy mang lại tiếng cười thẩm mĩ cho độc giả. Khi so sánh với những tác giả khác ở Việt Nam cũng viết tiểu phẩm thì Lê Thị Liên Hoan có cách diễn đạt khá khác biệt. Nếu tiểu phẩm của Đồ Bì (tức nhạc sĩ – nhà văn – nhà báo Vũ Đức Sao Biển) mang màu sắc dân dã, kể chuyện theo lối “trà dư tửu hậu”; tiểu phẩm của Thảo Hảo (nhà văn Phan Thị Vàng Anh) đậm suy nghĩ và cảm xúc của phụ nữ hay tiểu phẩm của Đông Phương Sóc (Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh) thường nhẹ nhàng, ý nhị thì Lê Thị Liên Hoan chọn cho mình một kiểu thể hiện khá góc cạnh, mang đặc trưng của lối tư duy phương Tây.
Ngoài tác dụng như đã nói nói ở trên, so sánh cường điệu còn mang những ý nghĩa trào phúng, châm biếm, đả kích đối với những đối tượng có suy nghĩ, hành vi đi ngược lại cách ứng xử văn minh hoặc làm những điều có hại cho cộng đồng – xã hội. Khi đó, tiếng cười bật ra còn kèm theo những kí hiệu đạo đức – văn hóa tiềm ẩn mà mỗi độc giả phải tự đón đợi dựa trên mã tiếp nhận của mình. Cũng không thể phủ nhận rằng so sánh cường điệu chủ yếu làm tăng tính hấp dẫn và phần nào tô đậm thêm cho nội dung được nhắc đến, ngoài ra, nó không phải là “thủ pháp vạn năng”. Mỗi tiểu phẩm nếu muốn có được thành công cần nhiều hơn như vậy, nhất là về phần ý tưởng, nghệ thuật biểu hiện và nội dung tiềm ẩn trong mỗi nhân vật, mỗi lời đối thoại – độc thoại.
Thủ pháp so sánh cường điệu đã góp phần tạo nên phong cách viết tiểu phẩm độc đáo của Lê Thị Liên Hoan. Tuy vậy, cách thức tác giả sử dụng thủ pháp này vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Không phải bất kì tình huống nào trong tiểu phẩm cũng cần đến so sánh cường điệu. Nếu diễn đạt không khéo, người đọc có cảm giác tác giả đang dàn dựng một trò
nhưng đó vẫn là một trong những điểm tác giả cần lưu ý. Điểm mạnh của so sánh cường điệu cũng chính là điểm yếu của nó. Tóm lại, so sánh cường điệu là một thủ pháp khá thú vị và có nhiều khoảng sáng tạo để ngòi bút Lê Thị Liên Hoan thể hiện. Chính điều này góp phần định hình phong cách tác giả nói riêng và làm phong phú thêm cho tiểu phẩm Việt Nam đương đại nói chung.