Những giá trị ảo trong nền nghệ thuật Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu đặc điểm tiểu phẩm lê thị liên hoan (Trang 52)

8. Đóng góp của luận văn

2.3.1.Những giá trị ảo trong nền nghệ thuật Việt Nam hiện nay

Có thể nói, trước hết, Lê Thị Liên Hoan nhìn ra nhiều “giá trị ảo” trong những cái người ta tự cho là “nghệ thuật”. Những giá trị này vốn không hề tồn tại, hoặc nếu có, cũng chỉ là một kiểu bắt chước không đầu không cuối, dị hình dị dạng. Tuy vậy, nhiều người đã nhầm tưởng và tâng bốc những thứ phi văn hóa trở thành điểm sáng nghệ thuật. Tất cả mọi lĩnh vực từ âm nhạc, hội họa, điện ảnh…đều được đem ra ánh sáng để mọi người cùng được chiêm ngưỡng, thấu hiểu.

Là một đạo diễn, một nhà biên kịch, Lê Thị Liên Hoan trước hết quan tâm đến điện ảnh. Ông có khá nhiều tiểu phẩm liên quan đến vấn đề này. Ông phản đối việc làm phim “nghệ thuật vị nghệ thuật” với những triết lí khó hiểu, đánh đố người xem. Ông đưa ra nhận định trong tiểu phẩm Phỏng vấn đạo diễn (phần II): “Điện ảnh phải có người xem. Đó là một chân lí không sao cưỡng nổi” [20; trang 116]. Ở một khía cạnh khác, tác giả lại bàn nhiều đến vấn đề phim lịch sử Việt Nam bắt chước hầu như toàn bộ phim cổ trang Trung Quốc. Khái niệm “phim thuần Việt” được Lê Thị Liên Hoan trăn trở, suy nghĩ.

Loạt bài Phỏng vấn con bò (gồm bảy tiểu phẩm) là minh chứng rõ nét cho những suy nghĩ đó:

PV: Anh không nên quá khắt khe anh bò ạ! Chắc anh cũng hiểu thế giới hiện nay đang toàn cầu hóa nên sự giao lưu ảnh hưởng lẫn nhau trong nghệ thuật là điều rất dễ xảy ra.

Bò: Chẳng những dễ xảy ra mà tôi nghĩ còn nên khuyến khích nữa là khác. Nhưng có một khoảng cách rất rõ giữa hội nhập và thao túng, cũng như có khoảng cách rất khác biệt giữa tính hiện đại và tính bị lệ thuộc. Ngay cả khi văn hóa nước ngoài có những phẩm chất tốt (và chắc chắn như vậy) thì người nghệ sĩ chân chính vẫn phải tìm ra và xây dựng những giá trị riêng của dân tộc mình chứ không phải chạy theo họ. Tôi hoàn toàn tin chắc về điều này.

Những giá trị ảo của điện ảnh chưa dừng lại ở đó. Tác giả không đồng tình với những đạo diễn làm phim với mục đích duy nhất là đưa phim đi tham dự liên hoan phim quốc tế:

Tôi không tin một nhà sản xuất phim Mỹ, phim Pháp, phim Hàn Quốc, lúc bỏ tiền ra làm phim lại nghĩ đến khán giả…Việt Nam. Do đó, các đạo diễn Việt Nam cũng hãy nghĩ ngay đến bà con trong nước, chứ đừng mang ông Tây, ông Mỹ ra lòe thiên hạ. [20; Cuộc trò chuyện giữa một kiến trúc sư và một đạo diễn; trang 171] Lê Thị Liên Hoan cũng tỏ rõ lập trường đứng về phía người xem trong những cuộc tranh luận: Nghệ sĩ đúng hay người xem đúng?: “Tôi rất tiếc, nếu phải chọn giữa nghệ sĩ và người xem, tôi đành chọn người xem, nếu như quyền lợi của họ bị xâm hại, dù sự xâm hại đó nấp sau bất kì danh từ hoa mĩ nào” [20; Cuộc trò chuyện giữa một một luật sư và một đạo diễn; trang 173]. Chính vì có quan niệm không đúng đắn mà nhiều đạo diễn, diễn viên sẵn sàng sống trong cái ảo, mà không biết rằng, chính điều đó càng làm khán giả xa rời của họ.

Song song với điện ảnh, nhiều ngành nghệ thuật cũng được tác giả quan tâm. Âm nhạc là một ví dụ điển hình. Tác giả vừa giận vừa thương những ca sĩ trẻ, chỉ vì mục đích mưu sinh mà làm hỏng cả âm nhạc, hát những bài đến chính bản thân ca sĩ cũng không hiểu được. Văn học, trong giai đoạn suy thoái kinh tế như hiện nay cũng đang dần chuyển sang một hình thức mới của sự phát triển. Ngay cả khi hình thức đó tạo ra một khoảng cách không nhỏ đối với người đọc. Để nói về thị trường thơ đương đại, tác giả phác họa bằng một vài miêu tả:

Khách tham quan bắt đầu túa ra các ngăn thơ quanh công viên. Nhiều hoạt động vô cùng phong phú, rẻ và lạ mắt. Có ngăn biểu diễn tiết mục xiên thơ, nghĩa là dùng thơ cắm vào các miếng thịt bò rồi nướng xèo xèo trên bếp lửa. Có ngăn trình bày cảnh nấu thơ, nghĩa là bỏ thơ vào nồi đun nhỏ lửa, sau đó bắc ra để nguội gọi là trường ca. Có ngăn lại trưng bày cách chẻ thơ. Một bài thơ ở đây có thể chẻ thành tám bài, đăng trên tám tờ tạp chí khác nhau mà không ai nhận ra.

[19; Ngày thơ ở Mỹ; trang 245] Đó là thực trạng của văn học hiện nay, khi sự vụ lợi đang dần chiếm chỗ của niềm đam mê văn học thật sự. Đánh giá những mặt tiêu cực của nghệ thuật đương đại không phải là điều đơn giản. Ngay cả những người lâu năm trong lĩnh vực này vẫn muốn né tránh những vấn đề khá nhạy cảm và phức tạp này. Bản thân nghệ thuật chân chính không hề có giá trị

ảo. Vấn đề nằm ở người nghệ sĩ. Họ đã tạo nên những giá trị không thật, khiến người đọc bị nhầm lẫn giữa nghệ thuật và cái phi nghệ thuật (thậm chí là cái phản nghệ thuật).

Những nét “ảo” của nền nghệ thuật hiện nay được Lê Thị Liên Hoan đề cập có thể được tổng kết trong một vài dạng thức sau đây:

Người nghệ sĩ quá đề cao nghệ thuật ở khía cạnh vị nghệ thuật, dẫn đến việc sáng tác những tác phẩm khó hiểu, kì bí, đánh đố người xem. Nhiều cuộc thử nghiệm nghệ thuật không thành công vẫn được nhiều người tán dương.

Dư luận chưa biết cách sàng lọc thông tin, khả năng tiếp nhận nghệ thuật vẫn còn nhiều hạn chế. Chính điều này làm cho những sáng tác kém chất lượng vẫn có

chỗ đứng.

Một phần của tài liệu đặc điểm tiểu phẩm lê thị liên hoan (Trang 52)