Tệ tham nhũng, quan liêu, lãng phí thời kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu đặc điểm tiểu phẩm lê thị liên hoan (Trang 46)

8. Đóng góp của luận văn

2.2.2 Tệ tham nhũng, quan liêu, lãng phí thời kinh tế thị trường

Tham nhũng, quan liêu, lãng phí là những vấn đề nhức nhối nhất hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà còn tồn tại ở nhiều quốc gia trên thế giới. Với Lê Thị Liên Hoan, thông qua những tiểu phẩm giàu hình tượng, chứa đựng nhiều bài học, ông muốn châm biếm những kẻ làm giàu từ của công, những kẻ đạo đức trá hình và sự lãng phí không đáng có trong ý thức chung của toàn dân tộc.

Trước hết, đối với nạn tham nhũng – quan liêu, tác giả bộc lộ thái độ thẳng thắn và không khoan nhượng. Lê Thị Liên Hoan vạch ra những sai lầm trong nền hành chính nước nhà bằng tiểu phẩm Những danh xưng vĩ đại:

Vang dội nhất là tên của ban lãnh đạo lớp. Em lớp phó có tên Ngồi Đó Đi Đừng Giục, em phụ trách văn nghệ có tên: Kêu Không Thưa Nên Gạch Mất Rồi, em phụ trách thể thao tên: Xếp Đấy Đi Ra Ngoài Kia Đợi và em lớp trưởng tên: Nghe Rõ Chưa Sao Cứ Hỏi Hoài.

[19; trang 167] Một nền hành chính chưa được cải cách triệt để sẽ dẫn theo những hậu quả khác, làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của đất nước. Và cao hơn nữa, trong guồng quay của những thủ tục phiền hà, những sự nể nang quen thân, chính người cầm bút cũng khó nói lên được những suy nghĩ chính đáng của mình. Đây là hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan của một nhà báo.

- Đừng đả kích quá khứ vì nó thuộc về cha ông. Đừng nói xấu bây giờ, bởi nó còn đang khẳng định. Chớ châm biếm tương lai, bởi tương lai tất nhiên tốt đẹp.

Hoang mang, tôi về nhà viết một bài đả kích quốc tế, nhưng ban phụ trách lắc đầu:

- Tình hình quốc tế hiện nay phức tạp, nhiều vấn đề còn chưa ngã ngũ. Nói xấu rồi, e có lúc nói đẹp bất tiện.

Không còn biết nghe ai nữa, tôi viết một bài đả kích…chính tôi, tưởng rằng chắc ăn ai dè họ trả bài lại:

- Cô thuộc cơ quan. Cơ quan có lãnh đạo. Nói xấu cô là nói xấu cơ quan. Nói xấu cơ quan là nói xấu người cầm lái cơ quan. Hiểu chưa?

Hiểu rồi. Thôi, tôi không viết gì nữa!

[21; Hiểu chưa?; trang 156] Khi người ta vẫn ngại nhìn thẳng, nói thẳng thì những tệ nạn trên chưa thể xóa bỏ. Trong thời đại rất cần đến sự linh hoạt, khẩn trương, nhiều cuộc họp không cần thiết và lãng phí lại liên tục diễn ra. Một người đã đến ủy ban nọ xin giấy xác nhận nhiều lần nhưng không gặp lãnh đạo vì cả tuần lãnh đạo đều họp:

Không hề tỏ ra một chút thất vọng, tôi reo lên:

- Vậy thứ bảy anh tới! Thứ bảy nhất định chẳng có họp! Cô thư kí lắc đầu:

- Dạ thưa anh, thứ bảy lãnh đạo họp để bàn về biện pháp giảm họp. Tuần sau anh tới đi!

[21; Cả tuần căng thẳng; trang 184] Đây là những hiện tượng có thật trong đời sống hiện nay. Thông qua tiểu phẩm, tiếng cười châm biếm, mỉa mai xen lẫn chua xót lần lượt được tác giả triển khai dưới nhiều hình thức biểu đạt. Những tư duy lạc hậu như tham quyền cố vị cũng trở thành đề tài trong tiểu phẩm Lê Thị Liên Hoan. Trong cơ quan nọ không ai muốn bị giảm biên chế dù ai cũng thú nhận tội trạng của mình. Cuối cùng giám đốc kết luận:

Vậy là rõ rồi. Tất cả chúng ta ngồi đây với những khuyết điểm nặng nề của mình, là không thể thay thế. Chúng ta là những thực tế tuy đau xót nhưng phải chấp nhận. Nhưng dù sao cũng cần một kẻ giảm biên chế chứ? Kẻ đó phải không xấu, không tốt, không gây ảnh hưởng đến ai. Tôi đã tìm ra rồi…Theo kế hoạch, sắp tới ta sẽ nhận một gã vừa tốt nghiệp đại học về. Gã ấy không có liên quan gì cả. Ta không nhận gã nữa, thế là xong.

[17; Kẻ hi sinh; trang 173] Ở đề tài này, người đọc thường gặp hình ảnh những nhân vật như thủ trưởng – nhân viên, giám đốc, kế toán…Họ đại diện cho những lối tư duy đã cũ kĩ của những người gây cản trở sự phát triển của xã hội.

Lê Thị Liên Hoan không phê phán theo phong trào, tác giả tìm những điểm nào cần phê phán mới phê phán, không phê phán kiểu hình thức chủ nghĩa. Đối với nạn tham nhũng, tác

trong tiểu phẩm Tượng tham nhũng muốn dựng một bức tượng người tham nhũng để tất cả nhìn vào có thể xác định cụ thể mục tiêu nhằm chống tham nhũng. Đây là phác thảo về bức tượng:

Thứ nhất, tượng phải là người vì chưa nghe ai nói voi, sư tử, cá sấu, ruồi muỗi hay ba ba tham nhũng bao giờ. Thứ hai, đó phải là đàn ông, vì theo thống kê phụ nữ ít phạm tội này. Thứ ba, người đàn ông đó không trẻ quá, do trẻ chưa có địa vị nên chưa tham nhũng được, cũng không già quá vì tham nhũng cũng cần sức lực. Thứ tư, kẻ tham nhũng phải có học, vì ít khi gặp bác nông dân hay bác xe ôm tham nhũng.

[21; trang 225] Đó là một phác thảo ẩn, không vẽ trực tiếp mà vẽ gián tiếp qua quá trình loại suy của người đọc. Tiếng cười đầy ngụ ý cũng nảy sinh từ đó.

Nhìn chung, khi nói về quan liêu – tham nhũng, Lê Thị Liên Hoan khá thẳng thắn và trung thực với suy nghĩ của cá nhân mình. Với mục đích chính là đưa ra những góp ý (dưới dạng văn học) để sửa đổi nền hành chính nước nhà, cũng như thêm một tiếng nói phản đối tệ nạn tham nhũng đang hoành hành hiện nay, Lê Thị Liên Hoan đến với đề tài này trước hết với tư cách một công dân, sau nữa là tư cách của người cầm bút.

Gặp gỡ với Lê Thị Liên Hoan ở đề tài này có thể kể đến những tiểu phẩm của tác giả Đồ Bì trên tờ Tuổi trẻ cười. Mượn chuyện con mèo ăn vụng, Đồ Bì lên án những kẻ hại nước hại dân một cách quyết liệt không kém Lê Thị Liên Hoan:

Cho nên ai lên án mèo ăn vụng là sai lầm. Con người ăn vụng mới dữ tợn! Họ ăn đến thủng nồi trôi rế, ăn đến nỗi nhân dân cả nước đều cõng nợ. Bài học năm qua vẫn còn là bài học đắng cay. Con mèo có ăn vụng thì cũng chỉ ăn vài miếng mỡ, nào có nhằm nhò chi mà bêu rếu nó?

[47] Vấn đề này có thể được nhìn nhận dưới góc độ mĩ học. Cảm hứng chủ yếu ở loạt tiểu phẩm chống quan liêu - tham nhũng vẫn là cảm hứng hài hước (thông qua sự châm biếm), nhưng nếu đào sâu, người đọc hoàn toàn có thể nhận ra sự hiện diện của cảm hứng bi kịch khi những tệ nạn ấy đang làm ảnh hưởng đến sự tiến bộ chung của xã hội.

Một phần của tài liệu đặc điểm tiểu phẩm lê thị liên hoan (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)