Giọng trào phúng – giễu nhại

Một phần của tài liệu đặc điểm tiểu phẩm lê thị liên hoan (Trang 81)

8. Đóng góp của luận văn

3.3.1.Giọng trào phúng – giễu nhại

Với cảm hứng châm biếm, tiểu phẩm Lê Thị Liên Hoan trước hết mang giọng điệu trào phúng – giễu nhại. Trong quyển Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật, tác giả Dương Xuân Sơn dẫn ra định nghĩa của Bách khoa toàn thư Liên Xô: “trào phúng là một phương pháp đặc biệt, tái tạo lại hiện thực, khám phá ra nó là một cái gì sai lệch, vô lí, không xác đáng ở bên trong (khía cạnh nội dung) bằng các hình tượng đáng cười, đáng phê phán, đáng chế nhạo (khía cạnh hình thức) [32; trang 123]. Cũng chính từ đặc điểm trên mà “trào phúng là sự hài hước, giễu cợt, vạch ra cái lố bịch, kì khôi” [32; trang 124].

Trong tất cả các tiểu phẩm, giọng điệu này luôn chiếm vai trò chủ đạo, là giọng chính tạo nên những lớp ý nghĩa của tiểu phẩm. Giọng điệu trào phúng thường gắn liền với những miêu tả hài hước hoặc những suy nghĩ ngược đời, kì lạ mà tác giả đưa vào câu chuyện mà mình muốn kể.

Bạn không phải mua. Bạn cũng không cần phải dùng. Bạn hoàn toàn bị huyền hoặc, bị khuất phục đến mê sảng. Chưa bao giờ một cơn ác mộng đến thế lại được khát khao

bằng giọng nói, 8989 thực sự là sự kết tinh hoàn hảo của khoa học, mỹ học và dinh dưỡng học.

Chúng tôi tuyên bố: Một công nghệ mang tính va đập đến bất tỉnh. Hãy mua và rủ người khác cùng mua!

[19; Kiệt tác; trang 12] Tiếng cười bật ra khi tác giả dường như đóng vai người quảng cáo để nói về sản phẩm trên đây. Lê Thị Liên Hoan khiến người đọc tin rằng đó là giọng thật, là lời nói của một người làm trong lĩnh vực quảng cáo chứ không phải là lời tác giả. Lê Thị Liên Hoan hướng sự trào phúng lên một bước cao hơn, nghĩa là, những lời giới thiệu quá xa rời thực tế sẽ tự tố cáo chính người nói và tố cáo luôn nhận thức kém của anh ta. Như vậy, giọng điệu của tác giả hòa chung trong giọng điệu nhân vật tạo nên sự tương hợp, giúp người đọc tạm quên đi việc tác giả đang đóng vai người khác. Giọng điệu vì vậy sẽ chân thực và tự nhiên hơn.

Một kiểu trào phúng khác cũng làm nổi bật giọng điệu hài hước chính là việc mượn lời người này để nói về người khác. Giọng điệu như vậy sẽ qua hai lần khúc xạ.

Có nhiều cách làm nghệ thuật. Có cả những cách rất khác thường. Người nghệ sĩ có thể chạy đằng sau, cưỡi lên, đi nhờ hoặc bị nghệ thuật lôi kéo. X khác. Anh lái nó. Không có bằng. Và hơn nữa: Ngược chiều.

Trong cái thế giới tràn ngập những biển báo, những đèn xanh đèn đỏ, những cầu vượt và những ngã tư của hội họa, X bất chấp tất cả. Anh coi thường những quy tắc cơ bản nhất. Họa sĩ không ngần ngại cán bẹp dí người xem dưới đề tài của mình hoặc lao bừa lên các đám đông nhà phê bình đang chen chúc nhau dưới vỉa hè của sự chờ đợi mòn mỏi.

[19; Khi nhà báo phê bình nghệ thuật; trang 257] Tính chất trào phúng trong đoạn văn trên được xác lập khi những nhà báo không hiểu nhiều về nghệ thuật nhận xét tác phẩm của một họa sĩ không hiểu nhiều về công chúng. Bản thân cả nhà báo lẫn họa sĩ đều không rõ đối tượng mà mình hướng đến nhưng nhà báo vẫn viết bài phê bình và họa sĩ vẫn sáng tác. Nghịch lí này làm bật ra tiếng cười. Nhà văn đã châm biếm được cả hai đối tượng, dù cho ở đây chỉ có một đối tượng lên tiếng.

Không hoàn toàn giống với giọng trào phúng, giọng giễu nhại lại thể hiện một cấp độ khác của tiếng cười. Giọng giễu nhại trong tiểu phẩm của Lê Thị Liên Hoan dựa trên những sự kiện nổi tiếng hoặc các tác phẩm kinh điển. Tác giả mượn nhân vật, cốt truyện, đối thoại của tác phẩm để kể một câu chuyện khác có liên quan mật thiết đến đời sống của con người

hiện nay. Giọng điệu này giúp người đọc hình dung rõ hơn về hoàn cảnh mà tác giả xây dựng trong tiểu phẩm, đồng thời làm mới những câu chuyện đã cũ.

Cuộc phỏng vấn giả tưởng sau đây với nhân vật Hoạn Thư là một ví dụ:

Phóng viên: Khi bà bắt Kiều gảy đàn cho Thúc Sinh nghe trước mặt mình, ý bà muốn hành hạ một người hay cả hai?

Hoạn Thư: Cả ba! Đừng quên những kẻ ghen cũng khổ không kém gì những đối tượng bị ghen. Thiên hạ hơi bất công, người ta lên án ghen là xấu. Song gây ra ghen cũng chẳng tốt đẹp gì.

[18; Phỏng vấn Hoạn Thư; trang 402] Sự ghen tuông của Hoạn Thư được nhìn nhận dưới góc độ khác, lối nói mỉa mai và cái nhìn đa chiều càng làm cho giọng điệu giễu nhại có sức nặng riêng của nó.

Hay ở tiểu phẩm Tinh thần điện ảnh, tác giả đã dựa trên truyện ngắn Tinh thần thể thao của Nguyễn Công Hoan để nói đến vấn đề nhiều liên hoan phim hiện nay không thu hút được khán giả, khiến việc đi xem phim trở thành việc bất đắc dĩ.

Chị cả Lò tất bật xông vào:

- Thưa ông Lý, được đi xem phim miễn phí, lại được giao lưu với các tài tử xi-la-ma, em mừng quá. Nhưng hôm ấy nhà em có giỗ thì làm sao?

Ông Lý nghiêm giọng:

- Giỗ chạp năm nào chẳng có, còn liên hoan phim ba năm mới tổ chức một lần . Giỗ chạp cùng lắm là thịt gà với canh su hào, còn điện ảnh bây giờ bao nhiêu thể loại, bì thế nào được?

[19; trang 223] Sự giễu nhại ở tiểu phẩm này đã đạt đến mức độ gần như hoàn toàn, khiến cho người đọc có được những liên tưởng bất ngờ, thú vị. Dù là tinh thần thể dục hay tinh thần điện ảnh, nếu không xuất phát từ sự tự nguyện, sẽ không đạt được điều gì khả quan.

Trào phúng – giễu nhại không phải là giọng điệu mới lạ trong văn học, nhưng ở mỗi nhà văn, cách thức mà họ khai thác nó lại khác nhau. Vũ Trọng Phụng trào phúng – giễu nhại với lối văn đậm màu sắc đô thị trong Số đỏ, Cơm thầy cơm cô, Kĩ nghệ lấy tây…, trong khi đó Nguyễn Công Hoan trào phúng – giễu nhại bằng nhiều tình huống cười ra nước mắt trong Người ngựa ngựa người, Mất cái ví…Đến Lê Thị Liên Hoan, hình thức này bị chi

tiểu phẩm. Chúng ta cũng có thể bắt gặp sự giễu nhại trong tiểu phẩm Dave Barry. Tuy vậy, giọng giễu nhại của tác giả này thường được lấy từ ngôn ngữ khoa học, ngôn ngữ hành chính chứ không xuất phát từ các tác phẩm văn học hoặc nhân vật văn học như Lê Thị Liên Hoan. Dave Barry đưa vào tiểu phẩm của mình những câu chuyện hết sức đơn giản dưới hình thức là những câu mang tính khoa học thuần túy đã được cải biên ít nhiều:

Những nhà xã hội học luôn tỏ ra mình là một nhà khoa học, vì thế hầu hết thời gian và công sức được dành để chuyển đổi một điều đơn giản, rõ ràng thành những câu văn trịnh trọng khó hiểu và nghe có vẻ khoa học. Nếu các em định theo môn này, các em cũng cần học cách làm như vậy. Chẳng hạn các em muốn nói rằng khi có một em bé ngã nó sẽ khóc, các em hãy viết thế này: "Những quan trắc thống kê về hành vi sơ khởi của những người vị thành niên đã cho thấy rằng có một quan hệ hữu cơ giữa hành động rơi xuống nền đất cứng với hoạt động phối hợp giữa tuyến lệ và thanh quản, gọi là ''hành vi khóc''. Nếu các em viết liên tục được 50 – 60 trang như vậy, chắc chắn sẽ được chính phủ đặc cách trao cho giải thưởng lớn.

[3; Mấy suy nghĩ về đại học; trang 64] Như vậy, khi sử dụng giọng điệu trào phúng – giễu nhại, Lê Thị Liên Hoan chú ý đến hai vấn đề lớn sau đây:

Thứ nhất, giọng điệu trào phúng – giễu nhại vừa phải đảm bảo tính châm biếm, vừa phải đảm bảo tính hài hước. Sự kết hợp giữa châm biếm và hài hước tạo nên thế cân bằng cho tiểu phẩm. Ở rất nhiều tiểu phẩm, sự kết hợp này tỏ ra phù hợp và tạo nên một giọng riêng cho ngòi bút Lê Thị Liên Hoan.

Thứ hai, nếu xem giọng điệu trong tiểu phẩm Lê Thị Liên Hoan là hệ thống nhiều âm thanh phức hợp thì trào phúng – giễu nhại đảm nhận vai trò chủ đạo. Định hướng “kiểu tiếng cười” được thể hiện trong tiểu phẩm (tiếng cười nhẹ nhàng, tiếng cười mỉa mai, tiếng cười phản ứng…).

Một phần của tài liệu đặc điểm tiểu phẩm lê thị liên hoan (Trang 81)