Giọng triết lí

Một phần của tài liệu đặc điểm tiểu phẩm lê thị liên hoan (Trang 84)

8. Đóng góp của luận văn

3.3.2 Giọng triết lí

Bên cạng giọng trào phúng – giễu nhại, giọng triết lí cũng chiếm một dung lượng không nhỏ trong hệ thống giọng điệu đa thanh của tiểu phẩm Lê Thị Liên. Giọng triết lí của tiểu phẩm, cũng giống như giọng triết lí trong truyện ngắn hay tiểu thuyết, đều đòi hỏi người viết phải rất chắc chắn trong lập luận và tư duy để cho ra những lời nói nhiều suy tưởng, thể hiện được chính kiến của tác giả. Những triết lí về đời sống được nhắc đến trực tiếp thông qua lời dẫn chuyện hoặc đối thoại của nhân vật.

Trước hết, giọng điệu triết lí trong tiểu phẩm Lê Thị Liên Hoan được thể hiện rất chi tiết, rất cụ thể qua nhóm tiểu phẩm Phỏng vấn giả tưởng. Bằng lối đối đáp nhanh, gọn, sắc sảo, nhân vật hoàn toàn thể hiện được suy nghĩ của cá nhân. Đó là những suy nghĩ được đúc kết và nghiền ngẫm trong một khoảng thời gian dài, là những điều mà nhân vật rất tâm đắc. Đoạn đối thoại sau đây của hai thầy trò về sự kế thừa và sự sáng tạo trong nghệ thuật là một ví dụ điển hình:

Thầy giáo: Em chưa hiểu hết đâu. Trong văn hóa không có gì khó hơn việc thoát ra khỏi ảnh hưởng của người khác đấy.

Học sinh: Vì sao ạ?

Thầy giáo: Bởi vì đầu tiên, những người đó quá hấp dẫn và nổi tiếng. Nổi tiếng đến mức chỉ cần giống họ là sang trọng lắm rồi. Thứ hai, người ta có thói quen dạy nhau bắt chước.

Học sinh: Khoan đã! Thưa thầy, chính bắt chước đã hình thành phản xạ. Chính phản xạ đã hình thành bản năng. Rồi chính bản năng đã tạo nên hành động cơ mà?

Thầy giáo: Rồi chính hành động lại tạo thành kinh nghiệm. Rồi chính kinh nghiệm lại dẫn ta vào chỗ…kẻ khác đã đi qua.

[…]

Các nhà văn nổi tiếng mà em biết chả có ai học ở trường viết văn cả. Họ tự học trong cuộc sống là chính, mà cuộc sống, chắc em cũng biết, rất ít khi kiểm tra bằng cách học thuộc lòng.

[20; Cuộc trò chuyện giữa một thầy giáo và một học sinh; trang 185 – 187] Giọng điệu triết lí không phải là giọng điệu nhất định phải có trong tiểu phẩm, nhưng ở tiểu phẩm Lê Thị Liên Hoan, giọng điệu này lại rất được chú ý sử dụng. Không chỉ là sự lí luận đơn thuần, tác giả luôn lồng ghép vào đó những ví dụ cụ thể để minh chứng cho điều mà mình tin là đúng. Giọng điệu triết lí trong tiểu phẩm giúp người đọc có thể hình dung được chiều sâu tư tưởng ẩn đằng sau những câu chuyện có vẻ ngắn ngủi.

Ở nhóm tiểu phẩm phỏng vấn giả tưởng, người đọc cũng gặp giọng điệu triết lí này:

Phóng viên: Đồ nghề của hề là gì, thưa anh?

Hề: Phong phú lắm. Có người dùng cái chổi, có người dùng chính bộ dạng của mình. Phóng viên: Còn bản thân anh?

Phóng viên: Thuở ấu thơ, tôi có xem phim về một chú gấu trong rạp xiếc đã quen được ăn sau khi biểu diễn. Chẳng may lạc vào rừng, nó cũng đi bằng hai chân, xoay tròn và nhào lộn trong trời mưa rét mà không được ăn gì cả.

Hề: Tội nghiệp con gấu quá. Họ dạy nó đủ thứ mà quên dạy là đừng làm trò với chính bản thân. Nhưng mà này, kết phim thế nào?

Phóng viên: Thú thực là tôi không nhìn thấy gì cả. Tôi khóc, nước mắt làm nhòe mọi thứ. Chẳng hiểu lúc này mà xem lại phim đó tôi sẽ thế nào?

Hề: À, con gấu vẫn thế thôi, nhưng cô đã già. Người già khó khóc hơn nhưng cũng khó cười hơn”.

[17; Phỏng vấn một anh hề; trang 131 – 133] Giọng triết lí trong tiểu phẩm không tồn tại một cách đơn lẻ, nghĩa là nó cần kết hợp với những giọng điệu khác, tránh việc biến tiểu phẩm thành tác phẩm minh họa cho những tư tưởng theo chiều hướng đạo đức học.

Một đặc trưng khác của giọng điệu triết lí trong tiểu phẩm Lê Thị Liên Hoan chính là tính triết lí đa chiều. Nhân vật nghiền ngẫm, suy nghĩ, nhận xét, đánh giá, nhưng không phải nhìn sự việc theo một mặt duy nhất. Những suy nghĩ ấy xuất phát từ nhiều hướng, nhiều cách lí giải. Trong tiểu phẩm Lê Thị Liên Hoan, một sự việc có thể không hẳn đúng, không hẳn sai, mà đơn giản chỉ là sự lựa chọn.

Một phần của tài liệu đặc điểm tiểu phẩm lê thị liên hoan (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)