Đặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính

Một phần của tài liệu Chuyên đề về luật hành chính việt nam (108 trang) (Trang 49)

VI Quan hệ pháp luật hành chính

2.Đặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính

Là một dạng của quan hệ pháp luật, quan hệ pháp luật hành chính cũng mang những đặc điểm chung của quan hệ pháp luật là: tính ý chí, một loại quan hệ tư tưởng thuộc thượng tầng kiến trúc pháp lý, một loại quan hệ xuất hiện trên cơ sở quy phạm pháp luật, các bên tham gia quan hệ có những quyền và nghĩa vụ nhất định tương ứng với các quyền đó, là loại quan hệ xã hội được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng hàng loạt các biện pháp khác nhau, kể cả biện pháp cưỡng chế.

Quan hệ pháp luật hành chính có những đặc điểm riêng sau đây:

Thứ nhất, quan hệ pháp luật hành chính xuất hiện trong những lĩnh vực hoạt động chấp hành và điều hành. Đây là hoạt động mang tính chất tổ chức - quyền lực, là loại hoạt động mà trên cơ sở của nó quan hệ pháp luật hành chính phát sinh, thay đổi, chấm dứt. Đây là đặc điểm đầu tiên, đặc điểm cơ bản của quan hệ pháp luật hành chính. Có nghĩa hoạt động hành chính là giới hạn của quan hệ pháp luật hành chính.

Thứ hai, để quan hệ pháp luật hành chính xuất hiện, phải có sự tham gia của bên bắt buộc là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền mà trong đó chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước, là bên được giao những quyền hạn mang tính pháp lý, nhân danh nhà nước, vì lợi ích của nhà nước tham gia quan hệ. Nếu không có sự tham gia của nó thì quan hệ quản lý hành chính nhà nước không xuất hiện, có nghĩa là quan hệ pháp luật hành chính không xuất hiện. Khi tham gia quan hệ pháp luật hành chính nó có quyền ra mệnh lệnh, chỉ thị buộc bên khác trong quan hệ phải tuân theo.

Vì vậy, không thể có quan hệ pháp luật hành chính giữa các công dân, giữa các cơ quan của tổ chức xã hội, trừ trường hợp một trong các chủ thể đó được giao thực hiện quyền hạn nhà nước. Nhưng khi chuyển sang nền hành chính phát triển, nhà nước chuyển dần một số công dịch nhà nước cho cá nhân, hay tổ chức của các cá nhân, hay tổ chức xã hội đảm nhiệm, thì việc điều hành thực hiện các công dịch đó dựa vào luật công, do vậy giữa các chủ thể đó có thể xuất hiện quan hệ hành chính.

kỳ bên nào - cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền, công dân, v.v... Song, khác với quan hệ pháp luật dân sự mang tính chất hợp đồng giữa hai bên, quan hệ pháp luật hành chính xuất hiện mà sự đồng ý của bên thứ hai không phải là điều kiện bắt buộc. Tức là nó có thể xuất hiện ngược với ý chí của bên kia trong quan hệ.

Điều quan trọng là chủ thể bắt buộc tham gia vào quan hệ với tư cách đại diện quyền lực của nhà nước, để thực hiện những quyền hạn được quy phạm pháp luật hành chính quy định. Ví dụ, quyết định của Bộ trưởng thực hiện các quy phạm luật hành chính có ý nghĩa pháp lý trực tiếp làm phát sinh các quan hệ pháp luật hành chính với các chủ thể khác thuộc quan hệ quản lý của Bộ theo địa chỉ của quyết định mà không cần có sự đồng ý của các chủ thể đó. Đồng thời, sự tham gia của các cơ quan nhà nước, Bộ trưởng vào các quan hệ đó, thông thường không chỉ là quyền, mà còn là nghĩa vụ trực tiếp được ghi trong quy phạm luật hành chính.

Mặt khác, quan hệ pháp luật hành chính phát sinh theo sáng kiến của cơ quan, tổ chức, công dân thì cũng không đòi hỏi phải có sự đồng ý của bên kia, tức là của cơ quan nhà nước. Ví dụ, khi công dân gửi đơn khiếu nại tới cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền đó có nghĩa vụ phải xem xét và trả lời theo hạn do luật định đối với từng loại khiếu nại, không phụ thuộc vào ý muốn của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền đó. Quan hệ pháp luật đã xuất hiện căn cứ vào sự kiện đưa đơn khiếu nại của công dân. Trong những trường hợp này, không chỉ cơ quan nhà nước mà ngay cả công dân cũng đã hành động trên cơ sở yêu cầu của pháp luật và cơ quan nhà nước có nghĩa vụ phải thực hiện đúng yêu cầu của pháp luật đề ra đối với trường hợp công dân gửi đơn khiếu nại.

Thứ tư, theo pháp luật nước ta, tranh chấp giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính, được giải quyết chủ yếu theo trình tự hành chính. Ví dụ: Khi cá nhân hay tổ chức không đồng ý với một quyết định hành chính hay vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của cán bộ, công chức của cơ quan đó thì cá nhân, tổ chức đó có thể khiếu nại tới cơ quan đã ra quyết định hành chính hoặc với cơ quan có cán bộ, công chức có hành vi hành chính. Nếu không thoả mãn với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì có thể khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết khiếu nại lần đầu. Trong một số trường hợp có thể khiếu

nại tới Toà án về những quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính, trong một số lĩnh vực nhất định, nếu họ không đồng ý với kết quả giải quyết lần đầu của cơ quan hành chính nhà nước.

Thứ năm, nếu bất kỳ bên nào vi phạm yêu cầu của quy phạm luật hành chính thì người đó phải chịu trách nhiệm trước nhà nước, trước cơ quan hoặc người có thẩm quyền đại diện cho nhà nước, chứ không phải chịu trách nhiệm trước bên kia như trong quan hệ pháp luật dân sự. Đại diện cho nhà nước ở đây, có thể là cơ quan hành chính nhà nước, có thể Toà án (Toà án xử phạt hành chính những người có hành vi cản trở việc xét xử ở phiên toà, cơ quan thi hành án dân sự có quyền áp dụng các biện pháp xử phạt cảnh cáo, phạt tiền đối với những cá nhân, tổ chức không chấp hành hoặc cản trở hoạt động của cơ quan này).

Một phần của tài liệu Chuyên đề về luật hành chính việt nam (108 trang) (Trang 49)