Cơ cấu tổ chức của Chính phủ

Một phần của tài liệu Chuyên đề về luật hành chính việt nam (108 trang) (Trang 71)

V Chính phủ Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất

3. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ

Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm các Bộ, các cơ quan ngang Bộ do Quốc hội quyết định thành lập theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.

Chính phủ gồm có Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác.

Theo Luật tổ chức Chính phủ 1992 và Luật tổ chức Chính phủ 2001 thì không có cơ quan thường trực của Chính phủ quy định như luật cũ (trước đây là Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng gồm: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, các Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng - Tổng thư ký Hội đồng Bộ trưởng).

Chính phủ hoạt động bằng các hình thức cơ bản như sau:

+ Sự chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng là người giúp Thủ tướng theo sự phân công của Thủ tướng; khi Thủ tướng vắng mặt thì một Phó Thủ tướng được Thủ tướng uỷ nhiệm thay mặt lãnh đạo công tác của Chính phủ.

+ Sự hoạt động của các Bộ trưởng với tư cách là thành viên tham gia vào công việc chung của Chính phủ và với tư cách là người đứng đầu một Bộ hay cơ quan ngang Bộ.

Hiệu lực hiệu quả hoạt động của Chính phủ là kết quả tổng hợp của cả ba hình thức hoạt động trên.

Chế độ làm việc của Chính phủ được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc:

- Chính phủ là cơ quan làm việc theo chế độ tập thể, những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Chính phủ được thảo luận tập thể và quyết định theo đa số (Điều 19 Luật tổ chức Chính phủ).

Các vấn đề đưa ra Chính phủ thảo luận phải là những vấn đề trọng yếu nhất có ý nghĩa quốc gia, có tầm chiến lược kinh tế, xã hội, khoa học - kỹ thuật chung của cả nước, cho các ngành và địa phương cụ thể, đó là: chương trình hoạt động hàng năm của Chính phủ; những dự án luật trình Quốc hội và dự án pháp lệnh trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; những dự án và kế hoạch ngân sách; những chính sách cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội; các vấn đề quan trọng về quốc phòng, an ninh, đối ngoại; các đề án trình quốc hội về việc thành lập, sáp nhập, giải thể các Bộ, các cơ quan ngang Bộ; việc thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hay đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, quyết định việc thành lập, sáp nhập, giải thể cơ quan thuộc Chính phủ; các báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

Một phần của tài liệu Chuyên đề về luật hành chính việt nam (108 trang) (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w