Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng

Một phần của tài liệu Chuyên đề về luật hành chính việt nam (108 trang) (Trang 80)

VI Tổ chức và hoạt động của Bộ, cơ quan ngang Bộ 1 Quan niệm về Bộ

4.Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng

Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của quản lý hành chính nhà nước của bộ được quy định trong Điều 22 Chương IV Luật tổ chức Chính phủ, Bộ trưởng có các nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản như sau:

- Chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác theo sự phân công của Chính phủ. Trên cơ sở pháp luật của Nhà nước, Bộ trưởng ban hành các văn bản cụ thể, hướng dẫn chế độ quản lý và kế hoạch hoá theo cơ chế thị trường, các chính sách kinh tế - xã hội cụ thể, các chế độ, thể lệ quản lý, các tiêu chuẩn, quy trình quy phạm, các định mức về kinh tế - kỹ thuật để làm cơ sở quản lý ngành hay lĩnh

vực.

Nâng cao hiệu lực và chất lượng quản lý hành chính nhà nước bằng pháp luật đòi hỏi bộ phải xem trọng và nâng cao năng lực nghiên cứu, soạn thảo các văn bản pháp luật, tham gia có hiệu quả cao công tác lập pháp và phải làm tốt công tác lập quy.

- Về quy hoạch, kế hoạch: trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển dài hạn 5 năm và hàng năm, các công trình quan trọng của ngành, lĩnh vực; tổ chức và chỉ đạo thực hiện khi được phê duyệt; tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ. Quyết định các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm và các định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành thuộc thẩm quyền.

- Trình Chính phủ việc ký kết, gia nhập phê duyệt các điều ước quốc tế thuộc ngành, lĩnh vực; tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch hợp tác quốc tế, điều ước quốc tế theo quy định của Chính phủ;

- Về tổ chức bộ máy và nhân sự: Xây dựng và hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý ngành, lĩnh vực theo quy định của Chính phủ; trình Chính phủ quyết định phân cấp nhiệm vụ quản lý nhà nước cho UBND địa phương về nội dung quản lý ngành, lĩnh vực; đề nghị Thủ tướng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức thứ trưởng và các chức vụ tương đương. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức vụ trưởng, phó vụ trưởng và chức vụ tương đương; tổ chức thực hiện công tác đào tạo, tuyển dụng, sử dụng chế độ tiền lương, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và các chế độ khác đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của mình;

- Quản lý nhà nước các tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực, bảo đảm quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở theo quy định của pháp luật; bảo đảm sử dụng có hiệu quả tài sản thuộc sở hữu toàn dân do ngành, lĩnh vực mình phụ trách; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể thuộc quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật;

- Quản lý nhà nước các tổ chức kinh tế, sự nghiệp và hoạt động của các hội, tổ chức phi chính phủ thuộc ngành, lĩnh vực;

- Quản lý và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ;

- Trình bày trước Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội báo cáo của Bộ, cơ quan ngang Bộ theo yêu cầu của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội và kiến nghị của cử tri; gửi các văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành đến Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội theo lĩnh vực mà Hội đồng dân tộc, Uỷ ban phụ trách;

- Tổ chức và chỉ đạo việc chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong ngành, lĩnh vực mình phụ trách;

- Thực hiện những nhiệm vụ khác do Thủ tướng uỷ nhiệm.

Sự quản lý ngành hay lĩnh vực của bộ thông suốt và thống nhất trên toàn quốc thông qua các cơ quan chuyên môn địa phương, trực tiếp là thông qua các sở. Các sở chịu hai chiều phụ thuộc; bộ chỉ đạo các cơ sở địa phương về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của ngành hoặc lĩnh vực công tác.

Về cán bộ, bộ thoả thuận việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc sở để Chủ tịch UBND tỉnh - thành phố trực thuộc trung ương ra quyết định; trường hợp không nhất trí, thì Chủ tịch UBND tỉnh quyết định và chịu trách nhiệm.

Pháp luật nêu cao và tăng cường quyền hạn và trách nhiệm của Bộ trưởng quản lý trong cả nước và đối với địa phương; nhưng nó cũng đòi hỏi Bộ trưởng chỉ đạo, giúp đỡ, phát huy cao độ tính chủ động, sáng tạo của địa phương; thực hiện phân cấp nhưng đúng đắn, có căn cứ khoa học, giao đủ quyền hạn, trách nhiệm gắn với nghĩa vụ, quyền lợi; giao cơ sở và giải quyết phương tiện, tạo điều kiện cho địa phương làm nhiệm vụ quản lý trên lãnh thổ.

Ngoài nhiệm vụ, quyền hạn chung, Bộ trưởng quản lý theo ngành còn có trách nhiệm:

+ Chỉ đạo toàn diện các cơ quan, đơn vị do mình trực tiếp quản lý.

+ Chỉ đạo về nội dung công tác của ngành và kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ thuộc quyền quản lý thống nhất của bộ đối với các cơ quan đơn vị thuộc ngành do các địa phương trực tiếp quản lý.

thuộc quyền quản lý thống nhất của Bộ đối với chính sách, chế độ thuộc quyền quản lý thống nhất của bộ đối với các đơn vị thuộc ngành do các bộ khác trực tiếp quản lý.

Bộ trưởng quản lý theo lĩnh vực về kế hoạch, tài chính ngoài các nhiệm vụ chung nói trên, còn có trách nhiệm:

+ Xây dựng chiến lược kinh tế - xã hội, trên cơ sở chiến lược kinh tế - xã hội xây dựng dự án kế hoạch tổng hợp và các cân đối liên ngành của từng kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm trình Chính phủ thông qua làm cơ sở cho các bộ, Uỷ ban nhân dân địa phương xây dựng kế hoạch của mình.

+ Xây dựng kế hoạch tài chính quốc gia tổng hợp dự án ngân sách của các bộ và các địa phương thành dự toán, ngân sách nhà nước trình Chính phủ thông qua để trình Quốc hội.

+ Theo dõi việc thực hiện kế hoạch và ngân sách nhà nước của các bộ, các địa phương, trình Thủ tướng Chính phủ các biện pháp điều hành kịp thời về kế hoạch và ngân sách nhà nước cũng như các chính sách kinh tế - xã hội khác.

+ Hướng dẫn và kiểm tra các ngành, các cấp, các đơn vị trong cả nước chấp hành các chính sách, chế độ thuộc lĩnh vực mình phụ trách, phục vụ và tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành, các cấp, các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ.

+ Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sử dụng dự trữ quốc gia.

Một phần của tài liệu Chuyên đề về luật hành chính việt nam (108 trang) (Trang 80)