Bản chất, đặc điểm của quyết định quản lý của cơ quan hành chính nhà nước

Một phần của tài liệu Chuyên đề về luật hành chính việt nam (108 trang) (Trang 96)

IX Quyết định quản lý của cơ quan hành chính nhà nước (1)

1.Bản chất, đặc điểm của quyết định quản lý của cơ quan hành chính nhà nước

chức năng, nhiệm vụ quản lý mà việc thực hiện hợp đồng đó không xuất phát trực tiếp từ thẩm quyền của chủ thể này. Ví dụ: cơ quan Công an không có nhiệm vụ bảo vệ một xí nghiệp, nhưng hợp đồng canh gác, bảo vệ cho xí nghiệp đó có thù lao. Hình thức này hiện nay đang được sử dụng khá phổ biến.

IX - Quyết định quản lý của cơ quan hành chính nhà nước(1)

1. Bản chất, đặc điểm của quyết định quản lý của cơ quan hành chínhnhà nước nhà nước

Để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng quản lý hành chính nhà nước, các cơ quan hành chính nhà nước được trao một khối lượng quyền hạn rất rộng lớn. Trong đó, quyền ra quyết định quản lý hành chính nhà nước là đặc biệt quan trọng. Tất cả các quyền khác chỉ có thể được thực hiện thông qua quyền này. Đối với cơ quan hành chính nhà nước, hoạt động xây dựng và ban hành quyết định quản lý hành chính nhà nước là hình thức cơ bản và quan trọng nhất trong các hình thức hoạt động của nó. Bởi vì, hầu hết các hình thức hoạt động quản lý khác như hoạt động tổ chức - xã hội trực tiếp (vận động, tuyên truyền, giáo dục...), các hoạt động tác nghiệp vật chất - kỹ thuật và các hành vi có giá trị pháp lý, hợp đồng hành chính đều trực tiếp hoặc gián tiếp để phục vụ cho việc tổ chức thực hiện các quyết định đó phục vụ cho hoạt động xây dựng và ban hành quyết định quản lý hành chính nhà nước. Để tác động tới các quá trình xã hội, các cơ quan hành chính nhà nước dùng nhiều phương tiện khác nhau, nhưng cơ bản nhất là quyết định quản lý hành chính

(1) Có tài liệu sử dụng thuật ngữ "quyết định quản lý nhà nước". thuật ngữ "quyết định quản lý hành

chính nhà nước" là một loại quyết định pháp luật, được sử dụng để phân biệt thuật ngữ "quyết định quản lý hành chính doanh nghiệp".

nhà nước. Nó là phương tiện không thể thiếu được trong quản lý hành chính nhà nước. Vì vậy, việc nghiên cứu về bản chất, khái niệm quyết định quản lý hành chính nhà nước của các cơ quan hành chính là đặc biệt quan trọng, góp phần tạo cơ sở lý luận và thực tiễn để hoàn thiện hình thức, phương pháp hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hành chính nhà nước.

Trong khoa học pháp lý nói chung tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm quyết định, có người coi quyết định là hành động, hành vi, là sự lựa chọn các phương án, là mệnh lệnh, chỉ thị, là văn bản, là sự thể hiện ý chí, quyền lực, là kết quả, hình thức biểu hiện của hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

ở nước ta, trong sách báo chính trị - pháp lý, cả trong Hiến pháp, các đạo luật, khái niệm quyết định pháp luật thường bị đồng nhất với văn bản. Nhưng thực chất, văn bản chỉ là một trong những hình thức thể hiện (hình thức bên ngoài) của quyết định pháp luật. Vì quyết định pháp luật ngoài hình thức thể hiện bằng văn bản còn thể hiện dưới hình thức lời nói hoặc tín hiệu và ký hiệu.

Coi quyết định là hành động thể hiện ý chí vẫn chưa xác định rõ vị trí của quyết định pháp luật trong hệ thống những phương tiện được các chủ thể quản lý sử dụng trong quá trình quản lý hành chính nhà nước. Về vai trò của quyết định pháp luật đã được ghi rõ trong văn kiện của Đảng ta: quản lý bằng pháp luật chứ không chỉ bằng đạo lý. Coi quyết định là hành động là chưa phân biệt được đầy đủ giữa hoạt động ra quyết định và sản phẩm của nó là bản thân quyết định. Quan niệm này không cho phép phân biệt quyết định pháp luật với những hành động luôn gắn liền với chủ thể quản lý. Không có chủ thể quản lý thì không có hành động quản lý, nhưng quyết định pháp luật tồn tại cả khi không có chủ thể đó. Điều này dễ nhận thấy trong đời sống thực tế. Chẳng hạn, theo Hiến pháp 1992, Hội đồng Bộ trưởng đổi tên thành Chính phủ, có nghĩa Hội đồng Bộ trưởng không còn, nhưng nhiều quyết định pháp luật (nghị định, nghị quyết, chỉ thị, thông tư) do nó ban hành trước đây tới nay vẫn còn hiệu lực pháp lý. Mặt khác, nếu coi quyết định là hành động sẽ không phân biệt được quyết định pháp luật với những hành động có tính cưỡng chế (như áp giải phạm nhân, khám nhà, khám phương tiện phạm pháp...), hoặc những hành động có giá trị pháp lý khác (những tuyên bố, lời kêu gọi...).

Ngoài ra, có người quan niệm quyết định pháp luật là kết quả và hình thức thể hiện của hoạt động nhà nước. Quan niệm này chỉ đúng ở khía cạnh là: bất kỳ một hoạt động nào cũng đều cho ra một sản phẩm nhất định và sản phẩm nhất định ấy bao giờ cũng được thể hiện thông qua hình thức biểu hiện (hình thức bên ngoài) của nó. Quan niệm này chưa phản ánh được bản chất của hoạt động quản lý hành chính nhà nước là hoạt động gì? Sản phẩm của nó khác với sản phẩm lao động khác như thế nào. Trong khoa học pháp lý còn có cả những quan niệm khác nữa.

Hoạt động của các cơ quan nhà nước là hoạt động mang tính quyền lực - pháp lý, nhân danh nhà nước, đại diện cho quyền lực nhà nước, thể hiện ý chí nhà nước. Quyết định quản lý hành chính nhà nước của cơ quan hành chính nhà nước là một loại (bộ phận) của quyết định pháp luật nói chung, nó mang đầy đủ tính chất của quyết định pháp luật, vì vậy, những quan niệm được nêu ra trên đây cũng đồng thời là quan niệm về quyết định quản lý hành chính nhà nước của cơ quan hành chính nhà nước.

Từ phân tích trên, có thể kết luận rằng quyết định là kết quả của hoạt động mang tính quyền lực - pháp lý (sự thể hiện ý chí quyền lực - nhà nước), vì vậy, thực chất của quyết định quản lý hành chính nhà nước là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực nhà nước. Do đó, ở dạng chung nhất có thể định nghĩa quyết định quản lý hành chính nhà nước là kết quả sự thể hiện ý chí quyền lực - nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước (hoặc của những người có thẩm quyền, người đại diện cho quyền lực hành chính).

Từ bản chất này, quyết định quản lý hành chính nhà nước có những tính chất và đặc trưng để phân biệt nó với các loại quyết định khác.

Quyết định quản lý hành chính nhà nước của cơ quan hành chính nhà nước là một loại quyết định pháp luật, vì vậy, nó mang tính ý chí, tính quyền lực nhà nước và tính pháp lý.

Quyết định quản lý hành chính nhà nước có tính ý chí, tính quyền lực nhà nước, vì nó là kết quả sự thể hiện ý chí của những cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền khi ban hành quyết định, ý chí đó là ý chí nhà nước. Khi ra quyết định quản lý hành chính nhà nước, cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đều nhân danh nhà nước đại diện cho quyền lực nhà nước, do đó mọi cơ quan, tổ chức, cá

nhân thuộc đối tượng điều chỉnh của quyết định đó đều phải tuân theo một cách tự giác, nếu không sẽ bị cưỡng chế thực hiện. Rõ ràng, ở đây, thể hiện ý chí đơn phương của cơ quan hành chính nhà nước. Hai đặc điểm này cho phép phân biệt quyết định quản lý hành chính nhà nước của cơ quan hành chính nhà nước với những hoạt động mang tính tổ chức - xã hội trực tiếp, các tác nghiệp vật chất - kỹ thuật... do chúng thực hiện.

Tính pháp lý, thể hiện ở hệ quả pháp lý của các quyết định quản lý hành chính nhà nước. Khi quyết định quản lý hành chính nhà nước xuất hiện làm thay đổi cơ chế điều chỉnh pháp luật; đặt ra, sửa đổi, bãi bỏ quy phạm pháp luật hành chính hoặc làm thay đổi phạm vi hiệu lực pháp lý của chúng; đặt ra những chủ trương, chính sách, nhiệm vụ của hoạt động quản lý; hoặc làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể. Tuỳ vị trí của các cơ quan hành chính nhà nước trong hệ thống các cơ quan đó mà quyết định pháp luật của chúng có hệ quả pháp lý khác nhau. Tính chất này của quyết định pháp luật là căn cứ phân biệt nó với các công văn, giấy tờ hành chính thông thường, với các hợp đồng hành chính, hợp đồng dân sự, với các hành động có giá trị pháp lý như (dẫn độ phạm nhân, khám xét nhà, các phương tiện phạm pháp...).

Quyết định quản lý hành chính nhà nước của cơ quan hành chính nhà nước có những đặc điểm khác với mọi quyết định pháp luật nói chung ở chỗ, các quyết định của cơ quan hành chính được xây dựng và ban hành trên cơ sở luật và để thi hành luật. Có nghĩa là, quyết định pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước mang tính dưới luật. Tính dưới luật thể hiện ở nội dung, trình tự xây dựng, ban hành và hình thức của quyết định.

Các cơ quan hành chính nhà nước (những người có chức vụ) ban hành quyết định pháp luật để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước (chủ thể chủ yếu của quản lý hành chính nhà nước). Hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan hành chính là giới hạn để phân biệt quyết định của cơ quan này với những quyết định pháp luật khác. Đây là đặc trưng quan trọng của quyết định của cơ quan hành chính nhà nước.

Từ những điều đã phân tích trên đây có thể rút ra kết luận: Quyết định quản lý hành chính nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước là kết quả của sự thể

hiện ý chí đơn phương của các cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền, trên cơ sở và để thi hành luật, được ban hành theo trình tự và hình thức do pháp luật quy định làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể; đặt ra, sửa đổi, bãi bỏ quy phạm pháp luật hành chính hoặc làm thay đổi hiệu lực pháp lý của chúng; đặt ra những chủ trương, chính sách, nhiệm vụ của hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

Quyết định quản lý hành chính nhà nước của cơ quan hành chính nhà nước khác với giấy tờ hành chính, hành động có giá trị pháp lý; ý nghĩa pháp lý của nó:

- Quyết định quản lý hành chính nhà nước khác với giấy tờ, công văn hành chính (như bằng cấp, giấy chứng nhận, các loại biên bản, công văn...). Những giấy tờ hành chính này có liên quan mật thiết với quyết định quản lý hành chính nhà nước. Chúng phát sinh trên cơ sở quyết định quản lý hành chính nhà nước dùng để chứng nhận một quyền chủ thể nào đó, một sự kiện có giá trị pháp lý (các loại bằng: bằng tốt nghiệp đại học, bằng lái xe...) giấy chứng nhận sở hữu những đối tượng vật chất (giấy chứng nhận sở hữu nhà, phương tiện), hoặc chúng được dùng làm căn cứ để ra quyết định quản lý hành chính nhà nước (như biên bản vi phạm pháp luật hành chính, biên bản khám nơi cất giấu tang vật, tài sản vi phạm hành chính...). Những loại giấy tờ này không làm thay đổi trực tiếp những quan hệ xã hội do pháp luật hành chính điều chỉnh.

- Quyết định quản lý hành chính nhà nước khác với những hành động có giá trị pháp lý như dẫn độ phạm nhân, truy bắt phạm nhân, khám nơi cất giấu tang tài vật vi phạm hành chính, kê biên, tịch thu tài sản... Vì đây là những hành động được thực hiện trên cơ sở quyết định pháp luật của cơ quan quản lý, người có thẩm quyền.

Quyết định quản lý hành chính nhà nước của cơ quan hành chính nhà nước khác với luật, pháp lệnh, lệnh và quyết định của Chủ tịch nước, các nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân, ở phạm vi, tính chất các quan hệ do chúng điều chỉnh, ở trình tự ban hành, hình thức thể hiện, hiệu lực pháp lý.

Quyết định của cơ quan hành chính nhà nước khác với quyết định của toà án. Quyết định của toà án chỉ là những quyết định cá biệt giải quyết những vụ việc dân

sự, hôn nhân gia đình, lao động, xét xử vụ án hình sự, kinh tế và hành chính (trừ những quy định hướng dẫn hoạt động xét xử của Toà án nhân dân tối cao).

Quyết định của cơ quan hành chính nhà nước khác với quyết định của Viện kiểm sát.

Quyết định quản lý hành chính nhà nước của cơ quan hành chính nhà nước là đối tượng nghiên cứu của khoa học luật hành chính. Còn quyết định quản lý là đối tượng nghiên cứu của khoa học quản lý. Quyết định quản lý chỉ là kết quả sự tư duy - ý chí của chủ thể quản lý, chỉ là một trong số những phương án được chủ thể lựa chọn. Nhưng nó chỉ trở thành quyết định quản lý hành chính nhà nước khi được thông qua theo trình tự (thủ tục) và thể hiện bằng hình thức pháp lý theo quy định của pháp luật. Có nghĩa, quyết định quản lý chỉ trở thành quyết định quản lý hành chính nhà nước khi nó được khoác lên tính quyền lực - ý chí nhà nước.

Quyết định quản lý hành chính nhà nước của cơ quan hành chính nhà nước có tác động rất đa dạng. Nó là cơ sở phát sinh không chỉ quan hệ pháp luật hành chính, mà cả những quan hệ pháp luật khác như: đất đai, dân sự, tài chính, kinh tế v.v... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Chuyên đề về luật hành chính việt nam (108 trang) (Trang 96)