VIII Phương pháp và hình thức quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước
b) Hệ thống các phương pháp quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước
pháp đó được coi là những phương pháp tổ chức nội bộ. Những phương pháp này có vai trò trợ giúp cho sự tác động của các cơ quan hành chính nhà nước tới các cá nhân, tổ chức thuộc đối tượng quản lý. Lựa chọn tối ưu những phương pháp quản lý trong điều kiện cụ thể, tình hình cụ thể là yếu tố cực kỳ quan trọng để các cơ quan hành chính nhà nước giải quyết tốt những nhiệm vụ, chức năng của mình, nâng cao tính tổ chức, kỷ luật trong hoạt động chấp hành và điều hành.
b) Hệ thống các phương pháp quản lý của các cơ quan hành chính nhànước nước
Các phương pháp quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước rất đa dạng, được phân loại dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau.
Hai phương pháp chung nhất có tính đặc trưng tổng hợp của hoạt động chấp hành và điều hành là phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế. Quan hệ tối ưu giữa thuyết phục và cưỡng chế tạo ra cơ sở để thực hiện tất cả các phương pháp quản lý hành chính nhà nước khác. Do tầm quan trọng của chúng, thuyết phục và cưỡng chế hành chính sẽ được xem xét chi tiết ở phần tiếp theo. ở đây, chúng ta xem xét một số phương pháp trên cơ sở những cách phân loại cơ bản.
- Căn cứ vào bản chất của sự tác động, các phương pháp quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước được chia thành: phương pháp hành chính và phương pháp kinh tế.
Phương pháp hành chính là những phương thức tác động tới các cá nhân, tổ chức thuộc đối tượng quản lý thông qua quy định trực tiếp nghĩa vụ của họ, qua những mệnh lệnh dựa trên quyền lực nhà nước và phục tùng. Sử dụng phương pháp này là cần thiết ở mọi lĩnh vực của hoạt động chấp hành và điều hành. Bởi vì, bất kỳ cơ quan hành chính (nhà chức trách) nào cũng phải sử dụng quyền hạn được trao để quản lý. Tuy thế, phạm vi sử dụng phương pháp hành chính cũng có giới hạn của nó. Trong nhiều trường hợp, phương pháp hành chính cần được kết hợp với phương pháp kinh tế.
Phương pháp kinh tế là những phương thức tác động gián tiếp đến hành vi của các cá nhân, tổ chức thuộc đối tượng quản lý bằng việc sử dụng những đòn bẩy
kinh tế. áp dụng phương pháp này có nghĩa là tạo ra những điều kiện vật chất, nhằm khơi dậy lòng nhiệt tình hăng say của con người để họ thực hiện tốt các quy định của Nhà nước. Những đòn bẩy kinh tế được sử dụng như: giá cả, tiền thưởng, lãi suất tín dụng v.v... Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường hiện nay, phương pháp kinh tế ngày càng phát huy tác dụng cao và đóng vai trò quan trọng, đặc biệt trong quản lý kinh tế.
Hai phương pháp hành chính và kinh tế có quan hệ chặt chẽ với nhau. Phương pháp hành chính là phương tiện để đưa phương pháp kinh tế vào cuộc sống, vì một chính sách đòn bẩy kinh tế chỉ có thể được áp dụng dưới hình thức văn bản pháp luật hành chính.
- Trên cơ sở mức độ của sự tác động, những phương pháp quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước được chia thành: phương pháp điều chỉnh, phương pháp lãnh đạo chung và phương pháp quản lý trực tiếp.
Phương pháp điều chỉnh là xác định đường lối chung trong việc phát triển ngành, lĩnh vực.
Cần phân biệt phương pháp điều chỉnh với chức năng điều chỉnh trong quản lý nhằm đảm bảo trạng thái trật tự của hoạt động chấp hành, điều hành. Phương pháp điều chỉnh được thể hiện bằng việc ban hành các quyết định quy phạm mang tính tích cực.
Phương pháp lãnh đạo chung thể hiện ở việc đưa những đường lối chung trong việc phát triển ngành, lĩnh vực quản lý vào thực tiễn, vạch ra những nhiệm vụ có tính chất định hướng cho những cá nhân, tổ chức thuộc khách thể. Phương pháp này thường được thực hiện thông qua việc ban hành các quyết định, chính sách.
Phương pháp quản lý trực tiếp là sự tác động trực tiếp, thường xuyên lên các hành vi của cá nhân hoạt động của tổ chức thuộc đối tượng bị quản lý nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra, nó còn được gọi là phương pháp quản lý tác nghiệp mang tính liên tục. Phương pháp này thường được áp dụng ở các cơ quan hành chính cấp thấp, các tổ chức cơ sở, các xí nghiệp, công ty, thông qua việc ban hành các quyết định cá biệt cụ thể hoặc hoạt động chỉ đạo, tổ chức trực tiếp.