Các mối quan hệ của Bộ trưởng

Một phần của tài liệu Chuyên đề về luật hành chính việt nam (108 trang) (Trang 79)

VI Tổ chức và hoạt động của Bộ, cơ quan ngang Bộ 1 Quan niệm về Bộ

b)Các mối quan hệ của Bộ trưởng

- Quan hệ với Quốc hội:

Bộ trưởng chịu trách nhiệm không chỉ trước Thủ tướng Chính phủ mà cả trước Quốc hội về lĩnh vực, ngành mình phụ trách; phải trình bày vấn đề và trả lời chất vấn của Quốc hội, của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, của các Uỷ ban của Quốc hội và của đại biểu Quốc hội.

- Quan hệ giữa Bộ trưởng với Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ:

Vị trí, quyền hạn và hoạt động của Bộ trưởng gắn bó với vị trí, quyền hạn hoạt động của Chính phủ và theo sự phân định giữa cơ quan thẩm quyền chung và cơ quan thẩm quyền riêng.

Bộ trưởng hoạt động và quản lý vừa là với tư cách thành viên Chính phủ vừa là với tư cách thủ trưởng của bộ; hai tư cách thống nhất với nhau, và chỉ có thống nhất, kết hợp làm tốt nhiệm vụ với hai tư cách đó thì Chính phủ và bộ mới mạnh được. Bộ trưởng chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề thuộc quyền hạn, trách nhiệm thẩm quyền của bộ, và chịu sự lãnh đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Căn cứ vào nguyên tắc tổ chức Chính phủ, vị trí pháp lý của mỗi bộ phận trong thiết chế chung, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng phụ trách khối không bao biện làm thay Bộ trưởng và ngược lại, Bộ trưởng không ỷ lại và dồn việc cho Thủ tướng và Phó Thủ tướng. Tuy luật pháp đã có quy định rõ, nhưng do cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp, do tổ chức, quy chế và cách làm việc chưa khoa học, do chế độ trách nhiệm chưa nghiêm, một phần do trình độ tổ chức và quản lý chung của cán bộ, cho nên khuynh hướng nói trên trước đây thường xảy ra và đang được khắc phục. Khắc phục nó không chỉ đơn thuần là vấn đề quy chế làm việc, mà là cả một loạt công việc kết hợp một cách đồng bộ, thực hiện nhất quán và kiên quyết.

- Quan hệ giữa các Bộ trưởng:

Các Bộ trưởng có trách nhiệm tôn trọng quyền quản lý của nhau; tuỳ thuộc lẫn nhau, phối hợp với nhau, và khi cần thì ra những quyết định liên bộ; có quyền hướng dẫn và kiểm tra các bộ thực hiện các nhiệm vụ công tác thuộc ngành hay lĩnh vực, có quyền kiến nghị bộ khác đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quy

định của cơ quan đó trái với các văn bản pháp luật của Nhà nước hoặc của bộ, tức là trái với nội dung quản lý thống nhất của ngành hoặc lĩnh vực mình phụ trách; nếu yêu cầu đó không được chấp nhận thì trình lên Thủ tướng xem xét và quyết định.

- Quan hệ với chính quyền địa phương:

Trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, Bộ trưởng có quyền chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra UBND các cấp thực hiện các nhiệm vụ công tác thuộc ngành, lĩnh vực, theo đúng nội dung quản lý hành chính nhà nước theo ngành, lĩnh vực; có quyền đình chỉ việc thi hành và đề nghị Thủ tướng bãi bỏ những quy định của UBND và Chủ tịch UBND cấp tỉnh trái với các văn bản của Bộ về ngành, lĩnh vực do Bộ, cơ quan ngang Bộ phụ trách và chịu trách nhiệm về quyết định đình chỉ đó. Trong trường hợp UBND tỉnh, thành phố không nhất trí với quyết định đình chỉ việc thi hành của Bộ trưởng thì vẫn phải chấp hành, nhưng có quyền kiến nghị với Thủ tướng.

Bộ trưởng có quyền kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ đình chỉ thi hành nghị quyết của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với các văn bản pháp luật của Nhà nước hoặc của bộ về ngành, lĩnh vực do bộ phụ trách.

Về phía mình, bộ phải tôn trọng quyền quản lý trên lãnh thổ của chính quyền địa phương theo pháp luật quy định, và phải chú ý những ý kiến, kiến nghị của UBND về các vấn đề thuộc chính sách, chế độ của ngành, lĩnh vực mà bộ mình phụ trách để xem xét, điều chỉnh, sửa đổi nếu cần thiết.

Một phần của tài liệu Chuyên đề về luật hành chính việt nam (108 trang) (Trang 79)