Nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ

Một phần của tài liệu Chuyên đề về luật hành chính việt nam (108 trang) (Trang 72)

V Chính phủ Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất

4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ

Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, lãnh đạo công tác của Chính phủ, các thành viên Chính phủ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các cấp. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng quy định trong Điều 114 Hiến pháp 1992 và Chương III Luật tổ chức Chính phủ. Thủ tướng triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Chính phủ; đề nghị Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; có

quyền đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, quyết định, chỉ thị của UBND và Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành những nghị quyết của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội bãi bỏ các văn bản đó; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các Thứ trưởng và chức vụ tương đương; phê chuẩn kết quả bầu cử, miễn nhiệm, điều động, cách chức Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên khác của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Theo pháp luật và quy chế hiện hành, Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ, lãnh đạo công tác của Chính phủ, các thành viên của Chính phủ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp, quyết định những vấn đề được Hiến pháp và luật pháp quy định thuộc thẩm quyền của mình (xem Điều 20 Luật tổ chức Chính phủ 2001).

Để tăng cường sự chỉ đạo của Thủ tướng, cũng như để đề cao vai trò và trách nhiệm của các Phó Thủ tướng, các Phó Thủ tướng được Thủ tướng phân công phụ trách khối hay lĩnh vực, giúp Thủ tướng chỉ đạo việc điều hoà phối hợp công việc của các Bộ trưởng, bảo đảm sự thống nhất lãnh đạo của Thủ tướng. Cũng không vì việc phân công, chỉ đạo theo từng khối của từng Phó thủ tướng mà làm giảm nhẹ và suy yếu vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của Bộ trưởng, tôn trọng chế độ tập thể của Chính phủ nhưng không làm giảm nhẹ vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ cũng như vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của Bộ trưởng.

Do sự phát triển có tính chất liên ngành ngày càng rộng và sâu, để giúp Chính phủ chuẩn bị một đề án lớn, có thể thành lập Hội đồng hoặc Uỷ ban thường xuyên hoặc lâm thời thuộc Chính phủ. Các Hội đồng và Uỷ ban này với địa vị pháp lý và cơ cấu tổ chức hợp lý, có thể làm việc đạt hiệu quả thiết thực với tư cách là cơ quan nghiên cứu, tư vấn, chuẩn bị đề án hoặc giao trách nhiệm chỉ đạo phối hợp giải quyết những vấn đề quan trọng liên ngành.

Một phần của tài liệu Chuyên đề về luật hành chính việt nam (108 trang) (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w