Quyết định cá biệt (quyết định hành chính)

Một phần của tài liệu Chuyên đề về luật hành chính việt nam (108 trang) (Trang 103)

IX Quyết định quản lý của cơ quan hành chính nhà nước (1)

c) Quyết định cá biệt (quyết định hành chính)

Quyết định do cơ quan hành chính nhà nước hoặc cá nhân, tổ chức được uỷ quyền hành pháp ban hành nhằm giải quyết các công việc cụ thể, cá biệt là loại quyết định rất cần thiết, được các chủ thể quản lý hành chính nhà nước ban hành nhiều. Đó chính là quyết định áp dụng luật, được ban hành trên cơ sở quyết định chung và quyết định quy phạm của cơ quan cấp trên hoặc của chính cơ quan ban hành quyết định cá biệt đó, trong một số trường hợp, nó cũng được ban hành trên cơ sở văn bản cá biệt của cấp trên.

Các quyết định cá biệt cụ thể gồm các loại: - Quyết định cho phép (phê chuẩn).

Trước khi thực hiện một số hoạt động (hành vi) nhất định công dân hoặc tập thể công dân phải đề nghị hay khai báo với cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền. Căn cứ vào các điều kiện, yêu cầu của pháp luật các cơ quan hành chính quyết định cho phép hoặc không cho phép hoạt động. Ví dụ: Khi công dân cần xây dựng nhà ở phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền...

Nếu đương sự đề nghị không có đủ điều kiện luật định thì cơ quan không được phép, nhưng nếu có cấp giấy phép thì đó là hành vi bất hợp pháp.

- Quyết định ra lệnh.

Trước một vấn đề đặt ra trong thi hành pháp luật, thoả mãn một nhu cầu công cộng hoặc an ninh, trật tự bị vi phạm... cơ quan hành chính phải ra lệnh ngăn cấm hoặc bắt buộc phải thực hiện một số hoạt động. Khi ra các quyết định mệnh lệnh, cơ quan, người có thẩm quyền phải tuân theo các điều kiện và nguyên tắc luật định tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.

Quyết định quản lý hành chính nhà nước cá biệt có tính đơn phương và tính bắt buộc thi hành ngay. Hai tính chất này là những đặc tính cơ bản của quyết định quản lý hành chính nhà nước cá biệt. Nhờ đó, quyết định quản lý hành chính nhà nước được ban hành và có hiệu lực khác với các bản án của Toà án, kháng cáo của Viện kiểm sát.

Tính đơn phương của quyết định quản lý hành chính nhà nước thể hiện ở chỗ cơ quan có thẩm quyền tự mình, do mình quyết định, mặc dù trước đó cơ quan có

tham khảo ý kiến của các cơ quan hữu quan, nghĩa là cơ quan hành chính được quyền và có nghĩa vụ phải quyết định.

Tính bắt buộc thi hành ngay và được phép khiếu kiện sau ràng buộc cả công dân lẫn cơ quan hành chính nhà nước.

Đối với công dân, sau khi nhận được quyết định quản lý hành chính nhà nước, phải thi hành ngay nghĩa vụ mà quyết định đòi hỏi, mặc dù đương sự chỉ trích quyết định là bất hợp pháp, sau đó mới thực hiện quyền khiếu kiện theo luật định.

Nếu với cơ quan hành chính nhà nước ra quyết định cho người dân được hưởng một quyền lợi và người dân yêu cầu được hưởng quyền lợi đó thì cơ quan hành chính có nghĩa vụ phải thoả mãn ngay đòi hỏi ấy.

Tính đơn phương và tính thi hành ngay là bảo đảm hữu hiệu của kỹ thuật lập quy, hành chính giúp cho nền hành chính thực hiện quyền và nghĩa vụ trước nhân dân, đồng thời duy trì được trật tự Nhà nước.

Nhìn chung, quyết định quản lý hành chính nhà nước dù thuộc loại nào cũng là công cụ chủ yếu của hệ thống quản lý hành chính nhà nước tác động vào hệ thống bị quản lý. Trên phương diện quản lý, quyết định cá biệt là quyết định áp dụng pháp luật. Về nội dung, mọi quyết định mang tính quản lý đều gồm các mặt khác nhau: chính trị - pháp lý - tâm lý, xã hội v.v...

Trong quá trình quản lý hành chính nhà nước, ban hành quyết định là phương pháp tổng hợp của việc quản lý hoạt động của các tập thể và cá nhân. Vì vậy, việc ban hành quyết định quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước cần bảo đảm các yêu cầu tổng hợp:

- Đúng đường lối, chính sách của Đảng; - Phù hợp với pháp luật, bảo đảm pháp chế; - Đúng thẩm quyền do pháp luật quy định;

- Bảo đảm phù hợp với sự phát triển của xã hội; có tính khả thi, kịp thời, thống nhất;

Một phần của tài liệu Chuyên đề về luật hành chính việt nam (108 trang) (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w