Tình hình mua bán trực tuyế nở Việt Nam những năm gần đây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng mua lẻ trực tuyến qua các website bán hàng chuyên nghiệp khu vực TPHCM (Trang 43)

Thương mại điện tử Việt Nam dù mới ra đời trong những năm gần đây nhưng đã có những bước phát triển đáng kể. Các chuyên gia trong và ngoài ngành đều cho rằng Thương mại điện tử Việt Nam như một con sư tử đang ngủ yên chưa được đánh thức. Theo thống kê từ Internet World Stats, tính đến cuối năm 2013 số lượng người dùng Internet của Việt Nam đã lên đến hơn 41 triệu, đạt tỷ lệ thâm nhập 43,9% dân số, đứng thứ 7 trong tốp 10 quốc gia sử dụng Internet cao nhất Châu ÁTốc độ phổ cập Internet đạt mức cao nhất Châu Á, với tăng trưởng trung bình là 20%/ năm trong giai đoạn 2000 - 2010. Trong giai đoạn 2014 - 2015, kinh doanh trực tuyến vẫn phát triển mạnh, duy trì mức độ tăng trưởng 100-150%. Khả năng ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM đang dẫn đầu cả nước, tiếp tục tăng trưởng ở mức cao, hơn 100%. . Đây được xem là những tỷ lệ vàng để thị trường TMĐT bùng nổ.

Theo báo cáo TMĐT Việt Nam 2013 của Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ thông tin (VECITA), trong năm 2013, số lượng người sử dụng Internet ở Việt Nam chiếm 36% dân số và trong số đó có 57% thực hiện các giao dịch trực tuyến. Giá trị giao dịch mua hàng trực tuyến của một người Việt Nam trung bình là 120 USD. Những nhóm hàng hóa phổ biến được mua bán qua các website TMĐT là quần áo, giày dép, mỹ phẩm, vé máy bay, sách và văn phòng phẩm…. Những nhóm dịch vụ được giới thiệu nhiều là du lịch, giải trí, làm đẹp và dịch vụ chuyên môn. Doanh số TMĐT B2C năm 2013 đạt khoảng 2,2, tỷ USD. Trong khi đó sự kì vọng thị trường cho 2014 là hơn 3.5 tỷ USD. Nếu căn cứ vào những số liệu trên và ước tính giá trị mua hàng trực tuyến của mỗi người vào năm 2015 tăng thêm 30 USD so với năm 2013, thì dự báo doanh số TMĐT B2C của Việt Nam năm 2015 sẽ đạt từ 3,7 đến 4,3 tỷ USD.

Theo VECITA, các trang web bán lẻ hàng hóa, dịch vụ là kênh mua sắm trực tuyến được người Việt sử dụng nhiều nhất (61%), đứng thứ 2 là mô hình mua hàng theo nhóm (Groupon, chiếm 51%) với sự ra đời của hàng loạt các trang web như hotdeal.vn, nhommua.com, muachung.vn… Ngoài ra, sự bùng nổ của mạng xã hội, đặc biệt là Facebook với số lượng người dùng ở Việt Nam lên đến hơn 10 triệu người (cuối năm

2013), đã tạo nên một xu hướng bán hàng cực kỳ tiện lợi, dễ dàng và chi phí rất thấp. Thị trường bán hàng trực tuyến trở nên sôi động hơn bao giờ hết với sự ra đời ồ ạt của các trang web bán hàng trực tuyến, điển hình một số trang có số lượng người truy cập hàng đầu Việt Nam hiện nay như siêu thị online ww.vatgia.com, www.enbac.com,

www.rongbay.com, www.123mua.vn, www.muaban.net, …

Một tín hiệu khá tích cực cho ngành TMĐT của nước ta là tỉ lệ khách không hàng lòng chỉ chiếm có 4%. Khảo sát của VECITA cho thấy chỉ có 5% người dùng từng mua sắm trực tuyến tỏ ra rất hài lòng, 62% cảm thấy bình thường và 4% không hài lòng. Những trở ngại khiến cho một bộ phận người dân vẫn còn e ngại khi mua sắm trực tuyến là sản phẩm kém chất lượng so với quảng cáo (77%), giá cả không thấp so với mua trực tiếp (40%), dịch vụ giao nhận còn yếu (38%), hoặc lo ngại thông tin cá nhân bị tiết lộ, cách thức đặt hàng trực tuyến quá rắc rối hay do website thiết kế chưa chuyên nghiệp... Cùng với những trở ngại khi mua sắm trực tuyến, nguyên nhân lớn nhất khiến người tiêu dùng chưa tham gia mua sắm trực tuyến là khó kiểm định chất lượng hàng hóa (59%), cho rằng mua tại cửa hàng nhanh chóng và dễ dàng hơn (45%), không tin tưởng đơn vị bán hàng và người dùng không được cung cấp đủ thông tin để có thể đưa ra quyết định, hay không có các loại thẻ thanh toán trực tuyến… (xem thêm Phụ lục 1).

Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) cũng đưa ra con số thống kê khá khả quan trong Báo cáo Chỉ số TMĐT Việt Nam 2013. Năm 2013 chứng kiến sự tiến bộ của các loại hình giao dịch trực tuyến B2B và B2C. Mức độ và hiệu quả sử dụng email của các doanh nghiệp đều có bước tiến với 83% doanh nghiệp đã sử dụng e-mail để nhận đơn đặt hàng (tỷ lệ này của năm 2012 là 70%). Đồng thời, 35% doanh nghiệp đã nhận đơn đặt hàng qua website, cao hơn đáng kể so với tỷ lệ 29% của năm 2012.

Điểm trung bình cho cho nhóm chỉ số giao dịch B2C1 chỉ là 49,1. Đây là điểm trung bình thấp nhất trong bốn chỉ số thành phần của EBI, bao gồm chỉ số về nguồn nhân

1Chỉ số giao dịch B2C: được xây dựng dựa trên các tiêu chí chủ yếu sau: 1) sử dụng email cho các hoạt động thương mại như giao kết

hợp đồng, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm và doanh nghiệp, giao dịch với khách hàng, chăm sóc khách hàng… 2) xây dựng và vận hành website của doanh nghiệp; 3) tham gia các sàn thương mại điện tử; 4) sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt; 5) bảo vệ thông tin cá nhân.

lực và hạ tầng, giao dịch B2C, giao dịch B2B và giao dịch G2B. Thành phố Hà Nội đứng đầu về chỉ số trong hai năm liền với 61,7 điểm trong năm 2013, TP.HCM đứng thứ hai với 58,9 điểm. Điểm trung bình này phản ánh tỷ lệ doanh nghiệp chưa có website (57%) còn cao hơn nhiều so với doanh nghiệp có website (43%). Mặt khác, với các doanh nghiệp đã có website thì chất lượng và hiệu quả do website mang lại cũng chưa lớn. Sự hỗ trợ khách hàng sử dụng các phương tiện thanh toán chưa cao. Các doanh nghiệp cũng chưa chú trọng thoả đáng tới việc bảo vệ thông tin cá nhân trong các giao dịch trực tuyến. Kết quả điều tra cho thấy các doanh nghiệp đã chú ý hơn tới hoạt động quảng bá cho website và sử dụng nhiều phương tiện khác nhau cho hoạt động này. 48% website TMĐT đã tích hợp thanh toán online. Công cụ tìm kiếm tiếp tục là phương tiện được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhất (43%), báo điện tử đứng thứ hai (40%). Các mạng xã hội được sử dụng ở mức cao để quảng bá website và tỷ lệ các doanh nghiệp sử dụng phương tiện này (37%) đã tiệm cận với tỷ lệ quảng bá trên các báo điện tử. Tuy nhiên, tỷ lệ các doanh nghiệp chưa sử dụng bất cứ hình thức nào để quảng bá cho website của mình vẫn chiếm tới 15%, bằng với tỷ lệ của năm 2012. Tỷ lệ các doanh nghiệp tham gia các sàn thương mại điện tử của năm 2013 là 12% và có tới 33% doanh nghiệp cho rằng tham gia các sàn TMĐT mang lại hiệu quả cao.

Năm 2013 điểm trung bình của nhóm chỉ số nguồn nhân lực và hạ tầng ICT là 61,5 với điểm số của tỉnh cao nhất là 76,0 và của tỉnh thấp nhất là 51,3. Kết quả này phản ảnh nguồn nhân lực của Việt Nam đã sẵn sàng cho việc ứng dụng TMĐT. Đồng thời, hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông đã cơ bản đáp ứng nhu cầu triển khai thương mại điện tử ở hầu hết các địa phương.

Bên cạnh đó, sự phát triển của thiết bị di động đã mở ra một thị trường kinh doanh đầy tiềm năng. Một số doanh nghiệp đã bắt kịp xu hướng, xây dựng những ứng dụng mua sắm trên nền tảng di động (smartphone) để tiếp cận khách hàng nhanh và đơn giản nhất. Việc sử dụng mạng xã hội hiệu quả cũng cho phép doanh nghiệp đến gần với khách hàng với chi phí vô cùng thấp, nhờ đó xây dựng được cộng đồng người mua, bán rộng lớn và mở rộng quan hệ.

Dù được xem là có tiềm năng phát triển, nhưng tình trạng của các đơn vị kinh doanh bán lẻ trực tuyến hiện nay vẫn đang cạnh tranh giá rẻ, khuyến mãi, điều này được xem là cách làm trái ngược với xu hướng kinh doanh TMĐT ở các nước phát triển. Bên cạnh đó, những vấn đề hàng đầu mà doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến muốn thành công phải giải quyết được đó là làm sao để đảm bảo tốt đội ngũ chăm sóc khách hàng, dịch vụ giao hàng, số lượng hàng hóa, nhận lại tiền mặt... để từng bước xây dựng lòng tin ở khách hàng, thay đổi nhận thức và thói quen mua sắm của người Việt. Vấn nạn lừa đảo qua mạng, thực hiện các hành vi gian lận thương mại, cạnh tranh không lành mạnh, bán sản phẩm kém chất lượng, hàng giả hàng nhái… trên website bán hàng trực tuyến cũng có tác động tâm lý tiêu cực đến việc lựa chọn mua sắm trực tuyến của người dân.

Ngoài ra, tỷ lệ thanh toán điện tử còn thấp cũng là một hạn chế đối với hoạt động mua bán trực tuyến. Theo báo cáo TMĐT Việt Nam năm 2013, tỷ lệ thanh toán trực tuyến cho các đơn hàng chỉ chiếm 19% trên tổng 72 triệu thẻ ATM được phát hành, những thanh toán còn lại chủ yếu là giao dịch bằng tiền mặt khi nhận hàng (COD). Nguyên nhân là do người tiêu dùng lo ngại chất lượng mua hàng trên TMĐT. Một nguyên nhân khác nữa là do lượng người đăng kí sử dụng giao dịch trực tuyến tại ngân hàng rất ít, chỉ đạt khoảng 3 triệu thẻ ATM trong số 72 triệu thẻ ATM phát hành. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng thanh toán điện tử và TMĐT cũng còn nhiều rủi ro và hạn chế nên chưa thúc đẩy được người tiêu dùng an tâm thanh toán điện tử. Do đó, thị trường cần sớm có các chính sách và giải pháp để giải quyết mâu thuẫn này nhằm đảm bảo tính bền vững cho các hoạt động TMĐT.

Nhìn chung, doanh thu, thị phần của thương mại điện tử còn khá khiêm tốn so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong nước nhưng tiềm năng thị trường lại là một động cơ thể hiện qua nhãn quan đầu tư của những nhà đầu tư nước ngoài. Hiện nay hệ thống bán lẻ truyền thống vẫn chưa chiếm giữ toàn bộ thị trường bán lẻ Việt Nam, đó là lý do vì sao TMĐT, điển hình là mô hình chợ điện tử chắc chắn sẽ có triển vọng, nhất là khi mô hình này mở rộng được đến thị trường nông thôn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng mua lẻ trực tuyến qua các website bán hàng chuyên nghiệp khu vực TPHCM (Trang 43)