Chiến lược giá cả cạnh tranh trực tuyến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng mua lẻ trực tuyến qua các website bán hàng chuyên nghiệp khu vực TPHCM (Trang 84)

Giá cả là khâu cạnh tranh khá gay gắt trong bán hàng trực tuyến. Internet hỗ trợ khách hàng dễ dàng so sánh giá của những mặt hàng cùng loại nên những mặt hàng có giá thấp nhất sẽ bán chạy nhất. Doanh nghiệp có thể áp dụng các chiến lược giá sau:

Sử dụng chính sách định giá cạnh tranh: Doanh nghiệp có thể áp dụng chiến lược định giá lỗ trong một thời hạn nhất định để câu khách giả định rằng một mặt hàng bán thấp hơn giá trị thị trường sẽ khuyến khích khách hàng mua nhiều hơn về tổng thể. Khi đó, người bán có cơ hội bán thêm, lấy số lượng bù vào tổn thất và tăng tổng giá trị giỏ hàng. Mục tiêu cuối cùng là phải hy sinh lãi của một mặt hàng để tạo ra lợi nhuận từ phần còn lại của các sản phẩm bán ra (ví dụ như ngũ cốc giá rẻ, sữa đắt tiền).

Biết lợi điểm bán hàng độc nhất của mình (Unique Selling Proposition – USP): mỗi doanh nghiệp phải tìm ra và tận dụng lợi thế khác biệt nhất của mình để xác định giá trị và thị trường mục tiêu của họ. Yếu tố độc nhất có thể là dịch vụ khách hàng xuất sắc, vận chuyển miễn phí hoặc hay sản phẩm không thể tìm thấy bất cứ nơi nào khác...

Xây dựng chiến lược tiếp thị hay quảng cáo gắn với các chương trình cụ thể vào đúng thời điểm và đúng đối tượng mục tiêu. Ví dụ cam kết trích một số tiền trên mỗi sản phẩm bán ra để làm từ thiện hoặc kèm quà tặng, khiến cho sự chênh lệch giá cả không còn quá quan trọng với khách hàng, nhờ đó kích thích được doanh số bán ra.

Phát triển các sản phẩm độc đáo, khi đó sản phẩm sẽ không bị so sánh về giá.

Tạo một gói cung cấp: sản phẩm trọn gói hoặc kèm các dịch vụ. Ví dụ trọn bộ bột giặt và dầu xả với giá ưu đãi hơn so với mua lẻ từng món. Chiến lược này là hình thức nhằm khai thác "lòng tham" của khách hàng, thường bị thu hút với các gói sản phẩm đính kèm hấp dẫn mà mức giá chỉ tính một.

Ngoài ra, doanh nghiệp nên tận dụng lợi thế bán hàng trực tuyến để cắt giảm chi phí mặt bằng, kho bãi, chi phí giao dịch, nhân công để hạ giá thành sản phẩm; thiết lập quan hệ tốt với các nhà cung ứng thứ ba để giảm thiểu chi phí đầu vào.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng mua lẻ trực tuyến qua các website bán hàng chuyên nghiệp khu vực TPHCM (Trang 84)